MỤC LỤC
Tài khoản kế toán là phương pháp phân loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tưng loại tài sản, nguồn vốn nhằm phản ánh và giám đốc một cách thường xuyên, liên tục số hiện có và tình hình biến động từng đối tượng của hạch toán kế toán. Đặc điểm của tài khoản kế toán là phản ánh số hiệu có và tình hình biến động của các loại tài sản, nguồn vốn trong đơn vị nên tài khoản có kết cấu theo một quy tắc nhất định. Vì đối tượng của hạch toán kế toán có hai mặt đối lập nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau như: thu – chi, tăng – giảm, nhập – xuất, vay – trả…nên yêu cầu của tài khoản là phản ánh được cả hai mặt đó trên cùng loại tài khoản.
Vì vậy kết cấu chung của tài khoản được chia làm hai bên, mỗi bên phản ánh một chiều biến động của đối tượng kế toán, theo quy ước, bên trái gọi là bên nợ, bên phải gọi là bên có. Việc ghi chép vào tài khoản chính là ghi vào sổ sách kế toán nên nó được trình bày trên một trang sổ. Theo chế độ kế toán hiện hành, hệ thống tài khoản kế toán gồm 86 tài khoản thuộc bảng cân đối tài khoản và 6 tài khoản ngoài bảng cân đối.
Có một số cách phân loại tài khoản khác nhau như: Tài khoản vốn, tài khoản nguồn vốn, tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán, tài khoản thuộc báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh… Dưới đây là cách phân loại tài khoản theo hệ thống tài khoản thống nhất và trình bày kết cấu, nội dung phản ánh chủ yếu của từng tài khoản đó. - Số phát sinh làm giảm nguồn vốn - Số phát sinh làm tăng nguồn vốn Cộng phát sinh nợ Cộng phát sinh có. Như vậy, loại tài khoản phản ánh nguồn vốn có kết cấu hoàm toàn ngược với tài khoản phản ánh tài sản, điều này cũng rất logic vì tài sản và nguồn vốn là hai mặt đối lập nhau song luôn cân bằng về tổng giá trị.
Ngoài các loại trên ra, có một số tài khoản mà kết cấu của nó không theo nguyên tắc như trên, đó là những tài khoản điều chỉnh, tác dụng của nó để phản ánh sát thực giá trị của tài khoản trong đơn vị. Riêng đối với các tài khoản loại 0, cách ghi chép giống nhau và có kết cấu chung là ghi nợ để phản ánh tăng, ghi có để phản ánh giảm.
- Khái niệm: Kế toán chi tiết là loại kế toán mà thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính được kế toán thu nhận, xử lý và cung cấp ở dạng chi tiết, tỉ mỉ và cụ thể, được biểu diễn bằng cả giá trị, hiện vật và thời gian lao động. - Kiểm tra việc ghi chép trên tài khoản kế toán tổng hợp, vì việc ghi chép lên tài khoản tổng hợp chính là :ghi sổ kép” các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chúng luôn bảo đảm tính cân đối là: Số dư bên nợ phải bằng số dư bên có. Dựa vào dòng số liệu trên dòng tổng cộng để kiểm tra, nếu tổng dư nợ đầu kỳ = tổng dư nợ có đầu kỳ, tổng phát sinh nợ trong kỳ = tổng phát sinh có trong kỳ, tổng dư nợ cuối kỳ = tổng dư có cuối kỳ thì chứng tỏ việc ghi chép trên tì khoản tổng hợp đã chính xác.
Yêu cầu của việc kiểm tra số liệu ghi chép trên tài khoản tổng hợp và chi tiết là không được phép có sai số, dù là sai số rất nhỏ cũng phải tìm ra nguyên nhân và sửa chữa kịp thời, đúng phương pháp. Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán: Phưong pháp cân đối kế toán là phương pháp kế toán được sử dụng nhằm tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán, theo mối quan hệ cân đối vốn có giữa các đối tượng kế toán. - Với số liệu nguồn vốn, xét về mặt kinh tế, số liệu bên nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành tài sản của đơn vị, kết cấu của chúng, qua đây có thể khái quát đánh giá mức độ chủ động về tài chính của doanh nghiệp.
- Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng một tài sản và giảm một tài sản khác thì số liệu không làm ảnh hưởng gì tới quy mô của tài sản và của nguồn vốn, và sự thay đổi này chỉ ảnh hưởng tới kết cấu của bên tài sản. - Nếu một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng một nguồn vốn này và giảm một nguồn vốn khác thì số liệu không làm ảnh hưởng gì tới quy mô của tài sản và nguồn vốn, và sự thay đổi này chỉ ảnh hưởng tới kết cấu của bên nguồn vốn. - Nếu nghiệp vụ vốn kinh tế phát sinh làm ảnh hưởng cả hai bên của bảng theo chiều hướng tăng, có nghĩa là nghiệp vụ làm tăng tài sản, tăng nguồn vốn với cùng một số tiền, khi đó quy mô của tài sản và nguồn vốn đồng thời tăng lên cùng một lượng giá trị làm ảnh hưởng kết cấu toàn bộ tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.
Ở phần tài sản, căn cứ vào số dư của các tài khoản phản ánh tài sản để ghi vào cột số tiền tương ứng với từng loại, còn ở phần nguồn vốn, lấy số dư của các tài khoản phản ánh nguồn vốn để vào bảng. Để xác định được số dư trên tài khoản tổng hợp, phải tiến hành khoá sổ, tính số phát sinh nợ và có trong kỳ, rồi xác định số dư cuối kỳ, đây chính là số liệu để lập bảng tổng kết tài sản, số dư cuối kỳ này sẽ trở thành số dư đầu kỳ năm sau.
Trên thực tế bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện như sau. Hàng năm, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó dùng căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm cănn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10,…ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng nhật ký đặc biệt,lấy số liệu đã ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt ( nếu có). Cuối tháng, cuối kỳ, cuối năm, cộng số liệu trên sổ Cái, lập bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (Được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên sổ Nhật ký chung ( hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. Trong hình thức chứng từ ghi sổ, việc ghi sổ theo thứ tự thời gian tách rời việc ghi sổ theo hệ thống trên hai loại sổ kế toán tổng hợp khác nhau: sổ đăng kí chứng từ ghi sổ và sổ cái các tài khoản.
Kế toán máy là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thông tin kế toán, thực hiện công tác hạch toán trong doanh nghiệp. - Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán theo quy định của Bộ tài chính hoặc kết hợp các hình thức kế toán đó với nhau. - Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không bắt buộc hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.
- Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.