Đền Hùng và ảnh hưởng của nó đối với đời sống kinh tế và tín ngưỡng của người dân xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

MỤC LỤC

Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ- trung tâm di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng

Thời Hùng Vương vùng đất đai xã Hy Cương thuộc huyện Chu Diên, Bộ Văn Lang, đến thế kỉ thứ VI thuộc Phong Châu, Thừa Hóa quận gọi tắt là Phong Châu. Thời Trần (thế kỉ XIII- XIV) thuộc huyện Sơn Vi, châu Thao Giang, lộ Tam Giang Thời Lê (thế kỉ XV-XVIII) thuộc huyện Sơn Vi, phủ Lâm Thao, trấn Sơn Tây. Dưới thời Nguyễn (thế kỉ XIX) trấn đổi thành tỉnh, do đó xã Hy Cương thuộc huyện Sơn Vi, phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây.

Năm 1903, tỉnh Hưng Hóa đổi tên thành tỉnh Phú Thọ, xã Hy Cương thuộc tổng Xuân Lũng, huyện Sơn Vi, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Tháng 3/1968 hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ sáp nhập thành tỉnh Vĩnh Phú, xã Hy Cương thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Vĩnh Phú (xã Hy Cương có một thôn Cổ Tích). Năm 1978 theo quyết định của Hội đồng bộ trưởng, hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh sáp nhập thành huyện Phong Châu, do đó xã Hy Cương thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú.

Hiện nay, đơn vị hành chính xã Hy Cương được chia thành 8 khu được gọi tên theo số thứ tự từ khu 1 đến khu 8. Hệ thống các di tích trong khu di tích lịch sử Đền Hùng trên địa bàn xã đã chứng minh cho sự độc đáo của một vùng đất Tổ với nhiều tín ngưỡng từ thời xa xưa.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Trước khi Đền Hùng xuất hiện ở khu vực mà ngày nay là khu di tích lịch sử Đền Hùng, thì nơi đây cách ngày nay hàng ngàn năm, đã có một vị trí đặc biệt ở giữa- cả về mặt địa bàn lịch sử xã hội- vùng tụ cư và khởi nghiệp của cộng đồng cư dân và văn hóa trung tâm, đứng đầu một đất nước ở thời đại Hùng Vương- chính là khu vực về sau và bây giờ đang được gọi là “khu vực lịch sử văn hóa Văn Lang”, “Đất Tổ Hùng Vương”, “Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng”. Tới tận thế kỷ thứ X, khi đất nước giành được độc lập, sự cố gắng phục hưng đất nước, phục hưng văn hóa dân tộc của các vương triều Lý- Trần, đã đưa đất nước bước vào thời kỳ mới của lịch sử- thời phục hưng của văn hóa Thăng Long. “Cổ Tích ” trên đất đai của mình và tạo ra trên đỉnh cao thiêng liêng một ngọn núi Cả, một công trình xây dựng để đồng nhất với thờ Trời, thờ Núi với việc thờ tổ tiên- Vua Hùng, mà “Kính Thiên Lĩnh Điện” là tên gọi được mỹ tự hóa.

Bản ngọc phả Đền Hùng viết thời Trần, năm Hồng Đức nguyên niên đời Lê Thánh Tông (1470) soạn lại, và năm Hoàng Định thứ nhất đời Lê Kính Tông (1601) sao chép, nói rằng trên núi Nghĩa Lĩnh có mộ Vua Hùng thứ 6, Đền Thượng, hai cột đá thề của Thục Phán, Đền Trung, Đền Hạ, chùa. Tương truyền thời Hùng Vương, Vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghiã Lĩnh để tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt nhân khang vật thịnh. Với hơn 700 hiện vật gốc trên tổng số hơn 3000 hiện vật có trong bảo tàng, 162 bức ảnh, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, một nhóm tượng lớn và nhiều hiện vật khác được trưng bày đã khắc họa chủ đề tổng quát: từ văn minh nông nghiệp, các Vua Hùng dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch sử (bao gồm: Vĩnh Phú, một phần Hà Tây cũ và Hà Nội ngày xưa).

