MỤC LỤC
Có được kết quả lợi nhuận cao và tăng nhanh chứng tỏ hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của công ty đã thích ứng được với những đòi hỏi của cơ chế thị trường. Phòng kế hoạch thị trường – công ty dệt 19/5 Hà Nội Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy công ty Dệt Minh Khai là khách hàng đem lại doanh cao nhất cho công ty với số tiền là 15 tỷ đồng, thứ hai là công ty Dệt Hà Nội với số tiền là 11.3 tỷ đồng, đây là những khách hàng thường xuyên và tiêu thụ số lượng lớn sản phẩm sợi của công ty nên cần có chính sách hợp lý để giữ chân khách hàng như giảm giá, ưu tiên xuất hàng,…Bởi phần lớn lượng doanh thu tập trung từ một số ít khách hàng thể hiện ở con số tổng hợp: 81.5% doanh thu chiếm.
Làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa: chăm lo cho gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình CB_CNV có khó khăn, quyên góp tiền để xây dựng nhà tình nghĩa cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ trẻ em nghèo ở trại trể mồ côi Hà Cầu. Khi công ty mở rộng quy mô sản xuất, đội ngũ CB_CNV của công ty( cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và thợ lành nghề) chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu chuyên môn và kinh nghiệm trong sản xuất.
Do xu hướng tiêu dùng có sự chuyển biến sang chuộng những mặt hàng sản xuất trong nước đã gợi ra phương hướng phát triển cho công ty trong những năm sắp tới là tăng cường đầu tư các dây chuyền công nghệ nhuộm hấp với sự đa dạng hoá về mẫu mã, mầu sắc cũng như chủng loại sản phẩm, đồng thời duy trì sản lượng, chủng loại các sản phẩm vải bạt vì đây vẫn là các sản phẩm thô đóng vai trò chủ yếu, vải tẩy nhuộm là sản phẩm cuối cùng. Một số khách hàng lớn của Công ty vẫn là những khách hàng thường xuyên mua với số lượng lớn như: công ty giày Sài Gòn, công ty giày Thăng Long, công ty giày An Lạc…số lượng tiêu thụ của các công ty này qua các năm luôn tăng .Không chỉ là số lượng khách hàng truyền thống mà một số công ty mới trở thành bạn hàng của Công ty cũng đã tiêu thụ với mức sản lượng khá cao, đứng trong 10 khách hàng mang lại doanh thu 80% cho Công ty đó là công ty giày Bình Phước, điều này càng khẳng định chất lượng sản phẩm vải.
Nguyên vật liệu được sử dụng với vai trò rất khác nhau, nằm ở nhiều loại sản phẩm, có khi là sản phẩm của công đoạn này nhưng lại là nguyên vật liệu chính cho công đoạn sau bởi vì công ty có dây chuyền sản xuất dài, thiết bị công nghệ phức tạp, chia làm nhiều khâu, khâu này xong kế tiếp đến khâu sau, sản phẩm khâu trước lại phục vụ khâu sau. Để xác định được lượng đặt hàng hợp lý, tối ưu là yếu tố rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng đến nhiều chi phí kèm theo, nếu đặt hàng lớn thì giảm số lần đặt hàng, tiết kiệm được chi phí kinh doanh đặt hàng, giảm chi phí mua hàng với số lượng lớn, đảm bảo được sự chắc chắn về NVL; nhưng đặt hàng quá lớn sẽ làm lưu kho lớn, cần vốn lưu động lớn gây ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Với phương thức đặt hàng như vậy, công ty sẽ giảm được chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, hao hụt, mất mát…Nhưng việc đặt hàng như thế cũng sẽ gây khó khăn như: lượng tiền thanh toán cho việc thanh toán không có đủ, khách hàng không có NVL để đáp ứng kịp thời, nếu điều này xảy ra sẽ làm tăng thời gian máy móc ngừng.
Do đặc thù của sản phẩm dệt may, nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, bởi vậy việc lựa chọn nhà cung cấp sao cho phù hợp nhất về giá cả và chi phí vận tải đòi hỏi công ty phải thường xuyên nghiên cứu thị trường nguyên vật liệu và lựa chọn nhà cung cấp. Bước 3: Chọn lựa, phê duyệt: phòng vật tư đánh giá khả năng cung ứng của các đơn vị cung ứng trên cơ sở thông tin thu thập được, sau đó lập phiếu xem xét đề nghị của cỏc nhà cung ứng, phiếu theo dừi được Giỏm Đốc phờ duyệt và đưa vào danh sách các đơn vị cung ứng của công ty, danh sách này cứ sau 2 năm có sự đánh giá lại trước khi mua để kịp thời điều chỉnh.Việc lên danh sách nhà cung ứng và tạo được mối quan hệ thường xuyên, ổn định lâu dài tạo lợi thể là lựa chọn chắc chắn, không sợ rủi ro, giảm chi phí khảo sát, nghiên cứu. Nguyên vật liệu trong nước không đủ đáp ứng, chất lượng của bông trong nước không đủ chất lượng yêu cầu với sản phẩm, công ty phải nhập bông từ nước ngoài chủ yếu là các nhà cung ứng như: bông Tây Phi, bông Liên Xô, bông Mỹ, bông Ấn Độ….Nguyên liệu bông vẫn phải nhập đến 90%, đây là khó khăn cho công ty.
Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện, bởi vậy chất lượng được kiểm tra nghiêm ngặt ở tất cả các khâu, ngay từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất là NVL được bộ phận KCS kiểm tra, chỉ khi NVL đảm bảo chất lượng mới nhập kho, lúc đó thủ kho chịu trách nhiệm tiếp nhận chính xác số lượng, chủng loại NVL căn cứ vào quy định ghi trong hoá đơn, hợp đồng, phiếu giao hàng. Tuy vẫn xảy ra một số sai sót như vừa trình bày ở trên, nhưng nhìn chung dưới sự kiểm tra kỹ lưỡng và nghiêm túc về quy cách, phẩm chất NVL của nhân viên tổ KCS, NVL đạt mới được nhập kho nên hạn chế được những sai sót trong quá trình cung ứng NVL, căn cứ vào đó phòng vật tư viết phiếu nhập kho được chính xác, đáp ứng kịp thời nhu cầu NVL. Nếu đã hết NVL vì bất cứ lý do nào do chất lượng NVL không đảm bảo hay do lỗi trong quá trình sản xuất hay do lỗi bảo quả dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ sản xuất thì nhà máy phải làm báo cáo sản phẩm không phù hợp và hạn mức vật tư cho sản xuất (bổ sung) yêu cầu cần cấp thêm vật tư để các nhà máy có thể hoàn thành tiến độ sản xuất tránh gây ra gián đoạn ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm.
Tồn kho có thể là do khi cấp phát NVL hoặc tự mua sắm theo kế hoạch sản xuất nhưng chưa tính đến dự trữ tối ưu nên vẫn có thể được cấp thừa theo lô hoặc tồn kho là do mua dự trữ để đảm bảo kế hoạch sản xuất hoặc cũng có thể do yếu tố tích cực hơn đóa là khả năng tiết kiệm NVL trong sản xuất so với định mức. Hệ số quay kho NVl luôn dao động quanh giá trị 4 lần do đó phải trên dưới 3 tháng NVL mới được quay hết một vòng, đó là thời gian khá lâu để thu hồi vốn sản xuất kinh doanh diễn rá khá chậm. Vận chuyển bên trong là hình thức vận chuyển NVL từ kho nguyên liệu đến các phân xưởng sản xuất bằng các loại xe kéo tay.
Quá trình mua sắm, tiếp nhận NVL của công ty là theo đơn hàng, khi mua nhiều dẫn đến tình trạng có nhiều báo cáo sản phẩm không phù hợp từ dưới các phân xưởng yêu cầu cấp bổ sung để đảm bảo đúng tiến độ sản xuất được giao. Việc cấp phát NVL theo hạn mức tạo ra nhược điểm khi sử dụng lại dựa vào kinh nghiệm của người sản xuất, điều này dễ dẫn tới hao hụt NVL mà khó kiểm soát được, hơn nữa việc kiểm kê qua the kho lại chỉ được thực hiện vào cuối tháng nên không phản ánh kịp thời quá trình sử dụng NVL. Nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài còn hạn chế như: nguồn bông từ Tây phi, Liên Xô, Ấn Độ có chất lượng tốt nhưng lại chậm tiến độ, nguồn bông từ Trung Quốc thì giá rẻ, chủng loại phong phú, nhưng chất lưọng chưa đồng đều.
Thị trường bao gồm nhiều vấn đề phức tạp như: mạng lưới nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, tình hình NVL giá cả, chất lượng như thế nào…Trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, hiểu được những biến động của nó, công ty hoàn toàn có thể chủ động trong khâu mua sắm để không bị ép giá, chất lượng NVL luôn được đảm bảo, đúng tiến độ sản xuất đã được vạch ra. Công ty Dệt 19/5 cũng không nằm ngoài những xu hướng chung đó, công tác nghiên cứu thị trường của công ty chưa được thực hiện, việc xây dựng kế hoạch cung ứng như đã nói ở trên chủ yếu dựa trên phiếu, đơn hàng có sẵn nên không tạo ra được sự chủ động, linh hoạt, vì vậy khó có thể ứng phó kịp thời trước sự biến động, cạnh tranh ngày càng khốc liệt của cơ chế thị trường. Trong khi đó ngành dệt lại là ngành có quy trình công nghệ và số lượng các bước công việc tương đối phức tạp, yêu cầu cao về độ lành nghề, khéo léo…Tuy nhiên, số lao động được đào tạo chính quy chưa cao, số lao động tại thành phố là rất ít nên tác phong công nghiệp kém, óc thẩm mỹ, độ tinh xảo và khéo léo trong quá trình làm việc còn thấp gây khó khăn lớn cho công ty trong việc thực hiện đáp ứng những đơn hàng đòi hỏi cao về chất lượng.