Ảnh hưởng của các rào cản xuất khẩu đối với ngành hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

MỤC LỤC

Khái niệm và phân loại rào cản trong xuất khẩu hàng dệt may a) Khái niệm

Theo hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) khái niệm hàng rào được thừa nhận như một thoả thuận rằng “không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng hoá xuất khẩu của mình, hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khoẻ con người, động và thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để ngăn. Theo hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật của WTO, các biện pháp vệ sinh động thực vật bao gồm tất cả luật, nghị định, quy định, yêu cầu và thủ tục, kể các các tiêu chí sản phẩm cuối cùng; các quá trình và phương pháp sản xuất, thử nghiệm, thanh tra; xử lý kiểm dịch kể cả các yêu cầu gần với việc vận chuyển động vật hay thực vật hay gắn với các nguyên liệu cần thiết của chúng trong khi vận chuyển; thủ tục lấy mẫu; các yêu cầu đóng gói và nhãn mác liên quan trực tiếp đến an toàn thực phẩm.

Tác dụng của các rào cản

 Các rào cản về đầu tư (hạn chế tỷ lệ góp vốn hạn chế hoạt động kinh doanh của các công ty nước ngoài).  Các rào cản chống cạnh tranh. a) Bảo vệ việc làm. Để ổn định tình hình xã hội nhằm đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp và tạo việc làm cho người lao động trong nước, các quốc gia đã sử dụng các biện pháp khác nhau để hạn chế nhập khẩu. Các biện pháp thường được sử dụng là thuế quan nhập khẩu cao, sử dụng hạn ngạch bên cạnh đó là các thuế chống trợ cấp và thuế chống phá giá. Ngoài ra còn có thể áp dụng các biện pháp khác như trợ cấp cho ngành sản xuất trong nước, sử dụng các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá nhập khẩu và cả những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại nước đó để một mặt hạn chế hàng hoá một mặt bảo vệ người lao động. b) Bảo vệ người tiêu dùng. Ngày nay trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng hàng hoá và dịch vụ, người tiêu dùng cũng quan tâm hơn đến vấn đề sức khoẻ và sự an toàn hơn là vấn đề đắt rẻ. Trong xu thế toàn cầu hoá hàng hoá của các nước có thể xuất khẩu đi khắp nơi chính vì vậy, khi có dịch bệnh thì rất dễ lây lan toàn cầu. Chính phủ các nước cần có biện pháp để cấm hoặc hạn chế các sản phẩm có hại thông qua các rào cản như thuế, các biện pháp hạn chế định lượng, các hàng rào về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, các quy tắc về xuất xứ..Với hàng rào đa dạng và thường rất nghiêm ngặt đã bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng trong nước. c) Bảo hộ sản xuất trong nước. Do yêu cầu phát triển ngành sản xuất nội địa nên các quốc gia dành cho các nhà sản xuất trong nước các ưu đãi hơn nước ngoài do đó đã đưa ra các cản. trở đối với hàng nhập khẩu vào nước mình. Sản phẩm nông nghiệp và dệt may là những ngành được bảo hộ cao nhất bởi tầm quan trọng của an ninh lương thực, thực phẩm và việc làm trong ngành nông nghiệp và dệt may. Việc sử dụng trợ cấp và hạn chế nhập khẩu là các biện pháp mà các nước công nghiệp phát triển thường áp dụng với các nước đang phát triển. d) Bảo vệ an ninh quốc gia. Vấn đề an ninh quốc gia luôn đòi hỏi phải sử dụng các biện pháp cấm nhập khẩu đối với một số hàng hoá liên quan như vũ khí, chất nổ (chỉ có Chính phủ mới được phép nhập khẩu hàng hoá liên quan đến quốc phòng). Ngành công nghiệp máy móc thiết bị chuyên dùng cho in tiền, cho thu và phát các tín hiệu vệ tinh và một số ngành sản xuất khác cũng phải sử dụng một số biện pháp rất nghiêm ngặt. e) Bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững là mục tiêu mà các quốc gia đều hướng tới vì vậy các nước đặt ra các tiêu chuẩn và các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường. Mỗi quốc gia có những quy định không giống nhau chính vì vậy nó đã trở thành rào cản trong thương mại quốc tế. Có 3 nhóm biện pháp chủ yếu:.  Các quy định về môi trường bên ngoài lãnh thổ biên giới, chẳng hạn các quy định cấm nhập khẩu tôm cá được đánh bằng lưới quét để ngăn ngừa các nguy cơ làm tuyệt chủng loài rùa. Quy định về cấm dùng thuốc nhuộm vải có chứa azo.  Các quy định liên quan trực tiếp đến môi trường như quy định về bao gói, phế thải bao bì, quy định về tiêu chuẩn tàu biển được phép nhập cảng, quy định về sản phẩm từ lông thú, da thú..  Các quy định liên quan gián tiếp đến môi trường nhưng liên quan trực tiếp đến vệ sinh, an toàn thực phẩm như quy định về hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa.. f) Thực hiện mục đích chính trị.

Trung Quốc

 Yêu cầu cơ quan tư pháp của Hoa Kỳ can thiệp: Khi không đồng ý với phán quyết trong các vụ kiện bán phá giá hàng dệt may Trung Quốc luôn nhờ cơ quan tư pháp của Hoa Kỳ can thiệp và tiến hành khởi kiện lại để bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp dệt may trong nước tới cùng.  Đào tạo cán bộ: Để có thể xử lý vấn đề bán phá giá và chống bán phá giá một cách có hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế, Trung Quốc rất coi trọng việc đào tạo một đội ngũ cán bộ chuyên trách có trình độ cao, đồng thời thường xuyên tuyên truyền cho các doanh nghiệp có những hiểu biết nhất định về quyền cũng như nghĩa vụ của họ với việc tiến hành điều tra áp thuế chống bán phá giá.

