Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ - Thái Nguyên đến năm 2010

MỤC LỤC

Bản chất của kinh tế trang trại

Trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự tác động và chi phối của cơ chế thị trường, trình độ phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất và sự thay đổi lớn lao của quan hệ sản xuất xã hội đã tạo ra những điều kiện và động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tập trung chuyển lên một trình độ mới cao hơn với những biến đổi cơ bản về kinh tế, tổ chức và kỹ thuật sản xuất so với các hình thức sản xuất nông nghiệp mang tính tập trung trước chủ nghĩa tư bản. Ngày nay trong điều kiện kinh tế thị trường, ngôn ngữ các nước đều có những thuật ngữ để chỉ hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung với những biến đổi cơ bản so với các hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung trong các phương thức sẳn xuất trước chủ nghĩa tư bản như đã nêu khi chuyển sang tiếng Việt thường được dịch là "Trang trại" hay " Nông trại".

Khái niệm về kinh tế trang trại

Tư liệu sản xuất ở trang trại hoặc thuộc quyền sở hữu của người chủ độc lập, hoặc quyền sử dụng của người chủ độc lập nếu tư liệu sản xuất đi thuê hoặc được giao quyền sử dụng; Trang trại hoàn toàn tự chủ trong các sản xuất kinh doanh, từ việc lựa chọn phương hướng sản xuất, quyết định kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất, đến tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm.;. Trong Nghị quyết số 03/2000/NQ - CP ngày 2/2/2000 về kinh tế trang trại, Chính phủ ta đã thống nhất nhận thức về kinh tế trang trại như sau: "Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản".2.

Cơ sở thực tiễn

    Trong đó trang trại gia đình là loại hình trang trại mà mỗi gia đình có tư cách pháp nhân riêng do người chủ hộ hay một người có năng lực và uy tín trong gia đình đứng ra quản lý, ở nhiều nước phát triển, những chủ trang trại muốn được nhà nước công nhận thì trình độ quản lý và tư cách pháp nhân phải tốt nghiệp các trường kỹ thuật và quản lý nông nghiệp, đồng thời có kinh nghiệm qua thực tập lao động sản xuất kinh doanh một năm ở các trang trại khác. Đến năm 1988 đã thể chế chủ trương của Đảng về khuyến khích các hộ, cá thể, tư nhân trong ngành nông, lâm ngư nghiệp đã tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế trang trại phát triển: Nhà nước thừa nhận sự tồn tại và phát triển của kinh tế hộ, cá thể, tư nhân; Nhà nước tạo điều kiện về môi trường thuận lợi cho kinh tế cá thể, tư nhân, thừa nhận tư cách pháp nhân; Nhà nước bảo hộ về quyền tài sản và thu nhập hợp pháp; vốn….việc liên tục hoàn thiện cơ chế, chính sách của nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển.

    Phương pháp nghiên cứu

    Các vấn đề mà đề tài cần giải quyết

    - Về vấn đề phân hoá thu nhập: Có nhiều ý kiến cho rằng kinh tế trang trại là "Lối làm ăn của người giàu", bởi những nông dân nghèo thì khó mà có đủ vốn để làm trang trại, đồng thời cho rằng không nên khuyến khích loại hình trang trại tư bản tư nhân vì nó có thể dẫn đến sự tư bản hoá sản xuất nông nghiệp. Hơn thế, nông nghiệp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên nói riêng và nước Việt Nam nói chung còn quá lạc hậu, thu nhập của người nông dân Việt Nam thấp so với thu nhập của nông dân các nước trong khu vực và trên thế giới, vì thế để đuổi kịp họ về trình độ sản xuất, về mức sống dân cư, về khả năng cạnh tranh của nông sản, thì kinh tế trang trại là sự lựa chọn số một, sự lựa chọn đúng đắn và hiệu quả.

    Các phương pháp nghiên cứu

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn. - Phương pháp so sánh: Xử lý số liệu tính toán ra các chỉ tiêu số tương đối, chỉ rừ nguyờn nhõn biến động của hiện tượng.

