Hoạt động tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

MỤC LỤC

Khái quát về tín dụng ngân hàng

Ví dụ, trong thời kỳ khủng hoảng của sản xuất tư bản chủ nghĩa, sản xuất và lưu thông hàng hoá bị thu hẹp, nhu cầu về tiền vay giảm bớt nhưng khả năng cung cấp tiền lại rất lớn bởi vì nhiều người không muốn bỏ vốn vào kinh doanh nữa mà đem chúng gửi vào ngân hàng để thu lợi tức tiền gửi. Sắc lệnh 15/CP ngày 6-5-1951 của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà do chủ tịch Hồ Chí Minh ký về việc thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam trên cơ sở thống nhất tổ chức tín dụng sản xuất và ngân khố quốc gia thuộc Bộ Tài chính đã xác định hoạt động “huy động vốn của nhân dân, điều hoà và mở rộng tín dụng để nâng cao sản xuất và kinh tế Nhà nước” (điều 2-Sắc lệnh 15/CP ngày 6-5-1951) là một trong những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng. Trong khi các đơn vị sản xuất kinh doanh do phải hoạt động theo kế hoạch cộng với việc được giao vốn, vay vốn cũng theo kế hoạch nên việc sử dụng vốn tín dụng rất kém hiệu quả, tình trạng nợ nần, có vay mà không có trả rất phổ biến.

Trong giai đoạn sau khi đất nước thống nhất năm 1975 đến năm 1985, hoạt động tín dụng được triển khai theo tinh thần Nghị quyết 32/HĐBT ngày 11-2-1977 của Hội đồng bộ trưởng về cải tiến, mở rộng tín dụng hướng vào xây dựng cơ bản, đầu tư cho kinh tế quốc doanh, cải tiến vốn, tín dụng theo phương thức tín dụng trong kế hoạch và tín dụng ngoài kế hoạch. Hơn nữa, quan hệ pháp lý giữa người cho vay và người đi vay chỉ tồn tại dưới hình thức “khế ước” hoặc “đơn xin vay kiêm cam kết trả nợ” cho nên quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên vẫn chưa chặt chẽ, cụ thể và nhất là chưa tạo được cơ sở pháp lý cho việc thực hiện. Kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 với nghị quyết về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, nhất là từ khi Nghị định 53/HĐBT ngày 26-3-1988 quy định về tổ chức bộ máy hoạt động của ngân hàng theo cơ chế mới, tín dụng ngân hàng đã thực sự chuyển sang hoạt động theo phương thức kinh doanh.

Cụ thể: Nhà nước xoá bỏ bao cấp, chuyển hoạt động tín dụng ngân hàng sang hạch toán kinh doanh, vì vậy các ngân hàng cũng phải chuyển quan hệ tín dụng với các đơn vị kinh tế từ chỗ mang tính bao cấp sang quan hệ tín dụng mang tính chất kinh doanh; thêm vào đó cơ chế mới đòi hỏi các doanh nghệp phải tự chủ trong kinh doanh, tự chủ về tài chính, tự thiết lập các quan hệ kinh tế-tài chính trên cơ sở gắn quyền lợi và nghĩa vụ với vật chất và hiệu quả kinh tế, kết quả là hoạt động tín dụng ngân hàng đã đạt được hiệu quả cao hơn, đóng góp tích cực vào sự phát triển nhanh của đất nước trong giai đoạn mới. Trong những năm qua, với cơ chế mở cửa, khuyến khích đầu tư nước ngoài của nền kinh tế, đặc biệt kể từ khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực, bên cạnh các tập đoàn công nghiệp nước ngoài, các tập đoàn tài chính, ngân hàng nước ngoài đã đầu tư và tiến hành hoạt động kinh doanh tiền tệ tại nước ta.