Một số nước ASEAN

Theo quy định trong Hiệp định chống bán phá giá của WTO, Trung Quốc có hướng dẫn các doanh nghiệp về vấn đề chủ yếu có liên quan như tư cách đại biệu của bên khiếu kiện, tự xác định xem có hành vi bán phá giá hay không, biên độ bán phá giá, thời gian bán phá giá. Vì Thái Lan là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới nên các rào cản của Hoa Kỳ đặt ra đối với hàng dệt may của Thái Lan có nhiều điểm khác Việt Nam và cách thức vượt rào cản của Thái Lan cũng khác.

Một số bài học kinh nghiệm với Việt Nam

Kinh nghiệm của cỏc nước cho thấy, cần phải xỏc định rừ việc đối phú và tìm cách vượt rào cản của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may là việc mà các doanh nghiệp cần chủ động. Một mặt doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các rào cản của Hoa Kỳ, mặt khác doanh nghiệp cũng cần để nghị cơ quan Nhà nước giúp đỡ mình vượt qua các rào cản đó.

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN HOA KỲ ĐẶT RA ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM

Thị trường Hoa Kỳ

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN HOA KỲ ĐẶT RA ĐỐI VỚI. Hoa Kỳ là một cường quốc kinh tế , người dân có thu nhập cao , vì vậy mua sắm đã trở thành nét không thể thiếu trong văn hoá hiện đại của nước này. Mua quần áo tại các cửa hàng thời trang hay các trung tâm thương mại đã trở thành thói quen với họ. Chính vì vậy họ sẽ có cơ hội tiếp xúc với các hàng hoá mới, nếu các hàng hoá đó để lại ấn tượng xấu thì sẽ khó có cơ hội quay trở lại. Khi xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ các doanh nghiệp cũng nên chú ý sở thích của người dân Hoa Kỳ ở các vùng khác nhau. Người miền Bắc chuộng màu ấm cúng như đỏ, nâu… trong khi người miền Nam thích các gam màu mát như xanh dương, trắng, nâu nhạt. Nhưng nhìn chung đối với các sản phẩm dệt may người Hoa Kỳ khá dễ tính. Nói tóm lại, chất lượng, sự tiện lợi, nét độc đáo và giá cả là những yếu tố ưu tiên trong thứ tự cân nhắc quyết định mua sản phẩm dệt may của người dân tại Hoa Kỳ. b) Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn từ đầu năm do phải chịu sức ép từ các đối thủ cạnh tranh như: ấn Độ, Bănglađét, Pakixtan,… những nước này đã được Hoa Kỳ dỡ bỏ hạn ngạch trong năm nay đã xuất khẩu tăng trưởng ồ ạt vào Hoa Kỳ, Việt Nam vẫn duy trì được thị phần tại Hoa Kỳ.

Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Kim ngạch xuất khẩu của Vinatex (triệu USD). Tỷ trọng Vinatex/toàn. Nguồn: Bộ Thương mại Việt Nam và Ban kế hoạch - đầu tư Vinatex. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu của cả Vinatex và toàn ngành có giảm đi một chút, do nhiều hợp đồng bị đổ vỡ vì sự chậm trễ trong ký kết và thực hiện hiệp định Thương mại song phương giữa hai nước. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy trong tổng khối lượng sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ thì các sản phẩm của Vinatex chiếm một tỷ trọng khá lớn, đặc biệt năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của Vinatex chiếm gần. b) Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ sau ký Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ được chia làm 2 loại có hạn ngạch và không có hạn ngạnh, trong các loại mặt hàng có hạn ngạch lại được chia ra thành hàng cấp visa theo thông báo giao hạn ngạch và hàng cấp visa tự động (loại này có chủng loại mặt hàng đa dạng nhất và cũng nhiều nhất).

Bảng 2.1: Xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ từ 1997 - 2001
Bảng 2.1: Xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ từ 1997 - 2001

Rào cản thứ nhất: Hàng rào thuế quan

 Cột 2: Cột thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN) được áp dụng đối với nhứng nước chưa phải là thành viên của WTO và chưa ký Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ như Cuba. Mức thuế Non-MFN được ghi trong cột 2 của biểu thuế điều hoà HTS của Hoa Kỳ. Luật pháp Hoa Kỳ cho chủ hàng được chủ động xếp ngạch thuế theo kê khai, do đú người nhập hàng cần phải nắm rừ nguyờn tắc xếp loại. Trước khi xếp ngạch thuế, phải cố tìm được sự mô tả chính xác của món hàng trong biểu thuế nhập khẩu. Trong trường hợp món hàng có từ 2 bộ phận có mã số thuế khác nhau, thì phải dựa vào đặc tính chủ yếu của món hàng để xếp loại. Nếu dựa vào đặc tính chủ yếu cũng không xếp loại được, thì áp dụng nguyên tắc xếp loại theo mặt hàng gần với mặt hàng được mô tả trong biểu thuế. Nếu cũng không được thì xếp theo mục đích sử dụng của mặt hàng. Trường hợp mặt hàng có nhiều đặc tính sử dụng thì xếp loại theo đặc tính sử dụng chính. Đối với vải khi xếp loại sẽ được áp dụng theo nguyên tắc cân lượng. Ví dụ, vải được dệt từ hai loại sợi cotton và polyester, nếu sợi cotton chiếm tỷ lệ lớn hơn thì xếp vào mã số thuế của vải cotton, ngược lại thì xếp vào mã số thuế của polyester. c) Định giá tính thuế nhập khẩu. Nguyên tắc chung là đánh thuế hàng nhập khẩu nói chung và hàng dệt may nói riêng là đánh thuế theo giá giao dịch, nhưng giá giao dịch ở đây không phải là giá trên hoá đơn mà phải cộng thêm nhiều chi phí khác, như tiền đóng gói, tiền hoa hồng cho trung gian nếu ngươì mua phải trả, tiền máy móc thiết bị của nhà nhập khẩu cung cấp cho nhà sản xuất để giúp nhà sản xuất làm ra các món hàng cần đặt, tiền lệ phí bản quyền, tiền thưởng thêm cho người bán nếu có.

