MỤC LỤC
Phát biểu quy luật về lợi thế tương đối của Ricardo: “Các nước không có lợi thế song song về bất kỳ hàng hoá nào vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế và thu được lợi ích khi các nước này chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất nó là ít bất lợi nhất hoặc có lợi thế tương đối - biểu hiện dưới hình thức chi phí so sánh thấp nhất - và nhập khẩu hàng hoá có tình trạng ngược lại”. Lợi thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác). Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa.
Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại quốc tế. Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1970 Paul Samuelson đã viết: "Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học. Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình.".
• Lao động có thể chuyển dịch tự do chỉ trong một quốc gia nhưng không có khả năng chuyển dịch giữa các quốc gia. Theo quy luật này, ngay cả một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai sản phẩm vẫn có lợi khi giao thương với một quốc gia khác được coi là có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai sản phẩm.
Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã điều chỉnh chiến lược đổi mới kinh tế khác nhau và Đại hội VI Đảng (12/1986) đánh dấu một bước ngoặt cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mới toàn diện của đất nước của chúng ta về tư tưởng, tổ chức và cán bộ, hệ thống hành chính, kinh tế, hệ thống chính trị và các lĩnh vực khác trong xã hội. Các sáng kiến đưa ra vào năm 1986 nên được xem là một mốc quan trọng cho sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ .Việt Nam đã dần dần mở rộng xuất nhập khẩu các thị trường và các đối tác thương mại theo hướng đa phương hóa quan hệ. Những thành công của thương mại nước ngoài của Việt Nam được trưng bày bằng số liệu thống kê trong bốn.
Do tốc độ tăng trưởng ở mỗi thời kỳ của XK và NK có sự ngược nhau về xu hướng nên ảnh hưởng đến cân đối thương mại.
Quy mô XNK còn quá nhỏ bé so với các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Cơ cấu mặt hàng XK của Việt Nam còn trong tình trạng lạc hậu, chất lượng thấp, sức cạnh tranh yếu. Hàng XK Việt Nam chủ yếu là hàng nguyên liệu, hàm lượng khoa học công nghệ thấp, do đó chịu nhiều thua thiệt trong buôn bán quốc tế.
Thị trường ngoại thương Việt Nam còn bấp bênh, chủ yếu là thị trường các nước trong khu vực và các thị trường qua trung gian, còn thiếu những hợp đồng lớn và dài hạn. Công tác quản lý hoạt động XNK còn thiếu đồng bộ và nhất quán, khi thì cứng nhắc, thủ tục rườm rà, khi thì buông lỏng, dễ dãi. Trong hoạt động XNK nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa giữ được chữ tín với bạn hàng nước ngoài, nhiều khi giao hàng không đúng chất lượng quy định, bị phạt hợp đồng gây hậu quả nghiêm trọng.
Trình độ nghiệp vụ ngoại thương của nhiều cán bộ còn non yếu Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại đang là vấn đề “ quốc nạn” cần sớm được giải quyết có hiệu quả. Tuy cơ chế, chính sách đang được tiếp tục đổi mới theo hướng nới lỏng sự can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực buôn bán quốc tế, nhưng hiện tại cơ chế, chính sách cũng như việc tổ chức thực thi lại đang bộc lộ không ít bất cập, đòi hỏi phải tiếp tục tháo gỡ. Ví dụ: các văn bản hướng dẫn còn thiếu, không kịp thời, chỉ đạo thực hiện quá chung chung, thiếu cụ thể.
Điều đó đang làm cản trở, gây thiệt hại không nhỏ cho cả Nhà nước và các nhà kinh doanh trong và ngoài nước.