Bảng 1: Quy trình tín dụng tổng quát
Bảng 1: Quy trình tín dụng tổng quát

Tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam

Cụ thể: chúng ta tiến hành xây dựng các doanh nghiệp nhà nước, đưa thương nghiệp quốc doanh cũng như mạng lưới hợp tác xã mua bán vào thay thế các doanh nghiệp và thương nghiệp ngoài quốc doanh, trong công nghiệp chúng ta sử dụng quan hệ “cung cấp và giao nộp”, trong thương nghiệp sử dụng quan hệ “cung ứng và thu mua”. Hàng loạt chủ trương, chính sách và quy định về khuyến khích phát triển kinh tế ngoài quốc doanh đã được ban hành, cụ thể như: Nghị quyết 16 của Bộ chính trị (15/7/1988) về phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, Nghị quyết 217 của Hội đồng Bộ trưởng về quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của đơn vị cơ sở, Nghị quyết 27, 28, 29 của Hội đồng Bộ trưởng về khuyến khích. 11 Theo Điều 21 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, “kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được th nh là ập doanh nghiệp, không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ng nh, nghà ề có lợi cho quốc kế dân sinh”; theo Điều 22 Hiến pháp 1992 sửa đổi, ”các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi th nh phà ần kinh tế..đều bình đẳng trước pháp luật, vốn v t i sà à ản hợp pháp được Nh nà ước bảo hộ”.

- Hợp tác xã: là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng nhau góp vốn, góp sức lập ra để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để cải thiện đời sống, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hơn nữa, trải qua thời kỳ nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập trung, bao cấp kinh tế quốc doanh đó bộc lộ rừ những mặt yếu kộm trong cụng tỏc quản lý và sử dụng lao động, vỡ vậy cùng với chủ trương giảm biên chế, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trở thành đối trọng để thu hút lực lượng lao động dôi ra từ các đơn vị, cơ quan Nhà nước và hành chính sự nghiệp. Thực tế đã chứng minh sự tồn tại và phát triển của KVNQD buộc các DNNN phải phân tích, hoạch định chiến lược kinh doanh cho hợp lý hơn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, điều này cũng có nghĩa rằng phát triển kinh tế ngoài quốc doanh không những không làm suy yếu kinh tế quốc doanh mà còn thúc đẩy khu vực này phát triển mạnh mẽ hơn.

Sự kết hợp về sản xuất - tiêu thụ giữa kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh tạo ra một dây chuyền sản xuất mới của xã hội, có tác dụng rút ngắn thời gian sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó góp phần làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Nghị quyết Trung Ương khoá IX đã khẳng định: “sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, tăng thêm số lượng công nhân, lao động và doanh nhân Việt Nam, thực hiện các chủ trương xã hội hoá y tế, văn hóa, giáo dục..”. Vấn đề nổi cộm hạn chế cạnh tranh hiện nay là tình trạng độc quyền còn tương đối phổ biến trong nền kinh tế nước ta dưới hình thức độc quyền của một công ty (chủ yếu trong các ngành như vận tải hàng không, bưu chính viễn thông, điện lực..), độc quyền nhóm (dưới hình thức tổng công ty trong các ngành như xăng dầu, sắt thép, mía đường..).

Mặc dù trong những năm gần đây được Đảng và Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng nhìn chung mức độ tập trung vốn của khu vực này chưa cao do vậy phần lớn các đơn vị kinh tế đều có quy mô nhỏ bé, suất đầu tư thấp (xét theo tiêu chí vốn và số lao động thì trên 90% các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, bình quân vốn của một doanh nghiệp đăng ký theo Luật doanh nghiệp năm 2000 chỉ là 900 triệu đồng, năm 2001 khả quan hơn. Muốn huy động vốn thông qua thị trường tài chính, doanh nghiệp phải có quy mô lớn, có uy tín cao trên thị trường, nền kinh tế phải có một thị trường tài chính hoàn chỉnh với một hệ thống các tổ chức trung gian đủ mạnh có khả năng đảm đương việc bảo lãnh, phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty trong khi DNNQD lại có quy mô nhỏ, thị trường tài chính Việt Nam lại chưa phát triển. Họ sẽ gặp phải những hạn chế, vướng mắc trong công tác tổ chức nhân sự, trong việc hoạch định kế hoạch cũng như phân tích dự án, các cơ hội, rủi ro đầu tư..Trên thực tế, do kém hiểu biết và nhận thức, việc thực hiện Pháp lệnh về tài chính và thống kê của Nhà nước trong các doanh nghiệp này chưa được thực hiện nghiêm túc, phần lớn các doanh nghiệp thực hiện công tác kế toán chủ yếu bằng kinh nghiệm bản thân.

Bảng 3: Tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế  (theo giá thực tế)
Bảng 3: Tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế (theo giá thực tế)