Bảng 2.3:Biểu thuế quan điều hoà của Hoa Kỳ với một số mặt hàng dệt may  xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam năm 2005
Bảng 2.3:Biểu thuế quan điều hoà của Hoa Kỳ với một số mặt hàng dệt may xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam năm 2005

Rào cản thứ hai: Các biện pháp hạn chế định lượng

Ví dụ như tháng 5/2002 Hoa Kỳ cấm nhập khẩu các sản phẩm dệt được cho là chế tạo bởi các công ty Campuchia G.T Garment (Cambodia) Co., Ltd, Kao Sing Co., Ltd và Horus Industrial Corporation trong hai năm vì những công ty này đã bị phát hiện là đã thực hiện sang tàu trái pháp luật, đã đóng cửa, và. hoạt động xuất khẩu hàng dệt may vi phạm lụât pháp quốc tế và Hoa Kỳ thì cũng bị cấm nhập khẩu. b) Hạn ngạch nhập khẩu. Các hạn ngạch cụ thể cũng có thể điều chỉnh hàng năm bằng cách mượn trước (vay một phần hạn ngạch của năm sau) hoặc chuyển tiếp (sử dụng những phần hạn ngạch chưa dùng của năm trước). Không hạn ngạch nào được phép điều chỉnh quá 11%/ năm. Việc áp đặt hạn ngạch xuất khẩu đối với hàng dệt may của Hoa Kỳ đã cản trở khả năng tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này. Khả năng tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là rất lớn nhưng do bị áp hạn ngạch nên nhiều doanh nghiệp chỉ đủ hạn ngạch sản xuất đến 50% công suất. Nếu không bị áp hạn ngạch thì khả năng tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ có thể ở mức 25%/ năm. c) Quy định về visa.

Bảng 2.4: Tổng nguồn hạn ngạch hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2006
Bảng 2.4: Tổng nguồn hạn ngạch hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2006

Rào cản thứ ba: Các tiêu chuẩn và quy định liên quan tới người tiêu dùng và người lao động

Đây là chương trình chứng nhận trách nhiệm trong sản xuất hàng may mặc trên quy mô toàn cầu (Worldwide Responsible Apparel Production) – một chương trình tuân thủ toàn diện nguyên tắc WRAP một cách tự nguyện, được một tổ chức đánh giá độc lập giám sát và do ban chứng nhận WRAP cấp giấy chứng nhận. Khác với tiêu chuẩn SA 8000, các nguyên tắc nêu trong tiêu chuẩn WRAP được các hội viên của Hiệp hội may Hoa Kỳ - AAMA sau này hợp nhất với Hiệp hội Giầy và thời trang Hoa Kỳ đổi thành Hiệp hội Giầy May Hoa Kỳ - AAFA cam kết thực hiện. Các hội viên này là những tập đoàn kinh doanh lớn nên đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất giầy, dệt may và thời trang khắp nơi trên thế giới và Việt Nam nói riêng xuất hàng vào Hoa Kỳ phải thực hiện quy định này. Tiêu chuẩn WRAP gồm 12 nguyên tắc với các nội dung chính như sau:.  Tuân thủ luật và những nội quy lao động: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật pháp và nội quy ở tất cả các nơi mà họ có giao thương. Doanh nghiệp phải cập nhật các thông tin về luật quốc tế, luật địa phương và các nội quy liên quan tới từng nguyên tắc của WRAP.  Cấm lao động cưỡng bức: Doanh nghiệp không được sử dụng lao động cưỡng bức, ràng buộc hoặc các hình thức khác. Người lao động làm việc tự nguyện, được ra về sau ca làm việc và được trả lương trực tiếp.  Cấm quấy nhiễu và lạm dụng: Doanh nghiệp phải tạo một môi trường làm việc không có sự quấy nhiễu, lạm dụng hay hình phạt về thể xác dưới bất cứ hình thức nào.  Thu nhập và phúc lợi: Doanh nghiệp phải trả lương theo luật pháp quy định, phụ cấp và các phúc lợi khác.  Giờ làm việc: Số giờ làm việc mỗi ngày và số ngày làm việc trong tuần không được vượt quá số giờ quy định của luật lao động, 48 giờ mỗi tuần. Doanh nghiệp phải cung cấp ít nhất một ngày nghỉ trong tuần cho người lao động. Trong trường hợp cần làm thêm giờ, người lao động tự nguyện làm và được trả lương theo đúng quy định của luật lao động và số giờ tối đa được làm thêm mỗi tuần 12 giờ.  Cấm phân biệt đối xử: Doanh nghiệp tuyển dụng lao động, trả lương, bổ nhiệm hay cho họ nghỉ việc dựa trên khả năng làm việc chứ không dựa trên tính cách cá nhân hay tín ngưỡng riêng.  An toàn và sức khoẻ: Doanh nghiệp phải cung cấp một môi trường làm việc an toàn và đảm bảo sức khoẻ. Nếu có ký túc xá thì cũng phải đảm bảo sạch sẽ và an toàn.  Tự do hội đoàn: Doanh nghiệp phải thừa nhận và tôn trọng quyền hợp pháp của người lao động về tự do hội đoàn bao gồm tự do tham gia và không tham gia bất cứ hội đoàn nào.  Ngoài ra doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về môi trường, tuân thủ luật Hải quan, ngăn ngừa ma tuý. Tuy nhiên phạm vi áp dụng là các doanh nghiệp sản xuất giầy và dệt may xuất hàng đi Hoa Kỳ nên để thuận lợi khi hàng vào Hoa Kỳ, một số điểm có khác và một số điểm được yêu cầu thêm. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng dệt may đi Hoa Kỳ, việc lựa chọn có áp dụng các tiêu chuẩn trên hay không hoặc áp dụng tiêu chuẩn nào trong 2 tiêu chuẩn hoàn toàn dựa trên tinh thần của các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ và nhu cầu cải thiện điều kiện làm việc của doanh nghiệp mình. Nhưng hầu hết các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đều yêu cầu các doanh nghiệp dệt may phải thực hiện 2 tiêu chuẩn này. b) Luật bảo vệ người tiêu dùng. Người sản xuất và người bán hàng có nghĩa vụ cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về sản phẩm cho khách hàng gồm phẩm chất, đặc tính, giá cả… Đối với những sản phẩm dệt may khi xuất vào Hoa Kỳ, phải chú ý các quy định về nhãn mác như: Luật xác định sản phẩm dệt, Luật xác định sản phẩm len (luật này sẽ được núi rừ trong phần rào cản thứ tư – quy định về xuất xứ, nhón hiệu hàng hoá) Luật về vải dễ cháy….

