Nghiên cứu quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân thành phố Vinh

MỤC LỤC

Quy trình chung xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện

Dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công và trực tiếp chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân soạn thảo. Căn cứ vào tính chất, nội dung của dự thảo quyết định, chỉ thị, cơ quan soạn thảo tổ chức kấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định, chỉ thị. Cơ quan, tổ chức hữu quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo quyết định, chỉ thị.

Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định, chỉ thị thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến, địa chỉ nhận ý kiến và dành ít nhất năm ngày, kể từ ngày tổ chức. Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân huyện phải được niêm yết tại trụ sở của cơ quan ban hành và những địa điểm khác do Uỷ ban nhân dân quyết định.

Tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh

Khái quát về thành phố Vinh

QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VINH. Tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh

Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cập giáo dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề, tổ chức các trường mầm non, thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo việc xoá mù chữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử. Quản lý các công trình công cộng được phân; hướng dẫn về các phong trào văn hoá, hoạt động của các trung tâm văn hoá - thông tin, thể dục thể thao; bảo vệ và phát huy giá trị các khu di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh do thành phố quản lý. Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y tế; trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân; phòng chống dịch bệnh; bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; bảo vệ và chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương. Tổ chức thực hiện và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân.

Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh

    Thống nhất các bước thực hiện nhằm mục đích xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh, bao gồm: Quyết định, Chỉ thị để thi hành Hiến pháp, Luật, văn bản của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm thực hiện chức năng quản lý và điều hành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn thành phố. Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, các phòng, ban ngành, cơ quan, đơn vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, lập danh mục theo biểu mẫu (BM-TP-05) các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Uỷ ban nhân dân thành phố đưa vào “Chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật ” gửi phòng Tư pháp thành phố để tổng hợp. Phòng Tư pháp tổng hợp danh mục các văn bản quy phạm pháp luật theo kiến nghị của các phòng, ban ngành, đơn vị để lập “Chương trình ban hành các văn bảnquy phạm pháp luật” thuộc thẩm quyền ban hành của Uỷ ban nhân dân thành phố cho năm kế tiếp trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt.

    Trong trường hợp có những văn bản quy phạm pháp luật cần ban hành nhưng chưa có trong Chương trình đã được phê duyệt, hoặc trong trường hợp cần thiết khác, các phòng, ban, đơn vị có trách nhiệm phối hợp với phòng Tư pháp kiến nghị Uỷ ban nhân dân thành phố điều chỉnh “Chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật ”. Chậm nhất là 03 ngày, kể từ ngày ký ban hành, bộ phận phôtô, văn thư của Văn phòng phải sao gửi văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát; các cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan để thực hiện.

    Thực trạng thực hiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh

    Số lượng văn bản

    - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thay mặt Uỷ ban nhân dân ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bộ phận văn thư (thuộc Văn phòng) ghi số (vào sổ), ký hiệu, ngày/ tháng/ năm ban hành, đóng dấu văn bản quy phạm pháp luật. Việc đánh số thứ tự phải bắt đầu từ số 01 theo từng loại văn bản cùng với năm ban hành loại văn bản đó.

    - Ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân được sắp xếp như sau: Số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của loại văn bản- Uỷ ban nhân dân. Văn bản quy phạm pháp luật được lưu trữ tại bộ phận lưu trữ thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh.

    Thực tế thực hiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh

    Hàng năm Uỷ ban nhân dân thành phố giao cho văn phòng Uỷ ban nhân dân, phòng Tư pháp phối hợp với các phòng ban chuyên môn lập dự kiến danh mục các văn bản quy phạm pháp luật cần ban hành. Trong chương trỡnh này đó xỏc định rừ cỏc văn bản trọng tõm cần được ban hành trong từng quý; xỏc định rừ hỡnh thức, trích yếu nội dung văn bản cần ban hành; phân công phòng, ban chịu trách nhiệm chủ trì soạn thảo hoặc biên tập dự thảo, hoặc bộ phận chuyên viên phụ trách lĩnh vực của văn phòng Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm soạn thảo; phân công các phòng ban, bộ phận chuyên viên, tham gia soạn thảo, đóng góp ý kiến dự thảo văn bản; phân công cho phòng Tư pháp của Uỷ ban nhân dân thành phố tiến hành thẩm định về mặt pháp lý dự thảo văn bản và lập hồ sơ, thủ tục trình ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Căn cứ vào nội dung cụ thể của từng văn bản mà việc lấy ý kiến đóng góp được thực hiện trong nội bộ của Uỷ ban nhân dân thành phố hoặc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trên địa bàn thành phố.

    Đồng chí trưởng phòng là người trực tiếp chỉ đạo việc thẩm định này, tuỳ thuộc vào từng văn bản mà giao cho một chuyên viên của phòng thẩm định, rồi lập báo cáo thẩm định gửi lại cho phòng, ban đã soạn thảo dự thảo văn bản. Để quy trình này được thực hiện tốt hơn nữa, Uỷ ban nhân dân thành phố cần yêu cầu Ban chỉ đạo ISO tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hơn nữa hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh.

    Một số kết quả đạt được

    Trong quá trình nghiên cứu văn bản cho thấy; những văn bản được ban hành trước năm 2006, phần lớn các văn bản đều mắc các lỗi về thể thức như: thẩm quyền ban hành văn bản ghi liền sau tên loại văn bản, đóng dấu trùm lên cả chũ ký, căn lề văn bản tuỳ tiện không theo một chuẩn mực nào, số và ký hiệu văn bản ghi chưa rừ,…Từ năm 2006, văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh hầu như không có sai sót nào về thể thức. Với phương diện là một phương thức chủ yếu để quản lý nhà nước, quản lý kinh tế- xã hội, hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cần được đặt đúng vị trí, vai trò của nó. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó, công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh, trong giai đoạn hiện nay để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công cuộc cải cách hành chính nhà nước mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền vững mạnh theo các Nghị quyết của Đảng, của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

    Căn cứ vào tình hình hoạt động cụ thể của từng địa phương mà địa phương tự xây dựng cho cấp mình một quy trình riêng, tuy nhiên so với quy trình chung xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện thì quy trình này còn trải qua một vài bước trung gian không cần thiết. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao, cán bộ nghiên cứu trực tiếp sẽ có cơ hội hiểu sâu sắc các quy định của pháp luật vầe văn bản quy phạm pháp luật nên họ sẽ có những sáng kiến mới để cải tiến, hoàn thiện quy trình hơn.