MỤC LỤC
Cao Thị Kim Thu (2009) [8], khi nghiên cứu thành phần loài họ Perlidae thuộc bộ Cánh úp ở khu vực miền Trung Việt Nam từ 2004 đến 2008, đã xác định được 22 loài thuộc 10 giống, trong đó có 4 loài mới là Neoperla tamdao, Tyloperla trui, Acroneuria bachma, Chinoperla rhododendrona và 4 loài lần đầu ghi nhận cho khu hệ Việt Nam. Năm 2009, trong nghiên cứu về đa dạng côn trùng nước ở các Vườn Quốc gia một số tác giả có đề cập tới thành phần loài Cánh lông tại đó như Hoàng Đức Huy và cộng sự nghiên cứu ở Vườn Quốc gia Bi Doup- Núi Bà tỉnh Lâm Đồng, Nguyễn Văn Hiếu ở Vườn Quốc gia Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc, Nguyễn Thị Minh Huệ ở Vườn Quốc gia Bạch Mã tỉnh Thừa Thiên Huế [3, 4].
Địa hình Khu bảo tồn chia cắt mạnh, có nhiều đỉnh cao trên 1000m (cao nhất là đỉnh Pù Luông 1.700m), địa thế khu vực nghiêng dần từ Tây - Bắc sang Đông - Nam, độ dốc bình quân 300, khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng khía hậu của vùng Tây Bắc và ảnh hưởng sâu sắc của gió Lào, nhiệt độ trung bình năm 230C; lượng mưa bình quân năm 1.500 mm; khu vực đỉnh núi Pù Luông và khu vực Son, Bá, Mười có khí hậu rất lạnh với nhiều sương mù. Khu BTTN Pù Luông có rất nhiều loài động thực vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và Sách đỏ thế giới (IUCN, 2010) như Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis), Thông đỏ bắc (Taxus chinensis), Báo gấm (Pardofelis nebulosa), Beo lửa (Catopuma temminckii), Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri)….
Khu BTTN gồm các phần đất thuộc địa phận của 9 xã: Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân, Hồi Xuân, Phú Nghiêm thuộc huyện Quan Hóa và Thành Sơn, Thành Lâm, Cổ Lũng, Lũng Cao thuộc huyện Bá Thước. Khu bảo vệ nghiêm ngặt gồm hai dãy núi chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và được ngăn cách với nhau bởi một thung lũng có người dân sinh sống và canh tỏc.
- Các hoạt động kinh tế của người dân: Sản xuất nông nghiệp là nghề kinh tế chủ yếu của người dân trong vùng chiếm đến 89,6% tổng số người lao động. Toàn bộ mẫu vật thu ngoài thiên nhiên được bảo quản trong cồn 70% và lưu trữ tại phòng thí nghiệm Đa dạng sinh học, bộ môn Động vật Không xương sống, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nước suối trong, có tốc độ dòng chảy khá mạnh và tạo thành các vũng lớn (chủ yếu là cát và đất ở nền đáy). Nền đáy là đá tảng lớn chiếm ưu thế xen lẫn đá nhỏ và sỏi, rất ít mùn thực vật và không có rác thải. Sinh cảnh hai bên bờ gần như không có cây thủy sinh với 1 bên là ruộng lúa và một bên là đường đi.
Suối chịu nhiều tác động do hoạt động chăn thả gia cầm ở bờ suối và nước thải sinh hoạt của người dân địa phương.
- Dụng cụ thu mẫu định tính bao gồm vợt ao (Pond net) và vợt cầm tay (Hand net). - Việc thu mẫu được tiến hành bằng cách đặt miệng vợt ngược dòng nước, dùng chân đạp nền đáy một lúc cho côn trùng nước theo dòng chảy đi vào trong lưới. Ở những nơi có cây bụi thủy sinh dùng vợt sục vào các cây bụi đó và các rễ cây ven bờ suối, với những nền đáy có đá lớn thì ta nhấc đá lên và bắt mẫu bằng panh một cách nhẹ nhàng để tránh làm nát mẫu, ở những vùng nước nhỏ hoặc dòng chảy hẹp thì việc thu mẫu được thực hiện bằng vợt cầm tay. • Thu mẫu định lượng. - Sử dụng lưới Surber lấy 2 mẫu: một mẫu nơi nước đứng và một mẫu nơi nước chảy. Mẫu vật sau khi lấy cần đãi bớt bùn đất và rác. Do côn trùng nước có cơ thể mềm, dễ nát nên phải nhẹ nhàng và nhặt sơ qua mẫu ngay tại thực địa. Mẫu vật sau khi được nhặt sạch sẽ được định hình trong cồn 700, ghi etiket đầy đủ và đem về phân tích, định loại và lưu trữ tại phòng Đa dạng sinh học, Bộ môn Động vật Không xương sống, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội. b) Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. Để làm rừ hơn tớnh đa dạng của cụn trựng nước tại khu vực nghiờn cứu, chúng tôi đã tiến hành phân tích về thành phần loài cũng như mật độ phân bố của mỗi bộ côn trùng nước tại các điểm thu mẫu trên hệ thống suối của Khu BTTN Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa được trình bày chi tiết dưới đây. Các họ còn lại có phân bố hẹp, chỉ xuất hiện ở một khu vực nhất định như họ Calopterygidae chỉ thu được ở khu vực đầu nguồn, họ Libellulidae và Cordulegastridae thu được ở khu vực giữa nguồn trong khi cuối nguồn có sự chiếm ưu thế của các loài thuộc họ Chlorolestidae và họ Lestidae (Bảng 3).