Rào cản thứ tư: Các quy định về xuất xứ, nhãn mãc, nhãn hiệu hàng hoá

Các nguyên tắc trên được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên áp dụng theo quy định của Hải quan Hoa Kỳ phần 102.21 (9c) như sau:. 1) Sản phẩm được sản xuất hoàn toàn ở một nước ;. 2) Sự thay đổi đặc tính của sản phẩm (chuyển từ mã thuế này sang mã thuế khác);. 4) Sản phẩm hoàn toàn được lắp ráp tại một nước;. 5) Nước mà tại đó quy trình lắp ráp quan trọng nhất diễn ra;. 6) Nước cuối cùng mà quy trình sản xuất hay lắp ráp diễn ra. Đối với quần áo, nơi lắp ráp - may vải đã cắt thành quần áo chứ không phải nơi cắt vải là nước xuất xứ quần áo. Luật thuế quan năm 1930 của Hoa Kỳ yêu cầu tất cả các hàng dệt may nhập khẩu phải được đỏnh dấu nước xuất xứ bằng tiếng Anh một cỏch rừ ràng, dễ đọc, ở chỗ dễ thấy và không thể tẩy xoá được để có thể tồn tại cho đến khi hàng hoá đó tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Luật không cho phép ghi trên nhãn hoặc bao bì hàng dệt may có xuất xứ nước ngoài những từ như “United States” hoặc “U.S.A”, hoặc tên bất kỳ một thành phố hoặc địa điểm nào ở Hoa Kỳ để tạo cảm giác hàng dệt may đó được sản xuất tại Hoa Kỳ, trừ phi trên nhãn hoặc bao bỡ hàng cú ghi kốm một cỏch rừ ràng ở chỗ dễ thấy nước xuất xứ của hàng hoá. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi xuất hàng sang thị trường Hoa Kỳ cần chú ý khâu xác định xuất xứ và ghi xuất xứ hàng hoá. Vì hàng dệt may nhập khẩu vi phạm quy định đánh dấu xuất xứ sẽ bị hải quan giữ lại, và có thể yêu cầu người nhập khẩu nộp thuế vi phạm bằng 10% trị giá hàng vi phạm trừ phi hàng hóa đó được tái xuất, tiêu huỷ hoặc đánh dấu nước xuất xứ dưới sự giám sát của hải quan. Trước khi triển khai quá trình sản xuất hoặc thậm chí ngay khi thương thảo hợp đồng các doanh nghiệp dệt may nên kiểm tra và thống nhất với nhà nhập khẩu về cách đánh dấu xuất xứ hàng hoá. Đồng thời các doanh nghiệp cũng phải đối chiếu với các quy định của hải quan xem có phù hợp không. Đây tuy là một quy định nhỏ nhưng nó là rào cản đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may. Vì nhiều doanh nghiêp còn lúng túng trong khâu xác định xuất xứ. của hàng dệt may khi hàng đó được nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài và quá trình sản xuất cũng liên quan tới các nước ngoài. Bên cạnh đó hồ sơ trình báo hải quan để xác định xuất xứ hàng hoá cũng rất phức tạp bao gồm nhiều tài liệu liên quan tới hàng hoá từ khâu nguyên liệu, quá trình sản xuất tới khi thành sản phẩm, các hồ sơ này tất nhiên phải được trình bày bằng tiếng Anh. Các doanh nghiệp cần quan tâm đào tạo cán bộ xuất khẩu để họ thông hiểu được các quy định này, có như vậy mới tránh được những chi phí cũng như những rắc rối không cần thiết sau này và hàng dệt may Việt Nam mới vào được thị trường Hoa Kỳ. b) Các quy định liên quan tới cơ chế ghi và gắn nhãn hàng dệt may. Ký hiệu bảo quản không bắt buộc, nhưng những ký hiệu được sử dụng phải được Hiệp hội Hoa Kỳ về kiểm tra và nguyên liệu (ASTM) đưa ra. Hiện nay Hoa Kỳ và đại diện tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đang hợp tác để hài hoà các ký hiệu hướng dẫn bảo quản vào hệ thống quốc tế.  Nhãn phải ghi công ty sản xuất, nước xuất xứ…. Trong phần các quy định về xuất xứ hàng dệt may ta đã thấy vai trò ghi xuất xứ hàng hoá là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ có vai trò trong việc xác định mức thuế áp dụng mà còn xác định hàng dệt may đó có được vào thị trường. phải chịu hạn ngạch trong đó có Việt Nam).

Rào cản thứ năm: Các biện pháp thương mại tạm thời

Trong khi đó, một mặt do có nhiều lợi thế về tự nhiên, giá nhân công lao động rẻ…giá thành sản phẩm dệt may của Việt Nam thấp hơn so với các nước phát triển; mặt khác do không có kinh nghiệm; các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẵn sàng hạ giá đến mức thấp nhất để chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ, bằng mọi cách để xuất khẩu được số lượng hàng lớn nhất mà không chú ý tới yếu tố pháp luật và môi trường nên dễ vấp phải rào cản này. Theo luật pháp của Hoa Kỳ trong vòng 60 ngày kể từ khi nhận được báo cáo của Uỷ ban Thương mại quốc tế tại Hoa Kỳ (USITC), trong đó khẳng định có “tác hại nghiêm trọng ” do hàng nhập khẩu nói chung và hàng dệt may nhập khẩu nói riêng gây ra đối với sản xuất trong nước của Hoa Kỳ.