Thăm viếng đền Hùng và tham quan Bảo tàng Hùng Vương, người Việt Nam có được một dịp ôn lại truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, hiểu sâu sắc hơn về thời đai các Vua Hùng dựng nước và tấm lòng toàn dân tộc đến với đền Hùng. Nhằm quy tụ các giá trị văn hóa tâm linh thời đại các Vua Hùng và tưởng nhớ công ơn các bậc thủy tổ đã có công khai thiên lập quốc, đền thờ cha Lạc Long Quân là một thiết chế văn hóa mới nằm trong quần thể Di tích lịch sử đền Hùng được khởi công xây dựng ngày 26 tháng 3 năm 2007 tại đồi Sim, xã Chu Hóa, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và khánh thành vào ngày 29 tháng 3 năm 2009 đúng vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Kỷ Sửu.

ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HY CƯƠNG – VIỆT TRÌ- PHÚ THỌ

Về hiểu biết các sự tích liên quan đến sự tích Đền Hùng

Đa số các đối tượng cho rằng Đền Hùng là nơi thờ Vua Hùng cũng bởi lí do trên Đền Hùng thì nhân vật được thờ tự chính là các Vua Hùng. Có 30% học sinh chọn đáp án đúng đền Trung là nơi Vua Hùng họp bàn việc nước cùng các Lạc hầu, Lạc tướng; nơi Lang Liêu dâng bánh chưng, bánh dày; nơi thờ Vua Hùng. Nhiều người chọn đáp án thờ thần núi là do đây đầu tiên Vua Hùng tiến hành các nghi lễ để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng được tốt tươi, nhân khang vật thịnh.

Các di tích đều có những nhân vật nổi tiếng và gắn với nhiều truyền thuyết được lưu truyền như truyền thuyết về bọc trăm trăm trứng, truyền thuyết Tiên Dung công chúa…Chính sự đậm đặc của các truyền thuyết khiến cho người dân được tiếp xúc và ghi nhớ nhiều hơn. Đối tượng học sinh thì thường đi các di tích trong khu di tích lịch sử Đền Hùng: đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, đền Giếng , lăng Tổ, chùa Thiên Quang, đền Lạc Long Quân, đền Mẫu Âu Cơ (65%). Hai đối tượng người già và người trung tuổi thì thường đi hết các di tích trong khu di tích lịch sử Đền Hùng, kể cả chùa Am Đường (100%).

Đối tượng học sinh và người trung tuổi có đáp án đúng chiếm tỉ lệ cao, cột đá thề là sự tích Thục Phán nhớ ơn Vua Hùng đã nhường ngôi (35- 85%). Truyền thuyết về thời Hùng Vương cũng những sự tích có được sống mãi cùng dân tộc hay không là nhờ sự giữ gìn, lưu truyền của thế hệ này. Tại làng Cổ Tích (xã Hy Cương) có rước bát bửu, rước thần… Còn lại người dân đi nhỏ lẻ, có thể tự sắm lễ để dâng lên các đền để bày tỏ tấm lòng thành kính của có mình.

Xuất phát từ đình thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, kiệu bát cống và kiệu văn rước hạt lúa thần - vật tượng trưng cho sự ấm no và công đức các vua Hùng - được 20 thanh niên ghé vai khiêng lên đến đền Thượng, nơi sẽ diễn ra lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng. Khi được hỏi về những điệu hát hay những trò chơi về thời Hùng Vương và dịp lễ hội Đền Hùng thì mọi người đều có những hiểu biết cụ thể. Người già biết nhiều các trò chơi hơn bởi có những trò chơi từ xa xưa trong lễ hội Đền Hùng nhưng ngày nay thì không còn tổ chức nữa như trò đu tiên.

Như vậy qua khảo sát cho thấy mức độ hiểu biết về các truyền thuyết và các di tích trong khu di tích lịch sử Đền Hùng cuả người dân Hy Cương là tương đối cao. Biết bao truyền thuyết tuyệt vời trong sáng đầy chất hào hùng về thời các Vua Hùng đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác, khắc sâu trong tâm khảm những con người nơi đây. Điều đó chứng tỏ Đền Hùng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của họ: Đền Hùng là trốn thiêng liêng, nơi thờ tự các Vua Hùng- tổ tiên của dân tộc.