MỤC LỤC
Quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là một trong những nội dung thể hiện quyền bình đẳng của cá nhân, tổ chức. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị có hiệu lực ngày 23/3/1976 tuyên bố: “Tất cả mọi người đều bình đẳng trước tòa án và cơ quan tài phán. Bất kỳ người nào đều có quyền đòi hỏi việc xét xử công bằng và công khai do một Tòa án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để quyết định về lời buộc tội trong vụ án hình sự hoặc xác định quyền và nghĩa vụ của người đỏ trong tố tụng dân sự .”.
Xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án thể hiện việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức ở những khía cạnh sau. - Pháp luật về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của tòa án là căn cứ pháp lý để Tòa án nhân dân thực thi quyền hạn trong việc giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền, là cầu nối giữa quy định của pháp luật mà cá nhân tổ chức được hưởng với quyền được yêu cầu Tòa án bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi chúng bị xâm hại. Nhiệm vụ của Tòa án là phải đảm bảo cho tất cả các quy định của pháp luật liên quan đến quyền của cá nhân, tổ chức phải được thực hiện, nếu các quy định đó thuộc chức năng, nhiệm vụ của tòa án.
- Pháp luật về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của tòa án còn là cơ sở pháp lý đảm bảo cho các quy định của pháp luật về các quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức được thực thi một cách ngiêm túc trên thực tế. Khi tham gia vào các quan hệ dân sự, cá nhân, tô chức đã tự mình ràng buộc trách nhiệm với các nghĩa vụ mà pháp luật quy định, đồng thời có quyền thụ hưởng những quyền lợi do pháp luật mang lại từ quan hệ dân sụ đó.đặt trong mối quan hệ tổng thể. Cơ sở pháp lý bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động áp dụng pháp.
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự ngoài chức năng định hướng cho việc xác định quyền hạn của Tòa án còn là căn cử để pháp luật được áp dụng thống nhất, đồng bộ. Từ đó sẽ loại trừ được sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các cơ quan nhà nước với Tòa án và giữa các Tòa án với nhau trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài nói riêng. Vì những tranh chấp này liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật của các quốc gia và có thể thuộc thẩm quyền xét xử của nhiều tòa án quốc gia khác nhau.
Việc xác định không chính xác, đúng đắng thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thuộc về tòa án nước này hay tòa án nước khác, không những làm cho phán quyết của tòa án đã tuyên khó thi hành trên thực tế mà có thể còn làm tổn hại đến mối quan hệ pháp lý giữa các quốc gia. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp còn là cơ sở pháp lý để tòa quyết định trong việc áp dụng luật nội dung một cách chính xác. Hoạt động giải quyết các tranh chấp của Tòa án nhân dân gắn liền với hoạt động áp dụng pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng.
Hoạt động tố tụng là phương thức để đưa các quy định trong luật nội dung trở thành hiện thực, có giá trị điều chỉnh các quan hệ xã hội trong thực tế. Pháp luật về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp là cầu nối, giữa những tranh chấp trong thực tiễn, theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức, tòa án sẽ áp dụng pháp luật nội dung và đưa ra kết luận mang tính quyền lực nhà nước. Việc tòa ản thi hành đúng pháp luật về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp là tiền đề để thực hiện đúng pháp luật về nội dung.
Đây là mối quan hệ tác động qua lại, tạo cơ sở pháp lý để các chủ thể có điều kiệnđảm bảo tính thống nhất trong hoạt động áp dụng pháp luật tại tòa án nhân dân.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế, pháp luật về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài là cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo sự bình đẳng của cá nhân, tổ chức nước ngoài trong việc thiết lập các quan hệ dân sự với cá nhân, tổ chức Việt Nam cũng như trong việc bảo vệ các quyền vả lợi ích hợp pháp của chính các cá nhân, tổ chức Việt Nam.tiến gần hơn các chuẩn mực pháp ĩý chung của thế giới. Việt Nam, cỏc luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung và Nam bộ vẫn tạm thời giữ nguyên như cũ, nếu những luật lệ ấy không trải với những điều thay đoi ấn định trong sắc lệnh này”, tại thời điểm này nhà nước vừa độc lập nên sắc lệnh ra đời để quy định về vấn đề tạm thi hành các văn bản luật trước đó chờ cho đến khi các văn bản khác ra đời. Đến 16/11/1945 Sắc lệnh số 47 được bổ sung sửa đổi bằng sắc lệnh số 60 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với quy định: Trước các Toà án Nam bộ và hai thành phố Hà Nội, Hải Phòng, sẽ áp dụng thủ tục ấn định trong Nghị định ngày 16 tháng 3 năm 1910 cùa nguyên Toàn quyền Đông Dương và những Nghị định sửa đổi Nghị định ấy.
Trước tình hình ở một địa phương chưa thành lập được Tòa án đê thực hiện việc xét xử, ngày 18/02/1946, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục ban hành sắc lệnh sổ 22 quyết đinh ở nơi nào chưa thành lập được Tòa án thì để ủy ban hành chính tạm giữ việc tư pháp nhưng phải có sự kiểm soát của cơ quan tư pháp. Để bảo toàn lãnh thồ, khẳng định sự độc lập của quốc gia, chủ quyền đất nước, ghi nhận thành tích vẻ vang cùa dân tộc vả điều chỉnh xã hội bằng pháp luật, ngày 09/11/1946, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành Hiến pháp đầu tiên của mình mở ra thời kỳ mới của dân tộc, thời kỳ bình đăng, tự đo; thoát khỏi sự áp bức của chinh sách thực dân, phong kiến. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân được cụ thể hóa hơn sau khi có sự ra đời của Hiến pháp 1946 bằng sắc lệnh số 185-SL ngày 26/05/1948 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về Tòa án sơ cấp và đệ nhị cấp trong thời kỳ chiến tranh, về mặt dân sự, thẩm quyền của Tòa án sơ cấp được giải quyết theo thủ tục chung thẩm và sơ thâm đối với cácrvụ dân sự và thường sự.
Đối với thủ tục sơ thẩm, Tòa án sơ cấp giải quyết các loại vụ việc: Những việc kiện về dộng sản mà giá ngạch so nguyên đơn định trên 300 đồng nhưng không quá 1500 đồng, những việc liên can đến hộ tịch (việc xin khai sinh, tử, giá thú quá hạn, xin sửa chữa giấy khai sinh, tử, giá thú, v.v..Điều 3 Sắc lệnh). Thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án đệ nhị cấp được xác định: Những việc kiện về động sản mà giá ngạch do nguyên đơn định trên 1500 đồng; những việc kiện về bất động sản mà giá ngạch theo thời giá hôm khởi kiện hay theo văn tự trên 300 đồng; những việc kiện không thế định được giá ngạch; những việc kiện không cứ giá ngạch nào mà phải quyết nghị về thẩm quyền;. Tại điều 1 Sắc lệnh quy định: "Toà án sơ cấp nay gọi là Toà án nhân dân huyện, Toà án đệ nhị cấp nay gọi là Toà án nhân dân tỉnh, Hội đồng phúc án nay gọi là Toà phúc thẩm, Phúc thẩm nhân dân nay gọi là Hội thẩm nhân dân" và quy định về thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm.
Ban Tư pháp xã có quyền xử chung thẩm những vụ vi cảnh phạt bạc từ 5 đồng đến 30 đồng; những việc đòi bồi thường hoặc bồi hoàn từ 300đ trở xuống do người bị thiệt hại thỉnh cầu trong đơn kiện hay chậm nhất lúc việc vi cảnh đem ra xử và sơ thẩm những việc đòi bồi thường hoặc bồi hoàn quá 300 đồng do người bị thiệt hại thỉnh cầu trong đơn kiện hay lúc xét xử (Điều 7 Sắc lệnh).