Trong số 10 họ xác định được tại khu vực nghiên cứu nhận thấy họ Elmidae và Scirtidae có phân bố ở cả ba khu vực đầu nguồn, giữa nguồn và cuối nguồn của hệ thống suối, các họ khác có phân bố hẹp hơn rất nhiều như họ Dryopidae, Gyrinidae và Ptilodactylidae chỉ bắt gặp ở những suối đầu nguồn, họ Haliplidae phân bố rải rác ở suối giữa nguồn và họ Staphylinidae chỉ bắt gặp ở khu vực các suối cuối nguồn (Bảng 3). Về phân bố, đa số các loài trong bộ Hai cánh có phân bố đồng đều từ các suối đầu nguồn đến các suối cuối nguồn, đứng đầu là các họ Chironomidae và Tipulidae, đa số các loài thuộc những họ này có mặt ở hầu hết các điểm nghiên cứu, từ những suối có độ cao dưới 100m đến 400m. Đây là kết quả nghiên cứu đầu tiên về quần xã côn trùng nước tại Khu BTTN Pù Luông, do còn hạn chế về thời gian và không gian nghiên cứu nên trong thời gian tới cần phải có các nghiên cứu tiếp theo để bổ sung thêm các dẫn liệu về đa dạng côn trùng nước tại khu vực nghiên cứu.
Có sự biến động về thành phần loài như vậy có thể được giải thích do khu vực giữa nguồn bao gồm những sinh cảnh suối chịu nhiều tác động trực tiếp của hoạt động nông nghiệp và người dân địa phương chăn thả gia súc, gia cầm nên nước suối đã bị tác động mạnh. Trong khi đó, những suối đầu nguồn tuy có độ rộng mặt nước hẹp nhưng nước suối rất sạch và không chịu nhiều tác động của người dân. Đây có thể là một lý do giải thích cho việc số lượng loài ở khu vực giữa nguồn ít hơn nhiều so với khu vực đầu nguồn.
Số loài thu được ở mỗi bộ côn trùng nước theo ba khu vực nghiên cứu Về thành phần loài nhận thấy bộ Phù du, Cánh lông và Cánh nửa chiếm ưu thế ở cả ba khu vực nghiên cứu.
Để cú thể thấy rừ hơn sự khỏc nhau về mật độ cụn trựng nước, chỳng tụi tiến hành so sánh mật độ của các bộ côn trùng nước theo các khu vực nghiên cứu là đầu nguồn, giữa nguồn và cuối nguồn của suối (Bảng 6 và hình 6). Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng tiến hành xác định loài ưu thế, chỉ số loài ưu thế (DI), chỉ số Đa dạng sinh học Shannon - Weiner (H’) và chỉ số phong phú loài Magalef (d) tại các khu vực nghiên cứu (Bảng 7). Tại đây, không đủ ánh sáng cho tảo và thực vật thủy sinh lớn phát triển do đó nguồn dinh dưỡng cho côn trùng nước ở khu vực đầu nguồn chủ yếu là cành lá các tán thực vật ven bờ rụng xuống và vụn rác hai bên bờ suối.
Có sự chênh lệch tỷ lệ lớn như vậy có thể được giải thích là do ở các suối cuối nguồn tuy có độ rộng mặt nước lớn nhưng độ sâu lại rất hạn chế chỉ khoảng từ 5 - 20cm là một nguyên nhân làm cho tỷ lệ nhóm ăn lọc tầng nước giảm đáng kể.
So sánh số lượng loài côn trùng nước ở Pù Luông và một số khu vực nghiên cứu khác. Trên cơ sở thành phần loài côn trùng nước ở các khu vực nghiên cứu, tiến hành tính chỉ số tương đồng giữa 4 khu vực nghiên cứu (Bảng 10). Kết quả này cũng thể hiện rừ qua sơ đồ mối tương quan giữa cỏc khu vực nghiờn cứu ở hỡnh 9.
Kết quả này chỉ phản ánh được phần nào mối tương quan giữa các khu vực nghiên cứu, bởi sự so sánh phụ thuộc chặt chẽ vào nhiều yếu tố liên quan như thời gian thu mẫu, địa điểm khu vực lấy mẫu… Vì vậy, để hoàn thiện hơn cần có những nghiên cứu bổ sung.