Rào cản thứ sáu: Các rào cản khác a) Hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ

Theo luật pháp của Hoa Kỳ trong vòng 60 ngày kể từ khi nhận được báo cáo của Uỷ ban Thương mại quốc tế tại Hoa Kỳ (USITC), trong đó khẳng định có “tác hại nghiêm trọng ” do hàng nhập khẩu nói chung và hàng dệt may nhập khẩu nói riêng gây ra đối với sản xuất trong nước của Hoa Kỳ. Tổng thống Hoa Kỳ có quyền quyết định hình thức tự vệ áp dụng đối với hàng nhập khẩu đó. Hình thức tự vệ có thể là giới hạn số lượng, tăng thuế quan hoặc hạn ngạch thuế quan. Hoa Kỳ là một trong những nước có hệ thống pháp luật và tư pháp phát triển, tinh vi và phức tạp nhất thế giới. Các đối tác làm ăn với Hoa Kỳ, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam phải chú ý tìm hiểu những vấn đề hay rủi ro pháp lý liên quan. Vì tại Hoa Kỳ bất cứ một vấn đề nào không tự giải quyết được, các bên đều sử dụng toà án để giải quyết. Đồng thời các quy định pháp luật của Hoa Kỳ theo truyền thống án lệ rất phức tạp có khả năng gây cho các đối tác nước ngoài những sai sót đáng tiếc do không thông hiểu hết các án lệ. Đó chính là rào cản rất hiệu quả của Hoa Kỳ đối với hàng nhập khẩu từ các nước khác. Hơn nữa, việc tổ chức các cơ quan Nhà nước thành hai hệ thống liên bang và bang, với thẩm quyền khác nhau cũng làm cho việc tìm hiểu hệ thống pháp luật Hoa Kỳ rất khó khăn. Chẳng hạn, việc thành lập các toà án liên bang và các toà án bang, cũng như các toà án độc lập chuyên trách các lĩnh vực cụ thể, như Toà án Thương mại quốc tế đem lại không ít khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi tham gia vào thị trường này, nhất là tính đến các yếu tố rằng các toà án khác nhau có các quy định thẩm quyền, tố tụng khác nhau và thậm chí án lệ khác nhau. Hệ thống pháp luật phức tạp của Hoa Kỳ chính là rào cản khi hàng dệt may Việt Nam vào thị trường này, các doanh nghiệp cần quan tâm tìm hiểu để có thể hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất mà rào cản này có thể gây ra. b) Thủ tục hải quan. Thủ tục hải quan của Hoa Kỳ khá phức tạp từ kê khai hàng hoá đến kiểm hoá, kiểm tra sau thông quan.. đã gây cản trở rất lớn cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Do những quy định và luật lệ về nhập khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ rất phức tạp nên để tiến hành thủ tục hải quan được thuận lợi và nhanh chóng, các. dụng dịch vụ môi giới hải quan thông qua các cá nhân hay những công ty hoạt động tại Hoa Kỳ am hiểu luật lệ của Hoa Kỳ để thay mặt mình giao dịch với Hải quan Hoa Kỳ. Môi giới hải quan hoạt động theo quy định của hải quan và người làm nghề này phải thông qua thi tuyển theo một số tiêu chuẩn nhất định. Khi một doanh nghiệp nhập khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ muốn sử dụng người môi giới hải quan, doanh nghiệp cần làm các thủ tục uỷ quyền. Thủ tục uỷ quyền gồm:.  Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam chứng nhận tư cách pháp nhân của doanh nghiệp Việt Nam trừ khi đó là doanh nghiệp Việt Nam có tiếng tăm trên thị trường thế giới;.  Bản sao nội dung điều lệ công ty thể hiện lĩnh vực hoạt động của công ty.  Bản sao các tài liệu cần thiết như điều lệ công ty, giấy uỷ quyền của hội đồng quản trị. Nhìn chung, thủ tục hải quan của Hoa Kỳ rất chặt chẽ với những yêu cầu rất nghiờm ngặt. Cỏc doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần thụng hiểu rừ cỏc thủ tục này để trước tiên có thể chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để thông quan dễ dàng tránh nhứng sai sót đáng tiếc làm chậm trễ việc đưa hàng hoá ra thị trường, thậm chí bị kết tội cố ý làm trái hay có hành vi gian lận, trốn thuế. Trên cơ sở đó dần hạn chế việc sử dụng môi giới hải quan, giúp công ty tiết kiệm một khoản phí đáng kể. Trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá hiện nay vấn đề môi trường được rất nhiều nước quan tâm, trong đó có Hoa Kỳ. Hàng dệt may xuất khẩu vào Hoa Kỳ phải là các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái quy định, an toàn về sức khoẻ đối với người sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường trong sản. Đây chính là rào cản “xanh” mà hiện nay Hoa Kỳ đang áp dụng đối với hàng dệt may Việt Nam. Trong ngành dệt may Việt Nam, việc sản xuất các sản phẩm “xanh” chưa được quan tâm đúng mức. Một số nhà quản lý điều hành còn chưa được trang bị kiến thức hoặc hiểu biết còn hạn chế về những yêu cầu “xanh” đối với sản phẩm dệt may xuất khẩu. Ngoài ra, phần lớn các công ty, xí nghiệp trong dây chuyền nhuộm – hoàn tất vẫn còn sử dụng một số hoá chất, chất trợ, thuốc nhuộm và các công nghệ gây ô nhiễm môi trường. Để hàng dệt may Việt Nam có thể xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chú ý thay thế các thuốc nhuộm thân thiện với môi trường, đồng thời phải đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại vào sản xuất để giảm lượng nước thải ô nhiễm ra môi trường. d) Quy định về ghi ký mã hiệu MID. Đối tượng áp dụng là hàng dệt may nhập khẩu từ tất cả các nước, bao gồm cả hàng may mặc đang áp dụng điều khoản tự vệ đặc biệt và các nước chưa phải là thành viên của WTO mà vẫn phụ thuộc vào hiệp định hàng dệt may song phương (trong đó có Việt Nam). Người có trách nhiệm xác định MID là các nhà nhập khẩu hoặc môi giới hải quan. Họ sẽ dựa trên các thông tin của công ty để tiến hành xác định MID và điền vào tờ khai hải quan làm thủ tục nhập khẩu hàng dệt may. Cần phải lưu ý rằng việc xây dựng MID phải xuất phát từ tên và địa chỉ của thực thể thực hiện hoạt động tạo nên sản phẩm có xuất xứ vẫn tuân thủ theo quy định 19 CFR 102.22. Nếu hải quan tại cảng thấy nghi ngờ về khai báo MID. qua của khẩu. Nếu hải quan phát hiện việc đánh sai mã số MID được lặp lại khi nhập khẩu hàng dệt may thì nhà nhập khẩu và môi giới hải quan sẽ bị phạt do không lưu tâm đúng mức. Mã số MID có thể dài tới 15 ký tự, không có khoảng trống giữa các số. MID bao gồm 4 thành phần cơ bản: ký hiệu nước, tên công ty, số địa chỉ, thành phố. 4 thành phần cơ bản của MID được tóm tắt trong bảng sau:. Nước Tên công ty Số nhà trong dòng. địa chỉ Tên thành phố 2 ký tự về tên. nước theo tiêu chuẩn ISO. 6 ký tự tạo nên từ 3 ký tự đầu tiên của hai chữ đầu tiên trong tên công ty. Tối đa 4 ký tự lấy từ số nhà hoặc số phòng. 3 ký tự đầu tiên của tên thành phố. Việc đánh mã số MID giúp hải quan dễ dàng trong việc ngăn chặn các hàng ghi sai xuất xứ hoặc cú xuất xứ khụng rừ ràng. Nhưng cụng việc nay làm các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khó khăn hơn và tốn thời gian cũng nhu tiền bạc hơn trong khâu làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Việc nắm rừ cỏc quy định để tự xõy dựng mó số MID của cỏc lụ hàng xuất từ doanh nghiệp mình là vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp nên dần từng bước tự mình làm các thủ tục này, giảm dần các vụ phải thuê môi giới hải quan. Trong trường hợp chưa thông hiểu các quy định thì việc thuê môi giới hải quan lại là việc nên làm, vì sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những khoản nộp phạt do làm sai, thậm chí có những vụ việc nghiêm trọng có liên quan đến cả án hình sự. e) Giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Rào cản của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam gồm rất nhiều loại

