MỤC LỤC
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về nguồn nhân lực, phát triển NNL, Luận án xây dựng mô hình phát triển NNL cho các DN khu công nghiệp và trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển NNL của các DN trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Luận án đưa ra các giải pháp nhằm phát triển NNL của các DN khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2011-2020.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn và hoàn thiện công tác phát triển NNL cho các DN KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tới năm 2020.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Thông qua việc sử dụng bảng hỏi được xây dựng trên nền tảng lý luận về phát triển NNL cho các DN KCN. Cụ thể tác giả tiến hành điều tra các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời gian vào cuối năm 2014.
Quy trình thực hiện đề tài
Thứ ba, Luận án đã đưa ra được một số kiến nghị đối với nhà nước và UBND tỉnh Bắc Ninh nhằm tháo gỡ những khó khăn và hỗ trợ cho các DN KCN tỉnh Bắc Ninh phát triển NNL của doanh nghiệp KCN mình. UBND tỉnh Bắc Ninh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về phát triển NNL; tăng cường hợp tác và thiết lập các mối quan hệ với các bộ, ngành liên quan, các cơ quan hữu quan; tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố để phát triển nguồn nhân lực; hoàn thiện chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống thông tin thị trường lao động.
Phát triển thể lực, tâm lực cho người lao động tập trung vào chăm lo sức khỏe, chế độ lương, thưởng, chăm lo các hoạt động tinh thần cho người lao động…. Nhà nước cần hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực; xây dựng và hoàn thiện các chính sách khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực để Tỉnh có thể xây dựng cơ chế thông thoáng;.
Một số cuốn sách khác của các tác giả nước ngoài đưa ra cái nhìn bao quát về quản trị nguồn nhân lực nói chung, mặt khác đi sâu vào những hiện tượng, quan điểm đang được bàn cãi và tranh luận về quản trị nguồn nhân lực trong giai đoạn hội nhập, như xu hướng outsourcing (thuê ngoài), phân tích quản trị nguồn nhân lực theo góc nhìn đạo đức (ethical perspective), phân tích những ví dụ cụ thể về thành công của các công ty trên thực tế. Một số công trình đã đề cập đến lĩnh vực quản trị và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp và cho khu công nghiệp như khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa, Bắc Thăng Long, Nam Thăng long.… Vấn đề quản trị nguồn nhân lực được các đề tài này đi sâu phân tích, tìm ra giải pháp cụ thể cho từng loại hình đào tạo, phương thức đào tạo, đối tượng đào tạo, tuy nhiên, vấn đề về phỏt triển nguồn nhõn lực thỡ chưa đề tài nào đi sõu và làm rừ.
Còn Beer (1980) định nghĩa rằng: “phát triển tổ chức là một quá trình (được tiến hành trên toàn bộ hệ thống) thu thập dữ liệu, chẩn đoán, hành động, lên kế hoạch, can thiệp và giáo dục nhằm (1) tăng cường tính thống nhất giữa cơ cấu của tổ chức, quy trình, chiến lược, nhân sự và văn hoá; (2) đề xuất những giải pháp mới, sáng tạo; (3) phát triển khả năng đổi mới của tổ chức thông qua sự hợp tác giữa các thành viên của tổ chức với những cơ quan chuyên trách về đổi mới, sử dụng những nghiên cứu, công nghệ và lý thuyết khoa học hành vi”. Còn phát triển nguồn nhân lực là cụ thể việc hình thành những phẩm chất của nhân lực, là tăng giá trị sử dụng con người trong quá trình phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, là quá trình biến đổi của nguồn nhân lực nhằm phát huy, khơi dậy những tiềm năng của con người, phát triển nhân cách, năng lực vật chất và tinh thần, hoàn thiện cả về đạo đức và tay nghề, cả về tâm hồn và hành vi từ trình độ chất lượng này lên trình độ chất lượng khác cao hơn, toàn diện hơn (Nguyễn Thị Thu Lan, 2007).
Khu công nghiệp Yên Phong được thành lập theo Văn bản số 303/TTg - CN ngày 20/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc đồng ý chủ trương xây dựng các Khu công nghiệp, Văn bản số 671/TTg-KTN ngày 26/4/2010 về việc mở rộng Khu công nghiệp Yên Phong và Quyết định số 599/QĐ-CT ngày 04/5/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cho phép Tổng Công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng làm chủ đầu tư khảo sát lập quy hoạch chi tiết và Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Yên Phong. Khu cụng nghiệp Quế Vừ II được thành lập theo Văn bản số 1954/TTg - CN ngày 27.11.2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh diện tích quy hoạch Khu cụng nghiệp Quế Vừ 2 và Cụng văn số 542/CN-XDCB ngày 17.5.2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cho phép Tổng Công ty đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp (IDICO) làm chủ đầu tư khảo sát lập quy hoạch chi tiết và Dự án đầu tư xõy dựng hạ tầng Khu cụng nghiệp Quế Vừ 2.
Sự gia tăng mạnh về số lượng lao động hằng năm cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của các KCN đã đi vào ổn định và phát triển và một nguyên nhân chủ yếu nữa là các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn này nhận được nhiều dự án FDI với vốn đầu tư lớn, từ các tập đoàn lớn như Công ty Canon (thu hút khoảng 24 nghìn lao động) và Công ty Samsung (khoảng 13 nghìn lao động). Điều này có thể giải thích bởi trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển các khu công nghiệp, các doanh nghiệp sử dụng lao động tại chỗ (lao động địa phương) là chủ yếu, nhưng cùng với quá trình phát triển, khi số lượng và quy mô các doanh nghiệp ngày càng tăng, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp cũng gia tăng, do vậy cần thiết phải tuyển dụng thêm nguồn lao động tại các địa phương khác.
Nguồn: Khảo sát của tác giả, 8 - 2014 Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết các chỉ tiêu chất lượng NNL cho thấy các kỹ năng: Khả năng làm việc theo nhóm, tác phong lao động công nghiệp, sử dụng phương tiện và máy móc thiết bị, chấp hành nội quy về lao động và thói quen giữ vệ sinh công nghiệp được 100% các doanh nghiệp cho rằng là cần thiết đối với cả bốn nhóm lao động. Còn những phương pháp khác như đào tạo theo địa chỉ (người học về địa phương công tác sau khi kết thúc khoá học); liên kết đào tạo với các trường ĐH, CĐ, dạy nghề; cử đi học nước ngoài; tham dự các hội nghị, hội thảo, seminar; đào tạo trực tuyến; đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm (trò chơi và mô phỏng, phân tích tình huống) rất ít được áp dụng nhất là đối với nhóm công nhân thì một số phương pháp hầu như không áp dụng như đào tạo theo phương thức từ xa, tham dự hội thảo, gửi đi học ngoài nước.
Ba là, kết quả khảo sát về các phương pháp đào tạo NNL trong các KCN Bắc Ninh cho thấy phương pháp thuyết trình, một phương pháp truyền thống vẫn là phương pháp đào tạo phổ biến hơn cả đối với cả bốn nhóm lao động của các DN trong các KCN của tỉnh, nhờ ưu điểm có chi phí thấp và đào tạo được một số lượng lớn công nhân một lúc, phù hợp với việc tiếp thu kiến thức tổng quan. Tuy nhiên, đối với những DN có những hoạt động liên quan đến phát triển tổ chức như thay đổi cơ cấu tổ chức khi cần thiết, chỳ ý đến giỏ trị cốt lừi của DN, tạo nờn văn húa riờng cho DN thỡ hiệu suất cụng việc tăng rừ rệt do uy tớn, thương hiệu của DN tăng, kỷ luật lao động đảm bảo, sự gắn kết giữa người lao động và các nhóm lao động trong DN chặt chẽ, quyền lợi của NLĐ được đảm bảo và NLĐ coi DN như ngôi nhà riêng của mình, phấn đấu vì sự tăng trưởng và phát triển của DN.
Với số nhân lực dự kiến đến năm 2020 là 285.000 người, trong những năm tới với phương thức lựa chọn các dự án đầu tư có tiềm năng, khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo tính KT – XH và phát triển bền vững của các DN trong KCN thì việc sử dụng NL có chất lượng phục vụ cho các dự án đi vào hoạt động mang tính bền vững là một yêu cầu cấp thiết và quan trọng. Bốn là, tham mưu với Tỉnh ủy, UBND Tỉnh trong việc xây dựng các giải pháp hỗ trợ các cơ sở đào tạo đang hoạt động nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo; thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo có chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào (nhà ở, trung tâm văn hóa, thể thao, trường học, bệnh viện…) đảm bảo nhu cầu về vật chất và tinh thần cho người lao động.
Cũng từ kết quả khảo sát các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, Bảng 3.7 chỉ ra rằng hầu hết các nhóm lao động trong doanh nghiệp đều nhận thức về mức độ cần thiết của các chỉ tiêu chất lượng nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp: thói quen giữ vệ sinh công nghiệp, chấp hành nội quy về lao động, tác phong lao động công nghiệp (100% doanh nghiệp đồng ý) và sử dụng phương tiện và máy móc cần thiết (97% doanh nghiệp). Đánh giá hiệu quả công việc của người lao động có nhiều ý nghĩa, một mặt giúp người lao động điều chỉnh, sửa chữa các sai lầm trong quá trình làm việc thông qua việc tự nhìn nhận bản thân và thông qua ý kiến phản hồi từ cấp trên, cấp dưới, các đồng nghiệp; mặt khác, giúp cung cấp các thông tin cho phòng nhân sự, làm cơ sở cho việc đánh giá mức lương, thưởng, xúc tiến quá trình đào tạo và thuyên chuyển nhân viên hay tái cơ cấu lại tổ chức.
Kết quả phát triển KCN ngày càng bền vững tùy thuộc phần lớn vào số nhân lực được đào tạo có trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật, khả năng đáp ứng công việc hay không… Kinh nghiệm cho thấy địa phương nào không tạo ra được đội ngũ nhân lực có chuyên môn, tay nghề giỏi thì nhân lực sẽ sớm bị DN đào thải vì không đáp ứng được yêu cầu phát triển, không tiếp cận được khoa học công nghệ. • Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo và phát triển NNL Nhà nước giúp tạo điều kiện để Tỉnh quan hệ với đại sứ quán các nước tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Bắc Ninh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức liên quan khác để có chiến lược tăng cường hoạt động đào tạo, chuyển giao nhân lực với các nước nhằm mang lại điều kiện tốt nhất cho phát triển NNL cho các KCN của Tỉnh.