    Hệ thống chỉ tiêu phân tích

      + Thu nhập của các trang trại là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất, gồm cả công lao động trang trại và lợi nhuận mà trang trại có thể nhận được trong một năm hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh. + Tổng giá trị sản xuất/1 đơn vị diện tích, tổng giá trị sản xuất/1 lao động là giá trị sản xuất được tạo ra bởi một công lao động, một đơn vị diện tích.

      Diện tích của huyện theo cấp độ cao tuyệt đối và độ dốc

      Tổng diện tích của huyện theo cấp độ cao tuyệt đối và độ dốc được thể hiện ở biểu 01.

      Tình hình sử dụng đất đai của huyện Đại Từ

      Đặc điểm xã hội

      Do trước đây chưa có sự thống nhất về tiêu chí xác định kinh tế trang trại nên huyện Đại Từ cũng như các địa phương khác thống kê số lượng các trang trại theo hệ thống tiêu chí riêng, tính định lượng còn thấp, nên số liệu thống. Các trang trại chăn nuôi và trang trại trồng cây lâu năm phát triển mạnh mẽ là một thế mạnh của vùng (chiếm tới 28,7% trong cơ cấu sản xuất trang trại năm 2007), trong đó trồng cây lâu năm chiếm ưu thế vì điều kiện vùng núi phía Bắc thuận lợi cho việc trồng cây lâu năm như Cây chè, cây ăn quả, ngoài ra trang trại chăn nuôi gia súc nhỏ và gia cầm cũng phát triển vì các loại này không đòi hỏi đất nhiều, thậm chí đã xuất hiện hình thức các hộ nông dân chăn nuôi theo hình thức chăn nuôi công nghiệp và chăn nuôi gia công theo mô hình kinh tế trang trại.

      Tổng số các trang trại và phân loại trang trại theo loại hình sản xuất

      Xem biểu 5 có thể thấy rằng thu nhập bình quân 1 trang trại của huyện Đại Từ là cao so với các huyện, thành trong tỉnh Thái Nguyên (47,1 triệu đồng/trang trại/năm, cao hơn mức trung bình chung 1,49 lần và bỏ xa những vùng khác (trừ Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công) từ 60-75 triệu/trang trại10. Nhờ thu nhập trang trại tương đối cao nên chi tiêu cho đời sống vật chất và tinh thần của trang trại tương đối cao so với nông dân trong huyện). Nhưng có thể nói rằng, nhờ tính chất sản xuất hàng hoá, các trang trại đã tự chọn lọc hướng đi thích hợp, không kể những trang trại tiến hành sản xuất kinh doanh theo đúng quy hoạch của Nhà nước có gắn liền với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu, nông nghiệp của huyện Đại Từ trong những năm qua đã có những sự chuyển biến tích cực: Tỉ lệ trồng trọt giảm xuống, chăn nuôi tăng dần, năng suất ngày càng cao.

      Hiện trạng sử dụng đất trang trại năm 2007

      Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn (12%), trong đó có cả phần đất dành cho các hoạt động phi nông nghiệp như xây dựng Nhà máy, cơ sở hạ tầng, nhà ở. Qua biểu 06 trong số 80 trang trại điều tra ta thấy các trang trại của huyện Đại Từ có hướng sản xuất kinh doanh chính chủ yếu là trồng trọt (cây chè) và chăn nuôi (Theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp).

      Phân loại trang trại theo quy mô sử dụng đất

      Lượng vốn này còn nhỏ, bao gồm vốn vay trực tiếp của ngân hàng (14,2%) và vay của bạn bè, người thân hoặc vốn dự án, vốn đầu tư ứng trước (5,2%)..Nguồn vốn vay của trang trại chủ yếu là vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, chỉ có số ít trang trại được vay vốn của Ngân hàng-Chính sách xã hội huyện, theo số liệu báo cáo của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đại Từ trong 2 năm 2006-2007 chỉ có 4 trang trại/80 trang trại của huyện được vay vốn với tổng số lượng vay là 320 triệu đồng13. Nếu như làm kinh tế trang trại chỉ có thể là những người có sẵn tiền trong tay thì sẽ có hai hậu quả: Một là gây nên tình trạng ứ đọng vốn trong các ngân hàng nông nghiệp, hai là chưa có điều kiện thuận lợi để nâng cao nhanh mức sống cho đại bộ phận nông dân nghèo.

      Vốn sản xuất của trang trại năm 2007

      Tỉ lệ vốn vay còn nhỏ phản ánh sức huy động vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp còn yếu, đồng thời cũng cho thấy khả năng làm giàu còn hạn chế của một bộ phận đông đảo nông dân. Bình quân mỗi trang trại có khoảng 5,1 lao động, trong đó của chủ trang trại bình quân là 2,7 người/trang trại, lao động thuê mướn thường xuyên chiếm 33%.

      Tình hình sử dụng lao động của các trang trại Đơn vị tính: Người

      Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh hiện đại. Ngoài một số ít lao động chuyên môn làm các công việc như vận hành máy móc, thiết bị, còn lại đại bộ phận là lao động phổ thông, chưa đào tạo, chỉ có khả năng đảm nhận những công việc đơn giản như làm đất, trồng cây, chăn gia súc, gia cầm.

      Thành phần xuất phát của các chủ trang trại

      Tổ chức hoạt động sản xuất của trang trại

      Trên cơ sở đất đai được giao, vốn tự có kết hợp với sức lao động của gia đình hoặc thuê thêm lao động, các chủ trang trại đã lựa chọn hướng kinh doanh sản xuất hàng hoá trên cơ sở kết hợp chuyên môn hoá với phát triển tổng hợp theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, khai thác tổng hợp các tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế sớm đưa các trang trại vào định hình sản xuất. Các trang trại chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi lợn, gia cầm, trong lâm nghiệp chủ yếu là trồng rừng nguyên liệu, khoanh nuôi, thực hiện nông lâm kết hợp và trong thuỷ sản chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản trong nội đồng.

      Thu nhập từ sản xuất Nông - Lâm - Ngƣ nghiệp bình quân trang trại điều tra năm 2007

      Cơ cấu thu nhập trang trại phân theo hướng kinh doanh cho thấy tỷ trọng thu nhập cao của các ngành chuyên môn hoá đối với cây chè… đối với cây công nghiệp lâu năm; lợn, gia cầm đối với chăn nuôi… Quy mô thu nhập của các trang trại nông dân cao hơn bình quân chung, các trang trại khác đều thấp hơn mức bình quân chung. Mặc dù mức thu nhập của một lao động hàng tháng của các trang trại điều tra còn thấp, nhất là nhóm trang trại phía Tây Nam với mức bình quân 650 ngàn đồng, mức thu nhập này bằng 1,4 lần so với mức tiền công lao động làm thuê thường xuyên của xã này.

      Mức thu nhập bình quân lao động trong tuổi và nhân khẩu của các trang trại năm 2007

      Những nhận xét và đánh gía

      Mặc dù đang trong quá trình phát triển, nhưng kinh tế trang trại đã thực sự là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá ngày càng lớn, một mặt đã tạo ra lượng giá trị lớn về nông, lâm thuỷ sản hàng hoá mà quy mô của nó vượt trội nhiều lần so với kinh tế hộ nông dân, mặt khác là mô hình lấy sản xuất hàng hoá làm mục tiêu chính. - Một số đáng kể trang trại đã lựa chọn hướng kinh doanh chính phù hợp với các vùng chuyên canh theo quy hoạch của tỉnh và huyện, góp phần sớm định hình các vùng sản xuất chuyên môn hoá lớn gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, các trang trại chè ở La Bằng, Hùng Sơn, Phú Thịnh, Hoàng Nông…Các trang trại qua điều tra đã thể hiện được các loại hình trang trại chuyên môn hoán theo từng loại cây trồng, vật nuôi, tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hoá này trong các trang trại có hướng kinh doanh chính chiếm rất cao.

      Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu và giải quýêt

      Vài ba năm tới các trang trại đưa diện tích cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, rừng nguyên liệu vào kinh doanh sản xuất thì vấn đề chế biến nông, lâm, thuỷ sản và tiêu thụ sản phẩm sẽ đặt ra hết sức gay gắt, nếu không chú ý giải quyết từ bây giờ thì chắc chắn sẽ gây ra tổn thất lớn cho các trang trại và nền kinh tế quốc dân. Các trang trại đang mong muốn được ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nhất là cây, con giống tốt, công nghệ sau thu hoạch….vấn đề đặt ra cần được nhà nước hỗ trợ các trang trại về xây dựng các yếu tố cần thiết của hệ thống kết cấu hạ tầng, từng bước đưa tiến bộ khoa học- công nghệ vào sản xuất và chế biến của các trang trại.

      Quan điểm phát triển

      * Tôn trọng nguyên tắc phát triển nông nghiệp bền bững, quá trình canh tác, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản của trang trại không vì lợi nhuận trước mắt mà khai thác một cách bừa bãi các tài nguyên, sử dụng tài nguyên đất, tài nguyên nước. Không những thế, trang trại cũng phải được chú ý để tạo nên một vùng sinh thái hợp lý góp phần cần bằng môi trường sống của dân cư.

      Mục tiêu

      - Giá trị sản xuất của loại hình kinh tế trang trại đạt từ 2 - 3% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo nên nguồn sản phẩm hàng hoá chính hướng tới xuất khẩu. - Tạo điển hình tiên tiến về thâm canh, chuyên môn hoá, ứng dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp.

      Các giải pháp về phía Nhà nước

        Các tiểu vùng dự định phát triển kinh tế trang trại cần được quy định rừ trong quy hoạch của huyện theo từng bước phỏt triển, từ đó đi sâu vào quy hoạch cụ thể và thiết kế các tiểu vùng kinh tế trang trại trên địa bàn huyện trên cơ sở định hình quy mô các vùng chuyên môn hoá tập trung đã có, thực hiện quy hoạch các vùng chuyên môn hoá mới, đặc biệt là vùng cây ăn quả, cây công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản..như quy hoạch vùng phát triển cây chè tại các xã Tân Linh, Phú Lạc, Phú Thịnh, Phú Cường, Hoàng Nông, La Bằng, Hùng Sơn, Quân Chu; Vùng phát triển chăn nuôi thuỷ sản tại các xã như Tân Thái, Cù Vân, Vạn Thọ, Lục Ba…; Phát triển trang trại sản xuất rau, hoa, cây cảnh…tại các xã Hùng Sơn, Bình Thuận, Tiên Hội, Bản Ngoại; Phát triển vùng sản xuất cây lâm nghiệp tại Phúc Lương, Đức Lương, Minh Tiến, Mỹ Yên…. - Nhà nước cũng nên tiếp tục tăng cường quản lý và kiểm tra chặt chẽ chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp theo pháp lệnh giống cây trồng, vật nuôi, tăng cường kiểm tra, đặc biệt là giống nhập từ các nước, xử lý kịp thời những trường hợp buôn bán hàng giả, giống chất lượng kém thậm chí có nguy cơ gây hại cho cả ngành sản xuất chung để hạn chế rủi ro cho các trang trại và cho toàn ngành nông nghiệp.

        Các giải pháp hỗ trợ khác cho sự phát triển kinh tế trang trại

        Trong bối cảnh nền nông nghiệp nước ta đang đòi hỏi gay gắt phải có sự chuyển biến mạnh mẽ cho thích hợp với lối sản xuất hàng hoá và đem lại thu nhập cao cho người nông dân, kinh tế trang trị kịp xuất hiện như một tất yếu khách quan và nhanh chóng chứng tỏ là một trong những loại hình tổ chức sản xuất quan trọng, có vai trò và vị trí tiên phong trong tiến trình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Kinh tế trang trại là một bộ phận của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá được vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nên nó cung được hưởng tất cả các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, đồng thời kinh tế trang trại cũng phải làm tất cả các nghĩa vụ mà các thành phần kinh tế khác trong nông nghiệp phải làm tất cả các nghĩa vụ mà các thành phần kinh tế khác trong nông nghiệp phải làm.