MỤC LỤC
- Các nội dung hoạt động chương trình Tuần lễ doanh nghiệp nhỏ và vừa như: hội thảo, tọa đàm, lớp học, hội thi… bám sát vào nhu cầu của doanh nghiệp trong từng thời điểm, đã giúp các doanh nghiệp thương mại nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các sản phẩm mới, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, người tiêu dùng, giao lưu, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, mở rộng thị trường, đồng thời học tập được nhiều kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành phố, tỉnh bạn. Qua các kỳ tham gia hội chợ trong nước, đã thu được những thành công nhất định, quảng bá được sản phẩm, mở rộng được hệ thống đại lý tiêu thụ tại các tỉnh nhất là mặt hàng: kẹo dừa, kẹo chuối, bánh phồng, bưởi da xanh, hàng TCMN, có cơ hội giao lưu, trao đổi và tìm hiểu thêm về phương thức kinh doanh có hiệu quả như: quảng cáo, khuyến mãi, giao thương hàng hóa qua biên giới, các đối tác cũng đã tìm đến các doanh nghiệp.
- Cơm dừa nạo sấy là sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao nhất trong các sản phẩm từ dừa, tuy nhiên sản phẩm xuất khẩu cũng chưa có bao bì đóng gói và đăng ký thương hiệu hoàn chỉnh, đa số các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm xuất khẩu, một số doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp nhưng sản phẩm đóng gói dưới dạng bao lớn và doanh nghiệp nước nhập khẩu nhận hàng về đưa vào dây chuyền đóng gói lại thành những bao nhỏ lấy thương hiệu của doanh nghiệp nhập khẩu để phân phối cho hệ thống bán lẻ trong nước hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba. Qua kết quả tổng hợp các phiếu điều tra cho thấy một số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản như: Công ty Cổ phẩn Xuất Nhập khẩu Thủy sản, Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Lâm Thủy sản, Công ty Cổ phần Thủy sản có quan tâm đến hoạt động XTTM, đã gắn kết với Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam tham gia các đoàn khảo sát thị trường, các hội chợ chuyên ngành thủy sản trong nước, ngoài nước, kết quả đã tìm được một số khách hàng mới, thị trường mới.
- Cơ sở hạ tầng tại các khu, vùng quy hoạch phát triển du lịch trong thời gian qua mặc dù tỉnh có nhiều nổ lực đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa được hoàn chỉnh, nhiều đoạn đường không đảm bảo cho xe vận chuyển khách du lịch 50 chỗ đi qua, các bến đò vận chuyển khách còn tạm bợ, nước sinh hoạt và phục vụ khách du lịch chưa đạt yêu cầu, một số khu vực chưa có sóng điện thoại di động. Việc đầu tư nghiên cứu các sản phẩm du lịch mới lạ để thu hút khách du lịch còn nhiều hạn chế, các ấn phẩm quảng bá còn nghèo nàn, đa số các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động du lịch chỉ mới xây dựng brochure, chưa quan tâm đến việc đa dạng hóa các ấn phẩm du lịch để quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc quảng bá trực tiếp với khách du lịch.
- Khảo sát xây dựng tour: đã khảo sát và xây dựng 11 chương trình tham quan du lịch tại tỉnh; 12 chương trình du lịch nối tour với các địa phương trong nước; 6 chương trình du lịch quốc tế đến Campuchia, Hồng Kông, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia. - Thông qua hoạt động XTTMDL, các doanh nghiệp đã cập nhật được thông tin thị trường, sản phẩm, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước, tạo điều kiện để ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần thực hiện tốt mục tiêu của ngành thương mại du lịch và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Một số doanh nghiệp đã có cán bộ chuyên trách công tác thị trường, có trang bị máy vi tính kết nối internet, xây dựng trang web để giới thiệu và quảng bá sản phẩm. - Thực trạng các doanh nghiệp của tỉnh Bến Tre hầu hết là các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, khả năng về tài chính, kỹ thuật công nghệ, thu thập thông tin, kinh nghiệm trên thương trường quốc tế còn rất hạn chế.
