Chiến lược kinh doanh mới của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sau khi mất độc quyền sách giáo khoa

MỤC LỤC

Hướng tiếp cận

Quan sát, nghiên cứu phân tích số liệu thống kê, đánh giá kết quả kinh doanh hàng năm; chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của VNEPH. Đối với tài liệu sơ cấp: Khảo sát, phỏng vấn, xử lý số liệu thống kê. Sử dụng mô hình Delta ProJect và Bản đồ chiến lược để dánh giá điểm mạnh yếu của VNEPH hiện nay, đánh giá mức độ phụ thuộc về sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm vủa VNEPH đối với SGK.

Công cụ sử dụng trong nghiên cứu

Đối với các tài liệu thứ cấp, tiếp cận từ trong ra ngoài. Quan sát, nghiên cứu phân tích số liệu thống kê, đánh giá kết quả kinh doanh hàng năm; chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của VNEPH. Đối với tài liệu sơ cấp: Khảo sát, phỏng vấn, xử lý số liệu thống kê. Sử dụng mô hình Delta ProJect và Bản đồ chiến lược để dánh giá điểm mạnh yếu của VNEPH hiện nay, đánh giá mức độ phụ thuộc về sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm vủa VNEPH đối với SGK. Đưa ra những kiến nghị và đề xuất. i) Mô hình căn bản của quản trị chiến lược (Phụ lục 1). ii) Mô hình Delta Project (Phụ lục 2): Vận dụng mô hình để xác định ba định vị chiến lược của VNEPH đó là : Các thành phần cố định và hệ thống, sản phẩm chiến lược và các giải pháp khách hàng toàn diện. Quy trình xây dựng chiến lược theo mô hình này gọi là quy trình thích ứng, thể hiện qua các nội dung cơ bản: Hiệu quả hoạt động, đổi mới, định hướng khách hàng. iii) Bản đồ chiến lược (Phụ lục 3): Sử dụng bản đồ chiến lược trên cơ sở bảng cân bằng : mô tả phương thức một tổ chức tạo ra các giá trị kết nối mục tiêu chiến lược với nhau trong mối quan hệ nhân – quả. Đây là một hệ thống đo lường kết quả hoạt động của công ty trong đó không chỉ xem xét các thước đo tài chính, mà còn cả thước đo khách hàng, quá trình kinh doanh, đào tạo và phát triển. Bản đồ chiến lược được sử dụng dựa trên những nguyên tắc chủ yếu như sau: Cân bằng nguồn mâu thuẫn; Chiến lược khách hàng vớicác giá trị khác nhau; Giá trị được tạo ra nhờ nội lực của doanh nghiệp; Chiến lược bao gồm các vấn đề bổ sung nhau và đồng thời; Liên kết chiến lược và xác định giá trị của tài sản vô hình. Bản đồ chiến lược tạo thành một bức tranh tổng hợp giúp ta xác định được vị trí của công ty, sức mạnh liên kết từ đó có cách nìn bao quản về phương diện quản trị. iv) Một số cộng cụ khác. Phân tích ngành : Phân tích 5 thế lực cạnh tranh cơ bản (mô hình PORTER) Phân tích SWOT : Phân tích môi trường bên trong.

Một số đặc điểm riêng của VNEPH

Một số lưu ý khi sử dụng mô hình Delta project vỡ

Phương pháp nghiên cứu

    Như đã nêu trên, kảo sát điều tra nhằm tìm kiếm các tài tiệu sơ cấp và thứ cấp. Điều tra: Tìm tài liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo vủa VNEPH, biên bản của các cuộc họp HĐQT, Các bài báo liên quan đến sản xuất kinh doanh của VNPH,. Phỏng vấn: Dự định của tôi sẽ phỏng vấn một số vị trí lãnh đạo, nhân viên (Phụ lục 4).

    Số liệu đó được thống kê, xử lý thông qua phần mềm Exell và Maple và có thể cho kết quả bởi biểu đồ, đồ thị. Công tác tổ chức quản trị nguồn nhân lực khó đánh giá vì đang kế thừa mô hình công ty nhà nước. Vấn đề Marketing chưa được chú trọng do thừa hưởng một thị trường truyền thống khổng lồ, có sự chỉ đạo hỗ trợ của cơ quan nhà nước là Bộ GD&ĐT vì vậy đánh giá lĩnh vự này rất khó phân biệt khái niệm.

    Về sản phẩm đặc trưng: SGK nhưng có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước về nội dung, giá và phân phối sản phẩm này. Các sản phẩm khác phụ thuộc rất lớn vào SGK nên nhìn chung sản phẩm chưa phản ảnh đúng quy luật thị trường.

    Phân tích chiến lược hiện tại của VNEPH

    Sơ lược về Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam VNEPH

      (Nguồn VNEPH) Hạng mục kinh doanh của VNEPH có 4 hạng mục chính như sơ đồ trên. Sản phẩm được chia thành các loại sau: Sách giáo khoa; sách bổ trợ; sách tham khảo. Sách giáo khoa, sách bổ trợ: Cố định về số đầu sách; sách tham khảo tăng trưởng hằng năm có sơ đồ kèm theo.

      Thiết bị giáo dục: là sản phẩm quan trọng của VNEPH, tuy nhiên trong những năm gần đây VNEPH chưa chú trọng loại sản phẩm này do chưa đủ năng lực tài chính cũng như năng lực sản xuất. Tuy nhiên hiện nay đang đi vào củng cố và xây dựng sản xuất kinh doanh đối với sản phẩm này. Tài chính giáo dục là một hạng mục kinh doanh của VNEPH tuy nhiên đang ở dạng sơ khai với mục đích cho các công ty con vay vốn và kinh doanh cổ phiếu giáo dục.

      Cho thuê bất động sản: Hoạt động cho thuê văn phòng của VNEPH đã được hoạt động 5 năm trở lại đây và mang lại những hiệu quả nhất định. Năng lực cốt lừi hiện nay của VNEPH là xuất bản sỏch giỏo khoa và sỏch bổ trợ.

      Sơ đồ 1. Sơ đồ mô tả phạm  vi kinh doanh của VNEPH. (Nguồn VNEPH)
      Sơ đồ 1. Sơ đồ mô tả phạm vi kinh doanh của VNEPH. (Nguồn VNEPH)

      Hoạt động hiện tại VNEPH 1. Mục tiêu dài