Ứng dụng phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất tại trang trại An Giang

MỤC LỤC

PHẦN NỘI DUNG

Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, là bước phát triển tất yếu của kinh tế hộ tiểu nông (xét về trình độ sản xuất hàng hoá) trong quá trình chuyển đổi từ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá nông sản dưới tác động của cơ chế thị trường, với qui mô lớn hơn. Từ sản xuất tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hoá là sự chuyển biến quan trọng về chất, và đòi hỏi các trang trại phải có trình độ phát triển cao hơn nông hộ về cơ sở vật chất kỹ thuật, về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, về trình độ tổ chức quản lý và về quy mô sản xuất kinh doanh. Mặt khác do sử dụng chủ yếu sức lao động làm thuê, kể cả lao động kỷ thuật và quản lý, nên qui mô của doanh nghiệp cá nhân có thể lớn hơn nông trại gia đình, mức độ tập trung sản xuất cao hơn, dể áp dụng máy móc và công nghệ mới, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản.

Nhìn chung địa vị pháp lý của các doanh nghiệp cá nhân, công ty hợp danh, công ty cấp vốn đều thuộc loại trách nhiệm vô hạn, không có tư cách pháp nhân, mà sử dụng tư cách thể nhân của các sở hữu chủ doanh nghiệp trong giao dịch dân sự; chúng có khả năng huy động vốn và năng lực quản lý để đầu tư mở rộng qui mô trang trại. Do vậy, so với nông trại gia đình, các nông trại được tổ chức theo các loại hình doanh nghiệp nói trên có đều kiện thuận lợi hơn trong việc đầu tư theo chiều sâu, mở rộng qui mô kinh doanh, đổi mới công nghệ, áp dụng nhanh các tiến bộ kỷ thuật trong sản xuất và quản lý, thực hiện cơ giới hoá và điện khí hoá sản xuất, gắn công nghiệp chế biến sau thu hoạch với sản xuất nông nghiệp, gắn sản xuất với thị trường, đạt trình độ sản xuất tập trung, chuyên môn hoá cao, có tỷ suất và khối lượng hàng hoá lớn. Tuy vậy, so với nông trại gia đình, việc mở rộng qui mô kinh doanh theo chiều rộng và chiều sâu cũng bị giới hạn bởi năng lực quản lý, đối với các quá trình sản xuất sinh học diễn ra trên ruộng, vườn,ao, chuồng…; đồng thời, do chủ yếu sử dụng sức lao động làm thuê, nên khi có biến động thị trường, điều kiện tự nhiên, làm cho giá bán nông sản xuống thấp bằng hoặc dưới giá thành, các loại doanh nghiệp này có thể vượt qua để tồn tại, phục hồi vì không có thu nhập.

Trên cùng một quá trình kinh doanh, hai chủ thể kinh tế cùng đầu tư vốn để kiếm lới và phân chia lợi nhuận theo một tỷ lệ nào đó, không làm phát sinh một chủ thể pháp lý mới mà dựa vào một chủ thể pháp lý đã có, mỗi chủ thể kinh tế tự chịu trách nhiệm vô hạn về các hoạt động của mình – hình thức tổ chức ấy được gọi là công ty dự phần. Hay nói khác đi, các doanh nghiệp có qui mô lớn với các loại hình khác nhau, cần thiết phải liên kết với các hộ công nhân làm thuê dưới hình thức công ty dự phần để tái lập nông trại gia đình trong mọi quá trình sản xuất – sinh học diển ra trên đồng ruộng, vườn cây, ao cá, chuồng trại,. Nguyên nhân số trang trại nông nghiệp giảm so với cùng kỳ chủ yếu là do các trang trại cây hàng năm (trồng lúa) đã luân canh chuyển đổi cây trồng vật nuôi trên diện tích canh tác, thành trang trại kinh doanh tổng hợp: Cụ thể huyện Thoại Sơn đã có 172 trang trại tổng hợp do các trang trại trồng cây hàng năm chuyển đổi mô hình sản xuất “một lúa, một tôm” trên diện tích trồng lúa, đã nâng tổng giá trị sản phẩm hàng hoá lên gần 80 triệu đồng/ha (so với giá trị sản phẩm cây hằng năm chỉ đạt được gần 20 triệu đồng/ha).

Từ số liệu điều tra thực tế về tình hình kinh tế trang trại ở Tỉnh An Giang, sử dụng các phần mềm hỗ trợ của Excel để xác định mức độ đóng góp của các loại chi phí vào tổng chi phí, tỷ lệ TN/DT, LN/CP, LN/TN và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến thu nhập của các trang trại (bằng phương pháp ước lượng. hồi qui tuyến tính) dựa vào sự hỗ trợ của phần mềm SPSS để xử lý và ước lượng các mô hình của trang trại. Tỉnh An giang có diện tích 3.424km2, là một tỉnh đầu nguồn của Sông Cửu Long, tỉnh đồng bằng có núi là nơi có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển về nông nghiệp, thuỷ sản, chăn nuôi, thương mại, dịch vụ và đặc biệt là du lịch do có các núi non là nơi thu hút rất nhiều lượng khác du lịch hang năm, có tài nguyên khoáng sản, sông rạch, và có nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm. Qua bảng số liệu phân tích bên dưới cho thấy, để sản xuất lúa thì các chủ trang trại phải đầu tư nhiều khoản chi phí khác nhau như giống, làm đất trước khi gieo sạ, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuê lao động, thu hoạch (trong đó bao gồm: Gặt, suốt, vận chuyển),… Tổng chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất của các trang trại bình quân là 4,29 triệu đồng/ha.

Từ kết quả phân tích ở bảng 9 cho thấy trung bình các chủ trang trại phải bỏ ra 4,02 triệu đồng/ha, với 13 ngày công lao động gia đình tham gia trong quá trình sản xuất thì thu được 7,55 triệu đồng/ha, trừ đi các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất thì thu được lợi nhuận trung bình là 3,52 triệu đồng/ha. Từ kết quả ở bảng dưới cho thấy, trang trại làm dịch vụ trung bình trong năm chi ra các khoản chi phí như: nhiên liệu, nguyên vật liệu, điện nước, lãi vay, thuê mướn lao động, thuế, khấu hao máy móc thiết bị, vận chuyển, sữa chữa hàng năm với tổng chi phí là 44,01 triệu đồng/năm. Mà thu nhập cũng như lợi nhuận của các trang trại phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như: đất đai, lao động chi phí, giá bán, giá mua, … Nhưng do một số giới hạn nhất định, phương trình hồi quy chỉ có thể đề cập đến sự ảnh hưởng của các loại chi phí đến thu nhập (doanh thu) mà không xem xét hết tất cả các nhân tố như giá bán, năng suất, … ảnh hưởng đến doanh thu.

Hệ số xác định R2 = 0,674 có nghĩa là các biến nghiên cứu trong phương trình hồi quy có tác động đến ảnh hưởng đến doanh thu của các trang trại sản xuất lúa là 67.4%, còn lại 32,60% là do các nhân tố khác không nghiên cứu trong phương trình hồi quy tác động vào sự tăng giảm nguồn doanh thu của các trang trại. Trong các khó khăn nêu trên thì thông qua điều tra 13 trang trại chuyên nuôi thuỷ sản thì có đến 12 trang trại cho rằng giá cả thị trường là nhân tố gây khó khăn lớn nhất đới với các trang trại (chiếm 92,31%), và vốn là nhân tố kế đến gây khó khăn lớn trong quá trình sản xuất của các chủ trang trại (chiếm 76,92%). Riêng đối với các trang trại chuyên chăn nuôi thì có ý kiến cho lĩnh vực chăn nuôi như sau: Cần các chính sách hỗ trợ vốn hợp lý, chính sách hạn điện thuận lợi hơn cho các trang trại, cung cấp con giống, cung cấp đầy đủ và kịp thời về các thông tin khoa học kỹ thuật và thông tin thị trường, tạo được đầu ra ổn định nhằm tiêu thụ sản phẩm được lâu dài và bền vững trong quá trình phát triển sản xuất chăn nuôi, và kiến nghị cuối cùng là các chính sách về thuế khoá.

Đối với các trang trại chuyên nuôi trồng thuỷ sản cũng có một số kiến nghị cụ thể như sau: cần hỗ trợ vốn sản xuất, các chính sách hạn điền, chính sách thuế, cung cấp các thông tin khoa học kỹ thuật, cung cấp các thông tin về thị trường giá cả, tạo được thị trường tiệu thụ ổn định và một số kiến nghị khác.

Bảng 1: Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở An Giang.
Bảng 1: Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở An Giang.