- Đối với doanh nghiệp việc lựa chọn các công cụ XTTMDL còn hạn hẹp về số lượng, chủ yếu sử dụng những công cụ truyền thống, chất lượng và hiệu quả chưa cao. - Các cơ quan và tổ chức tư vấn làm dịch vụ XTTMDL chuyên nghiệp tại Bến Tre hầu như không có nên cơ hội dành cho doanh nghiệp bị giới hạn.
- Về đào tạo: khoảng 50% đăng ký tham dự các lớp như: Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động SX, KD; Bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực lãnh đạo; Xây dựng và quảng bá thương hiệu; Pháp luật sở hữu trí tuệ trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO; Nâng cao nâng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại. - Mục tiêu: tư vấn cho doanh nghiệp nắm bắt tình hình thị trường, xu hướng mặt hàng, công nghệ, xây dựng và khuyết trương thương hiệu, tài chính, pháp luật, công nghệ thông tin, quản lý… nhằm giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh đúng hướng và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, phù hợp với xu thế hội nhập.
Đây là phương án tăng tốc trong điều kiện phải phấn đấu cao, tốn nhiều kinh phí và công sức, đòi hỏi doanh nghiệp và nhà nước phải tập trung đầu tư nguồn kinh phí, nguồn nhân lực, tận dụng các thời cơ bên ngoài để hỗ trợ cho hoạt động XTTMDL, đồng thời tập trung đầu tư phát triển sản xuất tạo ra nguồn hàng phong phú đáp ứng nhu cầu thị trường, đầu tư phát triển du lịch. Dựa trên cơ sở các chương trình XTTMDL phong phú như: cung cấp thông tin; quảng bá hình ảnh sản phẩm, doanh nghiệp; tham gia hội chợ, khảo sát thị trường trong và ngoài nước; hội thảo; công tác đào tạo; tư vấn hỗ trợ cho doanh nghiệp; xây dựng cơ sở vật chất XTTMDL… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cũng như cơ hội để các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động XTTMDL, mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế hiện nay.
- Xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn, bằng biện pháp: xác lập hệ thống thông tin quản lý của doanh nghiệp, phân tích, dự báo thị trường và đối thủ cạnh tranh; phân tích, đánh giá đúng thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức dựa trên kỹ thuật phân tích SWOT; nhằm lựa chọn được cơ hội có khả năng dẫn đến thành công; lựa chọn các phương án chiến lược phù hợp với hoàn cảnh môi trường và thị trường cũng như điều kiện thực hiện của doanh nghiệp. - Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ và các hoạt động nghiên cứu triển khai để tăng năng suất, giảm chi phí, phát triển mặt hàng mới có hàm lượng công nghệ cao: Hiện nay, công nghệ sản xuất, chế biến một số nhà máy chế biến thủy sản, dừa đã lạc hậu so với trình độ tiên tiến trên thế giới, do đó mà chất lượng sản phẩm sản xuất ra không cao, chi phí nguyên liệu và năng lượng lớn, đã dẫn tới giá thành của sản phẩm cao hơn so với sản xuất ở các nước khác.
- Các doanh nghiệp du lịch nên chú trọng đầu tư các khu, điểm du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch chung của toàn tỉnh phải tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù cho doanh nghiệp, hấp dẫn và không trùng lắp với các doanh nghiệp khác, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ du lịch, khai thác các tài nguyên du lịch đồng thời phải chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững,. + Về tham gia hội chợ thương mại quốc tế: trước hết phải xác định quy mô, tính khả thi của hội chợ, nhu cầu của các doanh nghiệp trong tỉnh về tham gia hội chợ quốc tế, nguồn kinh phí hỗ trợ từ chương trình XTTM trong điểm quốc gia, ngoài nước (nếu có), quan hệ đối tác phối hợp, xây dựng chương trình, chuẩn bị thủ tục, nơi ăn nghỉ, phiên dịch, chuẩn bị cho việc trưng bày trang trí gian hàng, cách tổ chức tiếp đón khách tham quan, công tác chuẩn bị của các doanh nghiệp (thông tin, sản phẩm giới thiệu quảng bá), báo cáo kết quả đạt được sau chuyến đi.
Các doanh nghiệp nhất thiết phải có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về XTTM, XTDL và thành lập bộ phận chuyên trách về XTTM, XTDL.