Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới

Theo khảo sát năm 2002 của Viện Quy hoạch và Thống kê Nông Nghiệp thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích đất nông nghiệp nước ta có khoảng 10,5 triệu ha, đất có khả năng trồng lúa là trên 8 triệu ha, trong đó có những loại thổ nhưỡng có giá trị kinh tế rất cao như đất đỏ Bazan, đất phù sa do các con sông bồi đắp. Hơn nữa Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế hàng đầu trên thế giới, Mỹ có nhiều đóng góp to lớn và chi phối hoạt động của rất nhiều tổ kinh tế, thương mại và tài chính như WTO, WB, IMF, ADB..Ký kết hiệp định thương mại với nước này sẽ cho phép Việt Nam tiếp cận những tổ chức này và mang lại những cơ hội thuận lợi mới cho nhu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam.

Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu gạo của một quốc gia

Nghiên cứu tại hiện trường là việc doanh nghiệp thu thập thông tin về thị trường thông qua trao đổi trực tiếp với khách hàng, bằng các phương pháp như phỏng vấn, quan sát, thử nghiệm thị trường ..Ưu điểm của phương pháp này là cập nhật thông tin, có độ chính xác cao và bao quát được nhiều khía cạnh của thị trường nhưng nó đòi hỏi chi phí cao và tốn nhiều thời gian. › Xúc tiến khai thác nguồn hàng xuất khẩu; sau khi ký kết hợp đồng với các ngân hàng với các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp phải lập được kế hoạch thu mua và tiến hành sắp xếp cấc công việc đồng thời chỉ đạo các bộ phận thực hiện từng kế hoạch cụ thể.

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA (1989 – 2005)

Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam

Hàng năm, Irắc nhập khẩu gạo chủ yếu từ Việt Nam loại gạo 5% tấm- khoảng 500 ngàn tấn (80% tổng lượng nhập), số còn lại được nhập từ Thái Lan, ấn Độ, Pakistan..Mặc dù đây là thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam tương đối ổn định và có giá cao song cũng gặp nhiều khó khăn nhất là tình hình chính trị không ổn định. Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước Châu Phi từ Việt Nam còn chiếm tỷ trọng thấp(như Nigieria là nước nhập khẩu gạo lớn nhất Châu Phi và là một trong những nước nhập khẩu gạo lớn trên thế giới), tuy nhiên Châu Phi là một thị trường có tiềm năng rất lớn, vì thế các nhà xuất khẩu Việt Nam cần khai thác, thâm nhập vào thị trường này. Để khắc phục những tồn tại đó thì vấn đề quan trọng không phải là phấn đấu tăng diện tích, qui mô và doanh số xuất khẩu, mà cần tập trung đầu tư thâm canh và áp dụng các tiến bộ KH-CN, cải tiến chất lượng và phẩm cấp gạo, tổ chức tốt và khép kín các khâu thu mua, chế biến, marketing bán hàng, đảm bảo nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả cũng như ổn định thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Bảng 2.2: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam (2002- 2004) (%)
Bảng 2.2: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam (2002- 2004) (%)

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam 1. Yếu tố nghiên cứu thị trường

Năm 2005 là một năm thành công của công tác xúc tiến thương mại đối với mặt hàng gạo xuất khẩu nước ta, điều này thể hiện rừ thụng qua khối lượng gạo xuất khẩu đạt mức kỷ lục 5,2 triệu tấn và gạo Việt Nam đã xâm nhập vào một số thị trường khó tính như Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ,…Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu bước đầu đó không thể phủ nhận những tồn tại yếu kém của công tác xúc tiến thương mại nước ta. Hệ thống kênh thu mua của Việt Nam quá kồng kềnh nên lợi tức thu mua qua công đoạn thấp (Số liệu do Viện Khoa học Miền Nam cung cấp cho thấy có ít nhất 7 đại lý trong một kênh thu mua nội địa và 5 đại lý trong một kênh thu mua xuất khẩu. Lợi nhuận trong kênh thu mua gạo xuất khẩu năm 1997 ước tính được phân phối như sau: nông dân 44%, cơ sở xay xát đầu tiên 19% các cơ sở xay xát tiếp theo nơi loại tấm để nâng cao chất lượng gạo 39% và 12% cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Một số nước sử dụng kênh thu mua hiệu quả hơn với duy nhất chỉ một công đoạn xay xát. Với chu trình công nghệ này người thu mua được gạo chất lượng cao cho xuất khẩu trực tiếp từ thóc, chứ không phải qua công đoạn xay xát và xàng gạo chất lượng thấp với 35% tấm như ở Việt Nam). Có nhiều nguyên nhân nhưng có thể kể đến những nguyên nhân cơ bản như: thiếu nguồn hàng do thiếu vốn, giá thị trường tăng nên các doanh nghiệp giữ hàng lại đợi giá cao hơn, chất lượng gạo thấp không đạt yêu cầu,…Những bất cập trên không ít thì nhiều đang ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu gạo nước ta trong tương lai, làm mất đi giá trị thực sự của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế, ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