Căn cứ theo hiệp định đa biên về những trở ngại kỹ thuật đối với hàng hoá trong khuôn khổ GATT, chương IV của luật các Hiệp định Thương mại năm 1979 của Hoa Kỳ đã đưa ra những quy định việc áp dụng các tiêu chuẩn và thủ tục xin giấy chứng nhận cho hàng nhập vào Hoa Kỳ. Chính vì vậy cùng một lúc Hoa Kỳ phải sử dụng các rào cản khác nhau để thực hiện các mục tiêu cụ thể khác nhau mà khi chỉ có một số loại rào cản ít ỏi thì không đảm bảo thực hiện được.

Rào cản của Hoa Kỳ ở mức cao

Hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ áp dụng cả theo án lệ vì vậy sẽ có rất nhiều điều doanh nghiệp cần phải chú ý cập nhật khi thấy có các vụ liên quan tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may. Nhìn chung, để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của Hoa Kỳ về tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như thủ tục hành chính và các yêu cầu liên quan tới người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái.

TRƯỜNG HOA KỲ

Rào cản thuế quan có khả năng giảm nhưng không nhiều

Mặt khác, trong xu hướng ngày càng cắt giảm thuế quan, và hiện tại hàng năm Hoa Kỳ vẫn luôn điều chỉnh mức thuế với tất cả các mặt hàng, trong đó không thể thiếu hàng dệt may một mặt hàng nhập khẩu quan trọng của Hoa Kỳ. Mức thuế điều chỉnh đối với hàng dệt may nhìn chung có xu hướng giảm từ 0,03 đến 2% một năm và hiện tại nhiều mặt hàng dệt may Việt Nam đã được miễn hoàn toàn.

Các quy định tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn lao động ngày càng tăng

Bên cạnh việc coi trọng vấn để đảm bảo môi trường trong quá trình sản xuất, Hoa Kỳ còn rất coi trọng việc đáp ứng các tiêu chuẩn lao động trong doanh nghiệp – các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp có đông lao động như ngành dệt may. Xu hướng tiêu chuẩn này sẽ trở thành bắt buộc, tất cả các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đều phải tuân theo nếu muốn xuất khẩu được hàng hoá vào Hoa Kỳ.

Các quy định bảo vệ người tiêu dùng ngày càng nhiều và được lồng ghép trong nhiều rào cản hơn

Trong quy định tiêu chuẩn mụi trường của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may cú quy định rừ khụng được dùng hoá chất nhuộm vải hay các chất trợ nhuộm độc hại với môi trường và không an toàn với người tiêu dùng. Bên cạnh các quy định liên quan tới bảo vệ người tiêu dùng, Hoa Kỳ cũng có rất nhiều luật để bảo vệ người tiêu dùng như luật về trách nhiệm với sản phẩm, luật an toàn sản phẩm tiêu dùng, luật liên bang về các chất nguy hiểm, luật về vải dẽ cháy.

Các quy định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm rất được quan tâm

Hiện nay ngoài việc phải ghi xuất xứ hàng dệt may trên sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may còn phải ghi xuất xứ dưới dạng mã số MID để hải quan dễ kiểm tra khi cho hàng thông quan. Nói chung việc ghi xuất xứ hàng dệt may rất được Hoa Kỳ quan tâm chính vị vậy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chú ý để tránh những rắc rối và những tổn thất không đáng có từ rào cản này.

Rào cản từ các biện pháp thương mại tạm thời ngày càng khắt khe hơn

Với sự tăng nhanh như vậy các doanh nghiệp dệt may của Hoa Kỳ có thể sẽ khởi đơn kiện Việt Nam và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi đó sẽ bị áp các biện pháp đối kháng. Chính phủ Việt Nam cùng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải có các biện pháp chiến lược, phối hợp các biện pháp hỗ trợ một cách đồng bộ mới mong vượt qua được rào cản này.

