MỤC LỤC
+ Lợi nhuận hoạt động tài chính: là số thu lớn hơn chi của các hoạt động tài chính bao gồm: các hoạt động cho thuê tài sản, mua bán trái phiếu, chứng khoán, mua bán ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, lãi cho vay thuộc các nguồn vốn và quỹ, lãi cổ phần và lãi do góp vốn liên doanh, hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn. Lợi nhuận khác: là khoản thu nhập khác lớn hơn các chi phí khác, bao gồm các khoản phải trả không có chủ nợ, thu hồi lại các khoản nợ khó đòi đã được duyệt bỏ (đang được theo dừi ngoài bảng cõn đối kế toỏn), cỏc khoản vật tư, tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt, mất mát các vật tư cùng loại, chênh lệch thanh lý, nhượng bán tài sản, các khoản lợi tức các năm trước phát hiện năm nay; số dư hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi, khoản tiền trích bảo hành sản phẩm còn thừa khi hết hạn bảo hành.
+ Đồng thời, kế toán sẽ ghi nhận khoản tiền về số sản phẩm, hàng hóa bị trả lại mà Cửa hàng sẽ thanh toán cho người mua hàng, có thể Cửa hàng sẽ thanh toán ngay. Do lượng sản phẩm biến động hàng ngày (nhập, xuất diễn ra hàng ngày), việc xác định giá thành của sản phẩm không thể diễn ra hàng ngày mà thường được tính vào cuối mỗi tháng. + Chi phí mua hàng phân bổ cho số hàng đã bán: Do chi phí mua hàng liên quan đến nhiều chủng loại hàng hóa, liên quan đến cả khối lượng hàng hóa trong kỳ và hàng hóa đầu kỳ cho nên cần phân bổ chi phí mua hàng cho hàng đã bán trong kỳ và hàng tồn kho cuối kỳ.
Do đặc điểm của Cửa Hàng TĂGS và TTY An Giang là một đơn vị kinh doanh nên tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc bán hàng: những khoản chi trả cho nhân viên (lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn…), chiết khấu bán hàng cho những đại lý đạt doanh số bán hàng như thỏa thuận, tiền vận chuyển, bốc xếp…. Khi phát sinh các nghiệp vụ có liên quan đến bán hàng, kế toán sẽ phản ánh vào TK 641 theo từng tài khoản chi tiết, đồng thời lập phiếu chi và theo dừi tài khoản này trờn Sổ Cái. + Các chi phí khác như: chi phí mua đồ dùng văn phòng, chi phí tiếp khách, chi phí công tác, chi phí cho công tác tiếp thị, chi phí hổ trợ tổ chức các hội nghị diễn đàn chăn nuôi, chi phí sửa chữa, chi phí hội nghị khách hàng, chi phí tổ chức tham quan du lịch và tham quan các khu vực chăn nuôi, chiết khấu cho các Đại lý, chi phí mua quà tặng cho khách hàng vào dịp lễ tết….
Thu nhập khác chủ yếu là các khoản thu hoa hồng, giá trị của số hàng hóa nhập thừa, chênh lệch thừa kiểm kê hàng tồn kho so với sổ sách kế toán, thanh lý nhượng bán TSCĐ. Chi phí khác chủ yếu là các khoản tiền chi mua quà tết cho nhân viên, chênh lệch thiếu kiểm kê hàng tồn kho, hao hụt hay mất mát hàng hóa trong kho, lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Sau đó sẽ kết chuyển toàn bộ các khoản doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, thu nhập và chi phí hoạt động tài chính, thu nhập và chi phí khác sang TK 911 để xác định lãi, lỗ trong suốt kỳ hoạt động.
Tuy nhiên, tỷ trọng của tất cả các khoản mục lợi nhuận so với tổng lợi nhuận trước thuế lại có xu hướng giảm hơn so với năm 2005. + Tỷ trọng của khoản lỗ do hoạt động tài chính mang lại đã giảm xuống 86%. Bởi vì, khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động bán hàng và lợi nhuận thu được từ hoạt động khác được tạo ra, một phần sẽ được dùng để bù đắp cho khoản lỗ từ hoạt động tài chính.
Chính vì vậy, tỷ trọng của khoản lỗ do hoạt động tài chính mang lại giảm xuống sẽ là một biểu hiện tích cực góp phần làm gia tăng tổng lợi nhuận trước thuế của Cửa hàng. + Mặc dù, tỷ trọng có giảm nhưng lợi nhuận thu được từ hoạt động bán hàng vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng lợi nhuận. + Bên cạnh đó, tỷ trọng của khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động khác cũng có xu hướng giảm hơn so với năm 2005.