Dự báo thị trường gạo đến năm 2010 1. Dự báo sản xuất và tiêu thụ gạo thế giới

Các nước Châu Phi và Trung Đông cũng có xu hướng tăng nhập khẩu trong những năm tới do dân số tăng trong khi sản xuất nội địa hạn chế do điều kiện tự nhiên không thuận lợi ở các nước Bắc Phi trong khi Trung Đông và các nước Cận Sahara lại bị cản trở do những khó khăn về cơ sở hạ tầng và bất trắc về chính trị. Xuất khẩu gạo của Trung Quốc - nước đứng thứ 5 về xuất khẩu gạo, chỉ tăng nhẹ trong những năm tới do Trung Quốc chuyển từ sản xuất gạo cấp thấp sang các loại gạo có chất lượng cao nhưng năng suất thấp để đáp ứng nhu cầu tăng lên về loại gạo này từ thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu. Mặc dù nguồn thu từ xuất khẩu gạo chiếm vị trí quan trọng trong nguồn thu ngoại tệ của Pakistan nhưng những khó khăn về nguồn nước tưới cũng như cơ sở hạ tầng ngăn cản Pakistan tăng sản xuất và xuất khẩu gạo, làm lượng xuất khẩu của nước này, sau khi tăng nhẹ, lại giảm xuống mức 2,4 triệu tấn, tương đương với mức xuất khẩu năm 2000.

Bảng 3.2: Dự báo mức tiêu thụ gạo của thế giới tới năm 2010 của  USDA
Bảng 3.2: Dự báo mức tiêu thụ gạo của thế giới tới năm 2010 của USDA

Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới 1. Cơ hội thách thức do điều kiện hội nhập mang lại

Theo Vụ trưởng Vụ Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Thái Lan Rachane Potjanasutorn, Việt Nam và Thái Lan đã nhất trí về kế hoạch cùng hợp tác để củng cố hoạt động xuất khẩu và bình ổn giá gạo trên thị trường quốc tế, trong đó bao gồm cả việc Thái Lan trợ giúp Việt Nam nâng cao chất lượng gạo thông qua việc lập một hệ thống quản lý hoàn chỉnh từ thu hoạch, cất giữ, bán hàng và vận chuyển gạo. Nếu Việt Nam tận dụng được cơ hội nhu cầu thị trường tăng lên(trong khi các nước có tiềm năng cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu gạo như: Myanmar, Pakistan và Campuchia còn đang chậm hơn trong nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất và tìm cách mở rộng thị trường), đồng thời, tăng cường có hiệu quả áp dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất đi đôi với cải thiện cơ chế chính sách và phương thức xúc tiến thương mại, bắt kịp Thái Lan, Trung Quốc và ấn Độ trong cạnh tranh xuất khẩu vào các thị trường mới mở, Việt Nam sẽ có thể mở rộng xuất khẩu trên cả hai thị trường gạo phẩm cấp cao và gạo chất lượng trung bình. Ngược lại, nếu Việt Nam duy trì năng lực cạnh tranh như hiện tại, đồng nghĩa với Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ sẽ có cơ hội tiếp tục giữ vững thị phần của họ ở khu vực thị trường gạo chất lượng cao, trong khi đó khoảng cách không nhiều về khả năng cạnh tranh xuất khẩu giữa Việt Nam và nhóm 3 nước đang phát triển sẽ càng sít sao, thị phần nhập khẩu gạo của Việt Nam, vì vậy sẽ càng bị thu hẹp ít nhất 15.

Bảng 3.5: Dự báo thị trường gạo Việt Nam giai đoạn 2001-2010                                                                           Đơn vị: 1.000 tấn
Bảng 3.5: Dự báo thị trường gạo Việt Nam giai đoạn 2001-2010 Đơn vị: 1.000 tấn

Định hướng và giải pháp thị trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Giảm diện tích gạo có chất lượng thấp, mở rộng diện tích gạo có chất lượng cao, các giống lúa có khẳ năng kháng bệnh và chịu được các điều kiện thiên tai khắc nghiệt như các giống lúa CR203, OM 80 - 81, IR 58, IR 64, các giống lúa lai Trung Quốc và một số giống lúa đặc sản có phẩm chất cao, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. • Tăng cường quản lý chất lượng gạo xuất khẩu, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu từ khâu trồng, thu hoạch, bảo quản đến khâu xay xát, chế biến và đóng gói theo tiêu chuẩn thống nhất phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới, xây dựng quy chế bắt buộc về áp dụng tiêu chuẩn gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, từ năm 1996 đến nay đã có những thay đổi, xu hướng giảm tỷ lệ xuất khẩu và đặc trưng cơ bản của các nước ASEAN là có cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giống nhau nên các nước này nhập khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu là hình thức tạm nhập tái xuất, đặc biệt là Singapo nên không phù hợp với yêu cầu nâng cao giá trị xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới.