Phân tích thực trạng phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đà Nẵng giai đoạn 1997-2007

MỤC LỤC

Quy mô lao động sử dụng trong các DNDD

Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn và vướng mắc của các DNNVV thành phố Mặc dù Đảng, Nhà nước và chính quyền thành phố đã khẳng định chính sách nhất quán trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nưng trong thực tế thì sự việc này diễn ra theo chiều hướng ngược lại, đó chính là sự phân biệt đối xử tong một số cơ quan quản lý nhà nước và giữa các thành phần kinh tế khác nhau (đặc biệt là khu vực DNNVV khu vực dân doanh), nói đúng ra là những mâu thuẩn xuất phát từ lợi ích và thói hách dịch cửa quyền của các cơ quan công quyền. Thứ hai, đó là việc vay vốn rất khó khăn bởi vì nó đòi hỏi DN phải chứng thực được khả năng kinh doanh cũng như khả năng về tài chính của mình, đó là chưa kể đến các thủ tục rất phức tạp, đi vay các cơ quan tín dụng nhà nước tuy lãi suất thấp nhưng rất khó đi vay và làm thủ tục để được vay, lại còn bị giới hạn số tiền được vay, còn đi vay các ngân hàng thì lãi suất cao lại thêm vào các điều kiện ràng buộc rất phức tạp; trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước hoặc được bảo trợ của nhà nước thì thực hiện công việc này rất dễ dàng, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng nhưng việc tiếp cận nguồn vốn này gặp nhiều trở ngại do giá trị thế chấp nhỏ, không có khả năng bảo lãnh tín dụng. Một mặt khác và cũng là vấn đề mấu chốt quan trọng đó là tiếp cận thông tin thị trường, đây cũng là khâu yếu nhất và bị động nhất của các DNNVV thành phố, vấn đề này xuất phát từ hai nguyên nhân; nguyên nhân chủ quan đó là các DN rất thụ động trong việc tìm kiếm thông tin, tin học hóa và phát triển công nghệ yếu, nhiều doanh nghiệp hầu như không chú ý tới mặt này; nguyên nhân khách quan đó là việc truyền tải thông tin của các cơ quan chức năng tới các DNNVV là rất yếu, đơn cử đó việc áp dụng hình thức mã vạch trong thuế, việc này đã được tiến hành nhưng lại rất rườm rà và rất lâu.

Xác định việc tạo lập thị trường mới hoặc ổn định thị trường cũng là điều khó khăn của DNNVV, do đó thành phố cũng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ đối với các doanh nghiệp nói chung và các DNNVV nói riêng: Định hướng phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực của thành phố trong từng thời kỳ; hỗ trợ danh nghiệp liên kết tiêu thụ đối với sản phẩm xuất khẩu như thủy sản, may mặc…hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu thông qua việc cải cách thủ tục hành chính, hải quan mang tính gọn nhẹ, kịp thời tránh phiền hà cho Đà Nẵng. Tuy nhiên quá trình thực hiện còn có một số vương mắc như chưa có cơ chế phối hợp trao đổi thông tin một cách hiệu quả giữa các cơ quan trong nước và các tham tán thương mại, với đại diện cơ quan ngoại giao ở nước ngoài và các ban ngành, tổ chức xúc tiến DNNVV khác; nhiều thông tin chưa được cập nhật thường xuyên; nhận thức của các DNNVV về ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác thông tin phục vụ hoạt động sản xuất – kinh doanh còn hạn chế (đặc biệt là nông thôn và miền núi) nên hiệu quả của việc trợ giúp thông tin là chưa cao. Qua các năm tuy có sự phát triển về số lượng song năng lực đầu tư của các DNNVV vẫn còn nhiều giới hạn, đặc biệt trong lĩnh vực vốn, hiện nay có đến 63% các DNNVV TP có vốn hoạt động nhỏ hơn 500 triệu, tuy đây chỉ là mức vốn đăng ký nhưng với mức vốn như vậy thì thực sự là quá nhỏ bé đối với các doanh nghiệp muốn phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến hoạt động còn cầm chừng, chưa có khả năng đột phá và tạo ra sản phẩm riêng biệt tiêu thụ ở các TP lớn như Hà Nội hoặc TP Hôg Chí Minh chứ chưa nói đến trên toàn quốc.

Việc khen thưởng kịp thời đối với các doanh nghiệp, cá nhân có thành tích trong hoạt động sản xuất-kinh doanh trên địa bàn thành phố đã khẳng định sự quan tâm của Đảng bộ và Chính quyền không những bằng những cơ chế, chính sách thông thoáng mà còn thể hiện sự tôn vinh đối với doanh nhân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giỏi có nhiều đóng góp cho hoạt động xã hội của cộng đồng; Về các công tác khác UBND đã tổ chức những hội chợ để giúp cho doanh nghiệp thành phố thúc đẩy đầu tư, trao đổi mua bán trong và ngoài nước, các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, khảo sát thị trường cũng được tiến hành rất rầm rộ, sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai Luật doanh nghiệp và Luật Đầu tư cho hơn các đại biểu các Sở, ban, ngành, hiệp hội và một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố, văn phòng Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân tại Đà Nẵng đã triển khai một số công tác hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh như phỏng vấn các doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính trong thủ tục hành chính của “Một cửa liên thông” Trên cơ sở đó, đề xuất cải cách các thủ tục này đơn giản hơn nhằm tạo điều kiện cho DNDD phát triển…vv. Một mặt khác chính quyền thành phố nên đưa ra quy hoạch cụ thể và chi tiết tổng thể phân bổ các trung tâm, các cơ sỡ vật chất sao cho đảm bảo được tốt nhất cho hoạt động SXKD của các DNNVV, đặc biệt chính quyền thành phố nên quy hoạch và khuyến khích việc xây dựng các cao ốc và văn phòng cho thuê ngay trong trung tâm thành phố để phần nào giải quyết được vấn đề thiếu mặt bằng giúp các DN có được một văn phòng đầy đủ diện tích và tiện nghi đảm bảođiều kiện thuận tiện nhất cho các DN đặt văn phòng giao dịch, tìm kiếm khách hàng, một mặt đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, phát triển cơ sỡ hạ tầng ra các vùng phụ cận để đảm bảo đủ mặt bằng phục vụ cho hoạt động sản xuất của DN, tuy nhiên trong việc này cần phải được tiến hanh rất bài bản và đảm bảo. Phát triển thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh: Lâu nay đã có các tổ chức phi chính phủ thực hiện các dịch vụ phát triển kinh doanh, dưới nhiều hình thức và tên gọi khác nhau như công ty, trung tâm..được thành lập nhằm hỗ trợ các DNNVV trong nhiều lĩnh vực: Tư vấn thị trường, tư vấn đầu tư, thuê kiểm toán và kế toán, lập kế hoạch SXKD, cung cấp thông tin thị trường, giá cả, văn bản pháp luật, mở lớp đào tạo..Thực tế đã chỉ rỏ các dịch vụ này có vai trò và vị trí quan trọng do các thành phần kinh tế mà chủ yếu là các khu vực dân doanh, bằng việc khai thác chất xám của các chuyên gia trong các lĩnh vực để đưa ra các lời khuyên đối với các DNNVV trong các vụ việc cụ thể.

Bảng   6:     Số lượng DN và cơ cấu ngành nghề của khu vực DNDD
Bảng 6: Số lượng DN và cơ cấu ngành nghề của khu vực DNDD

C – Kết Luận

Mọi tư tưởng của Nhà nước sẽ thông qua và được thực hiện nếu các cơ quan này nhận thức được đầy đủ về các DNNVV, từ đó họ sẽ thấu hiểu hơn, cảm thông hơn với những khó khăn của các DNNVV, tìm cách giúp đỡ các DNNVV khắc phục những khó khăn đó trong quá trình SX-KD. Thực tế trong nhiều năm qua, thành phố thường xuyên ban hành nhiều văn bản nhằm khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của DNDD, song việc thực thi văn bản này đến đâu, các DNDD hưỡng lợi như thế nào từ việc hỗ trợ này thì lãnh đạo chỉ nắm được thông tin qua các báo cáo qua các cơ quan quản lý nhà nước mà thiếu kiểm tra từ các DN. Tăng cường và đẩy mạnh các biện pháp chống các hiện tượng gian lận thương mại, các hoạt động kinh doanh phi pháp như buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, lừa đảo..vv.

Chính quyền thành phố cần đẩy mạnh hơn nữa công tác hỗ trợ cho các hiệp hội, thiết lập các kênh phổ biến thông tin, đặc biệt là thông tin về pháp luật về kinh doanh, về chính sách nhà nước liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Đưa ra các chỉ tiêu về số lượng DN đăng ký thành lập hàng năm trở thành một trong những chỉ tiêu chủ yếu của thành phố và đề ra các biện pháp cần thực hiện để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu này.