Sự thay đổi về mặt kết cấu của các khoản mục lợi nhuận trên là một biểu hiện tích cực, cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của Cửa hàng đã ngày càng đạt hiệu quả hơn, góp phần làm gia tăng tổng lợi nhuận trước thuế của Cửa hàng.
Quy mô hoạt động của Cửa hàng là khá lớn (doanh thu đạt được trên 150 tỷ đồng hàng năm), số vòng quay tài sản cũng tương đối thể hiện tính năng động trong kinh doanh nhưng Cửa hàng đã không thể làm cho hệ số này ngày một tăng mà trái lại nó đã giảm từ 8,5 vòng xuống còn 5,76 vòng, bộc lộ sự yếu kém trong việc sử dụng tài sản. Nhờ sự quan tâm và chỉ đạo đúng đắn, kịp thời từ phía ban lãnh đạo Công ty đã giúp cho các cán bộ công nhân viên ở Công ty và các đơn vị trực thuộc nói chung, ở Cửa hàng kinh doanh TĂGS và TTY An Giang nói riêng luôn nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc phấn đấu hoàn thành tốt những nhiệm vụ được cấp trên giao phó. − Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về cách thức hạch toán kế toán tại Cửa hàng, em nhận thấy Cửa hàng đã thực hiện tốt các quy định về công tác hạch toán từ khâu lập chứng từ đến việc lập các báo cáo tài chính, các số liệu được hạch toán chính xác, đầy đủ, rừ ràng và trung thực.
− Việc sử dụng TK 3388 thay cho TK 336 là không tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành mà nguyờn nhõn chủ yếu là do thúi quen sử dụng TK 3388 để theo dừi cỏc khoản phát sinh trong nội bộ đã có từ trước khi Bộ Tài Chính ban hành qui định mới về việc hạch toỏn cỏc khoản phỏt sinh trong nội bộ vào TK 136 – Phải thu nội bộ (theo dừi ở Cụng ty) và TK 336 – Phải trả nội bộ (theo dừi ở cỏc đơn vị trực thuộc). Tuy nhiờn, việc hạch toán trên cũng không có ảnh hưởng gì đến việc xác định kết quả kinh doanh, bởi vì trong trường hợp tiêu thụ nội bộ việc hạch toán vào TK 336 hay TK 3388 thì đến cuối kỳ kế toán cũng sẽ kết chuyển toàn bộ số phát sinh này vào TK 911 – xác định kết quả kinh doanh. Việc hạch toán sai qui định này có thể làm cho việc xác định kết quả kinh doanh của hoạt động bán hàng và hoạt động khác kém chính xác, dễ làm cho chúng ta nhầm tưởng là việc sử dụng chi phí cho hoạt động bán hàng đã ngày càng đạt hiệu quả nhưng trên thực tế thì ngược lại.
+ Cửa hàng đã ngày càng sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn chủ sở hữu, nhưng tỷ suất tự tài trợ thì ngày càng giảm cho thấy nguồn vốn chủ yếu của Cửa hàng là nguồn vốn từ bên ngoài (vốn vay từ Công ty), Cửa hàng nên chú ý đến tính độc lập và tự chủ của mình về mặt tài chính.
Thưởng bằng cách áp dụng các mức chiết khấu thanh toán đối với các khách hàng thanh toán tiền trước hoặc đúng hạn, bên cạnh đó đối với các khách hàng thường xuyên thanh toán tiền trước hay đúng hạn cần nên khuyến khích họ tiếp tục duy trì bằng cách tặng quà cho họ vào những dịp lễ tết. Ngược lại, nếu quá thời hạn thanh toán mà khách hàng vẫn chưa chi trả thì tùy theo thời gian trễ hạn khách hàng đó sẽ phải chịu phạt theo một mức lãi suất qui định mà Cửa hàng đưa ra. − Đối với cỏc khoản phải trả: cần theo dừi chặt chẽ từng khoản nợ của từng chủ nợ, để xem xét và xác định khoản nợ nào đã đến kỳ hạn phải thanh toán và khoản nợ nào có thể gia hạn thêm.
Qua đó, nhằm nâng cao uy tín của Cửa hàng, tạo sự tin cậy cho các nhà cung cấp.