Kiến nghị về phía Nhà nước

Thay vào đó, các nhà nhập khẩu phải khai báo mã của nhà sản xuất – Manufacturer Identification Code (MID). Nhà nhập khẩu, môi giới hải quan là người sẽ xác định MID dựa trên những thông tin về công ty, điền vào form khai hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu. Theo đó tất cả hàng dệt may nhập khẩu từ tất cả các nước trong đó có Việt Nam phải thực hiện. Hàng hoá của nước nào không thực hiện quy định này sẽ không được thông quan. Bộ Thương mại đã cho đăng thông báo này trên tạp chí dệt may số ra ngày 24/10/2005 nghĩa là sau khi quy định có hiệu lực gần 20 ngày, còn Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam thì cung cấp thông tin này thông qua trang Web của cục. Trong cả hai trang thông tin này Bộ Thương mại cũng như Cục Xúc tiến thương mại đều không có những quy định hướng dẫn cụ thể. Tuy có đưa ra các ví dụ về việc ghi mã số MID của một số công ty nước ngoài nhưng tuyệt đối không có một ví dụ nào là gắn với Việt Nam và các doanh nghiệp dệt may Viêt Nam. Điều này gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ trong thời gian qua. Tóm lại, để có thể chủ động đối phó với sự thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may, Nhà nước cần có thông tin đầy đủ kịp thời cho các doanh nghiệp dệt may trong nước chuẩn bị. Không những thế những cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan nghiên cứu, đào tạo cần phải phổ biến hướng dẫn một cách cụ thể các biện pháp đối phó với các rào cản một cách có hiệu quả. b) Chuẩn bị tốt các điều kiện cho doanh nghiệp khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Sau nhiều vòng đàm phán với Hoa Kỳ, rạng sáng ngày 13/5/2006, vòng đàm phán 12 đã kết thúc với một thoả thuận song phương, theo đó Hoa Kỳ đồng ý Việt Nam có thể gia nhập tổ chức chức thương mại thế giới (WTO). Đây là bước đi lớn và cũng là bước đi cuối cùng, mang tính quyết định việc Việt Nam có được gia nhập WTO hay không. Trong cuộc đàm phán chiều ngày 3/6/2006 với Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Tổng giám đốc WTO, ông Pascal Lamy nhận định nếu mọi việc suôn sẻ, có thể sẽ làm thủ tục kết nạp Việt Nam vào tháng 10. Như vậy việc tham gia vào WTO của Việt Nam chỉ vài tháng nữa là thành hiện thực, Chính phủ Việt Nam cùng các cơ quan ban ngành phải hỗ trợ giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dệt may chuẩn bị tốt các điều kiện khi gia nhập tổ chức này. Gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới sẽ mở ra con đường phát triển tốt hơn cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng. Các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn khi vượt qua rào cản của Hoa Kỳ về hàng dệt may. Chẳng hạn khi đã là thành viên của WTO Việt Nam sẽ không phải chịu hạn ngạch khi xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ nữa. Đây là một thuận lợi vô cùng to lớn đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ông Lê Quốc Ân, Hoa Kỳ đồng ý dỡ bỏ mọi hạn chế về quota nhập khẩu đối với hàng dệt may Việt Nam một khi nước này là thành viên của WTO. Lâu nay, hạn ngạch dệt may vào thị trường Hoa Kỳ luôn là vấn đề lớn đối với ngành dệt may Việt Nam. Khi Việt Nam là thành viên WTO, không còn quota, tâm lý khách hàng Hoa Kỳ sẽ vững tâm hơn khi làm ăn với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Mặt khác khi có các vụ kiện hay các cuộc đàm phán với các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ, sẽ đỡ lép vế hơn, ít bị ép giá hay thua thiệt hơn. Trong những năm gần đõy, Đảng và Chớnh phủ đó khẳng định rừ chủ trương về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và đã từng bước công bố lộ trình hội nhập. Chính vì vậy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không còn bỡ ngỡ với WTO. Nhưng Nhà nước cũng cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp hơn nữa để doanh nghiệp có thể cơ cấu lại nguồn lực, sắp xếp lại sản xuất.. nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam. c) Giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản trách nhiệm xã hội của Hoa Kỳ Khi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam thường vướng phải các rào cản về trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000 và WRAP. Cả hai tiêu chuẩn này đều có những quy định cơ bản về lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, sức khoẻ và an toàn, quyền tự do thành lập các hiệp hội về đàm phán tập thể, phân biệt đỗi xử, các hình thức kỷ luật, giờ làm việc và chế độ tiền lương. Mặc dù đây là các tiêu chuẩn tự nguyện không có tính bắt buộc đối với doanh nghiệp và các doanh nghiệp có thể đăng ký để được công nhận các tiêu chuẩn đó, tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn viện cớ rằng hàng hoá không đáp ứng được các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội để cản trở xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Điều này đặc biệt được thể hiện rất rừ trong trường hợp sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. Tất nhiên, việc đáp ứng đầy đủ các quy định trong tiêu chuẩn SA 8000 và WRAP là rất khó khăn với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng. Việc để được công nhận là đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo các tiêu chuẩn đó càng khó khăn hơn và phải trải qua một thời gian không ngắn để doanh nghiệp từng bước đầu tư cải thiện điều kiện lao động và trả lương cho người lao động. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã nhận thức được lợi ích của việc áp dụng các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, có nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã đáp ứng được các tiêu chuẩn này như May 10, Việt Tiến, Đức Giang.. Đây là một trong những vấn đề khó khăn và phức tạp, vì vậy Nhà nước cần phải giúp đỡ các doanh nghiệp:. Thứ nhất, Nhà nước phải tổ chức các diễn đàn, các buổi thảo luận với chủ đề trách nhiệm xã hội hay lồng ghép trong các chương trình phổ biến kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế cũng như phổ biến kiến thức để xuất khẩu thành công sang thị trường Hoa Kỳ. Từ đó nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về triển khai thực hiện và đăng ký để được cấp chứng chỉ SA 8000 cũng như WRAP. Thứ hai, Nhà nước cũng cần tổ chức bộ phận hỗ trợ và tư vấn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh các chương trình được tổ chức thường xuyên nhằm phổ biến kiến thức cũng như kinh nghiệm để vượt qua rào cản trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp dệt may, Nhà nước phải tổ chức một bộ phận chuyên về tư vấn, trong đó có những chuyên gia hiểu biết về lĩnh vực này để giúp các doanh nghiệp bất cứ khi nào họ cần. Các nhà tư vấn phải phân tích để cho các doanh nghiệp thấy việc thực hiện các tiêu chuẩn đó rất có lợi cho doanh nghiệp. Một mặt hàng dệt may của doanh nghiệp sẽ dễ dàng vào đuợc thị trường Hoa Kỳ, các đơn vị kinh doanh Hoa Kỳ cũng ưu tiên ký hợp đồng với những doanh nghiệp này hơn, và tiến tới chỉ ký hợp đồng với những doanh nghiệp hoạt động theo đúng tiêu chuẩn. Mặt khác, việc doanh nghiệp tạo môi trường làm việc tốt và đảm bảo quyền lợi cho người lao động sẽ giúp người lao động gắn bó với doanh nghiệp lâu dài và tạo sản phẩm có chất lượng tốt. Từ đó giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam củng cố vị trí cạnh tranh của mình với các đối thủ khác trên thị trường Hoa Kỳ và góp phần xuất khẩu thành công vào thị trường này. Bên cạnh đó các chuyên gia cũng tư vấn cho doanh nghiệp các bước cần thực hiện để doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu trong tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội theo một lộ trình phù hợp với doanh nghiệp nhất. Thứ ba, Nhà nước phải hỗ trợ các doanh nghiệp về điều kiện vật chất. Để các doanh nghiệp dệt may có thể thực hiện được các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội phải có sự hỗ trợ của Nhà nước về điều kiện vất chất. Vì doanh nghiệp phải đảm bảo được các yêu cầu về môi trường làm việc như các thiết bị về phòng cháy chữa cháy, có hệ thỗng thoát hiểm tiện lợi, có dây chuyền máy móc đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình sản xuất, nếu doanh nghiệp nào có ký túc xá hay nhà ăn cho người lao động thì cũng phải đảm bảo sạch sẽ và an toàn.. Với các doanh nghiệp lớn việc thực hiện đồng bộ các quy định về tạo môi trường an toàn này đã là rất khó khăn, với các doanh nghiệp nhỏ thì việc thực hiện ngay một lúc lại càng không thể. Chính vì vậy rất cần sự giúp đỡ của Nhà nước những bước đầu. Nhưng khi hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may,. Nhà nước cần tìm cách thực hiện tốt nhất. Để không vi phạm quy định của Hoa Kỳ về các hình thức trợ cấp và hỗ trợ không được phép sử dụng. d) Chuyển các hình thức trợ cấp đèn đỏ, trợ cấp đèn vàng sang trợ cấp đèn xanh.

