MỤC LỤC
Quá trình lao động của con người bao giờ cũng diễn ra trong một môi trường sản xuất nhất định và có nhiều yếu tố ảnh hưởng tác động tới sức khỏe, năng suất lao động và sự an toàn của người lao động. Với mong muốn chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế, cải tiến điều kiện lao động tại các nhà máy khu vực Hà Nội của Công ty TNHH LIXIL Việt Nam, “Điều kiện lao động tại các nhà máy khu vực Hà Nội của Công ty TNHH LIXILViệt Nam” được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn này.
Lê Thanh Hà, Phó Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn làm chủ nhiệm đề tài đã đưa ra được một loạt số liệu nghiên cứu thực tiễn bất cập về việc làm và điều kiện làm việc của công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất như : Tình trạng văn hóa, chuyên môn và việc làm của người lao động, tình trạng sức khỏe, bệnh nghề nghiệp, số vụ tai nạn lao động. (4) Luận văn “ Hoàn thiện công tác tổ chức nơi làm việc trong các doanh nghiệp chuyên sản xuất gốm tại làng Gốm Bát Tràng- Gia Lâm- Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Nguyễn Thị Hồng ( Năm 2007, Đại học kinh tế quốc dân) đã đề cập tới vấn đề thiết kế nơi làm việc, trang bị nơi làm việc, bố trí nơi làm việc và phục vụ nơi làm việc của các doanh nghiệp sản xuất gốm tại Bát Tràng- Gia Lâm.
Nhìn chung các luận văn, công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến vấn đề cải tiến điều kiện lao động, tuy nhiên chưa có luận văn, công trình nào từng thực hiện nghiên cứu về cải tiến điều kiện lao động tại doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cụ thể là tại Công ty TNHH LIXIL Việt Nam. Nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về điều kiện lao động, nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động, nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường, nhóm điều kiện thẩm mỹ của người lao động, nhóm điều kiện tâm lý xã hội và nhóm điều kiện về chế độ làm việc và nghỉ ngơi.
Bảng hỏi gồm 29 câu hỏi lựa chọn và 1 câu hỏi mở, trong đó được phân chia thành các nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động, nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh, nhóm điều kiện thẩm mỹ của người lao động, nhóm điều kiện tâm lý xã hội, nhóm điều kiện về chế độ làm việc và nghỉ ngơi, mức độ gắn bó với công ty, các giải pháp cải tiến điều kiện lao động. Thông qua các câu trả lời của người lao động trên bảng hỏi, ta có thể đánh giá được thái độ và sự đánh giá của các bộ công nhân viên về điều kiện lao động hiện nay của doanh nghiệp cũng như sự kỳ vọng của họ về một điều kiện lao động mới.
- Luận văn chỉ ra được mối quan hệ của điều kiện lao động với những vấn đề bất cập mà Công ty đang gặp phải trong quản lý nhân sự (ví dụ: tỷ lệ nghỉ việc quá cao, năng suất làm việc thấp, mức độ gắn kết thấp …). - Luận văn đánh giá về điều kiện lao động tại Công ty và so sánh với những doanh nghiệp khác trong cùng ngành nghề, từ đó phân tích chi tiết, cụ thể, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp nhìn thấy được những hạn chế về điều kiện lao động và thực hiện những giải pháp nhằm cải tiến điều kiện lao động tại Công ty.
Từ đó chỉ ra được tầm quan trọng của điều kiện lao động đối với hoạt động chung của doanh nghiệp. Hạn chế của luận văn: Do thời gian nghiên cứu có hạn và chưa có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót.
Cơ sở lý luận về điều kiện lao động trong doanh nghiệp
Phân tích thực trạng điều kiện lao động tại các nhà máy khu vực Hà Nội của Công ty TNHH LIXIL Việt Nam
Theo bài giảng năm 2014 của TS.Vũ Thị Uyên- Giảng viên trường đại học Kinh tế Quốc Dân thì “ Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tồn tại trong môi trường làm việc bao quanh người lao động và được hình thành do tính chất, đặc điểm công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường vi khí hậu trong không gian nơi làm việc, có ảnh hưởng tác động tới sức khỏe hoặc khả năng làm việc của người lao động và từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, hiệu quả làm việc của cá nhân người lao động và của toàn tổ chức”. Các nội dung về điều kiện lao động được quy định trong Luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội (Chế độ với người bị tai nạn và bệnh nghề nghiệp), Luật bảo hiểm y tế. Dưới đây là một số nội dung nổi bật về điều kiện lao động:. Quy định danh mục các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật như:. Các văn bản pháp luật trên đều còn thời gian hiệu lực, như vậy khi doanh nghiệp rà soát công việc nặng nhọc độc hại sẽ phải xem xét qua cả 8 văn bản và đối chiếu so sánh với doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, cách gọi tên công việc có thể khác nhau tại mỗi doanh nghiệp, quy trình công nghệ máy móc thiết bị khác nhau vì thế rất khó để đối chiếu áp dụng. Một công việc nếu sản xuất theo công nghệ sản xuất này có thể là nặng nhọc độc hại, nhưng với công nghệ sản xuất khác thì vị trí công việc đó không còn độc hại nặng nhọc nữa vì thế gây ra khó khăn khi áp dụng. Chế độ đặc biệt dành cho nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Dưới đây là bảng liệt kê chi tiết các chế độ được hưởng đối với người làm nghề có công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm được hưởng theo quy định pháp luật mà tác giả tổng hợp được:. TT Chế độ đãi ngộ theo yêu cầu pháp luật Căn cứ pháp luật. Làm việc đủ 12 tháng được nghỉ 14 ngày phép nếu làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm. Nghỉ 16 ngày phép nếu làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.). Nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm: Loại IV Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:. Loại V, Loại VI. Mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường. Được hưởng bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật nếu thoả mãn điều kiện:. a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;. b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bệnh.
LIXIL VIỆT NAM
- Trong khẩu tuyển dụng công nhân đầu vào cần có thêm một bước là cho người lao động đi thực tế môi trường làm việc, để ứng viên có cơ hội làm thử 1 số thao tác công việc và biết được môi trường làm việc thực tế ví dụ như: bê sản phẩm đặt lên gòng, lau nước, tháo rỡ khuôn, kiểm tra sản phẩm để người lao động tự cảm nhận công việc có phù hợp với bản thân không và những người quản lý trực tiếp bộ phận đó đánh giá xem người lao động nào phù hợp với công việc nào. Hiện nay hệ thống pháp luật có quá nhiều nghị định, thông tư và luật liên quan tới vấn đề điều kiện lao động, cần có hẳn 1 chương riêng nói về điều kiện lao động thống nhất trong 1 bộ luật lao động và có thể hủy bỏ toàn bộ các nghị định thông tư trước đó để người lao động dễ theo dõi thực hiện không phải đối chiếu nhiều thông tư, nghị định đã cũ.
24 Các hình thức kỷ luật của công ty rất khắt khe 25 Trong 1 tháng vừa qua tôi hay phải làm xuyên ca 26 Tôi luôn cảm thấy mệt mỏi vì được nghỉ trưa/ tối quá ít. Chọn Stt Phương án cải tiến điều kiện lao động 1 Cải thiện bữa ăn hàng ngày đảm bảo dinh dưỡng và ngon miệng 2 Cải thiện khu vực ăn uống cần có thêm âm nhạc theo yêu cầu 3 Nhà vệ sinh cần được dọn dẹp sạch sẽ hơn nữa.
BỘ PHẬN NHÀ MÁY HÀ NỘI