Giải pháp về phía Hiệp hội dệt may Việt Nam

Để các doanh nghiệp tránh được các rào cản với các biện pháp thương mại tạm thời như chống phá giá, Hiệp hội dệt may Việt Nam cần chủ động tính toán thảo luận với doanh nghiệp để điều tiết sản lượng nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam không vượt 3% khối lượng nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ (là khối lượng hàng nhập khẩu cho phép để không bị Hoa Kỳ kiện khi biên độ phá giá lớn hơn hoặc bằng 2%). Nếu hai tiêu chuẩn trên vẫn không đủ lý lẽ để bảo vệ các doanh nghiệp Việt Nam khỏi vụ kiện bán phá giá hàng dệt may tại Hoa Kỳ, thì Hiệp hội dệt may Việt Nam cần chủ động hầu kiện hoặc kháng kiện để sao cho việc áp thuế bán phá giá ở mức thấp nhất có thể.

Giải pháp với doanh nghiệp

Đồng thời có thể sử dụng phương pháp chuyên gia, sử dụng các cộng tác viên ở Hoa Kỳ (đối với những doanh nghiệp nhỏ không có văn phòng đại diện), đề nghị các tổ chức của Việt Nam ở Hoa Kỳ giúp đỡ như Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, hoặc thuê các chuyên gia tư vấn trong Hiệp hội dệt may Việt Nam. b) Đổi mới công nghệ sản xuất và chủ động thực hiện các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ tại doanh nghiệp. Để có thể xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải thực hiện rất nhiều tiêu chuẩn mà Hoa Kỳ đặt ra như tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội.. Chính vì vậy doanh nghiệp cần từng bước đầu tư công nghệ sản xuất và cải tạo điều kiện lao động trong doanh nghiệp. Chẳng hạn như khâu nhuộm là khâu gây ô nhiễm môi trường nhất, nếu không cải thiện được điều này hàng dệt may Việt Nam sẽ không thể xâm nhập được vào thị trường Hoa Kỳ. Song song với việc rà soát các chất nhuộm và trợ. nhuộm, loại bỏ các chất gây ô nhiễm môi trường, các doanh nghiệp cũng phải đầu tư máy móc tương xứng. Những năm qua, trong chiến lược tăng tốc, ngành dệt may Việt Nam đã chú trọng đáng kể đầu tư vào khâu nhuộm – hoàn tất. Nhiều máy móc, thiết bị tốt, mới đã được đầu tư theo chiều sâu. Nhưng các máy móc thiết bị này chưa được đầu tư một cách đồng bộ nên chưa phát huy hết được khả năng. d) Đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động của doanh nghiệp. Để có thể vượt qua các rào cản của Hoa Kỳ, phục vụ cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp dệt may cần tổ chức hệ quản trị doanh nghiệp theo định hướng thoả mẫn các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ.

Các giải pháp khác

Đây là một dịch vụ giúp các công ty nhập khẩu của Hoa Kỳ và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể thanh toán tiền hàng cho nhau mà không phải gặp trực tiếp. Theo phương thức thanh toán này, Hoa Kỳ sẽ yêu cầu một ngân hàng của mình trả cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam một khoản tiền cố định hoặc chấp nhận hối phiếu do phía Hoa Kỳ ký phát trong phạm vi số tiền đó khi xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp.