MỤC LỤC
Phù Yên hiện có 03 thành phần kinh tế: Khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (khu vực này mới xuất hiện vào năm 2012), 03 thành phần này tương ứng với 03 nguồn vốn hình thành nên tổng vốn đầu tư toàn xã hội của huyện Phù Yên. Sở dĩ lượng vốn đầu tư của khu vực nhà nước trên địa bàn huyện Phù Yên tăng liên tục qua các năm như vậy là do: Phù Yên vẫn nằm trong danh sách 62 huyện nghèo của cả nước trong khi tiềm năng phát triển của huyện là khá lớn, nên khu vực Nhà nước cần phải tăng cường đầu tư mào đầu để làm nền tảng và cơ sở để thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế khác, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. Đến năm 2012, do huyện đã phần nào hoàn thiện được hệ thống kết cấu hạ tầng, thêm vào đó, Nhà nước chủ trương cắt giảm đầu tư công, kiềm chế lạm phát trong thời kỳ khủng hoảng, một số chương trình mục tiêu quốc gia dần kết thúc giai đoạn đầu tư… nên lượng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước trên địa bàn huyện có xu hướng giảm nhẹ với tốc độ giảm là 3,36% (tương ứng với giảm gần 21 tỷ đồng).
Mặc dù, những con số trên chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, tốc độ tăng cũng còn chậm, nhưng đây cũng được coi là những thành tích đáng khích lệ, là dấu hiệu tích cực cho thấy hiệu quả của các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án đầu tư của khu vực nhà nước đã đem lại trong thời gian qua. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là khu vực mới xuất hiện trên địa bàn huyện Phù Yên vào năm 2012 với 02 dự án đầu tư trồng và chế biến chè xuất khẩu của nhà đầu tư Đài Loan với tổng số vốn đầu tư là hơn 62 tỷ đồng vào khu vực xã Mường Lang và Mường Do của huyện. Bởi vì, trong giai đoạn 2008 – 2011, khu vực Nhà nước đóng vai trò đầu tư mào đầu và làm nền tảng cho thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác, nên lượng vốn của khu vực này tăng khá nhanh, nhanh hơn tốc độ tăng của khu vực ngoài Nhà nước, khiến tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực này giảm trong khi quy mô vốn lại có xu hướng tăng.
Nhìn chung, nhờ sự quan tâm của Đảng – Nhà nước và các chủ chương đúng đắn, sáng tạo trong công tác quản lý kinh tế - xã hội, quản lý hoạt động đầu tư trên địa bàn huyện mà tình hình đầu tư tại huyện Phù Yên, trong những năm vừa qua, đã đạt được nhiều kết quả đang khích lệ. Nguồn: Tính toán từ số liệu phòng TC – KH huyện Phù Yên Trên đây là bảng số liệu về tình hình đầu tư theo ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện Phù Yên trong giai đoạn 2008 – 2012, có thể thấy, lượng vốn đầu tư vào nhóm ngành công nghiệp khai thác mỏ khá ổn định, sự dao động về lượng vốn đầu tư qua các năm là không lớn (vì Phù Yên là một huyện có ít khoáng sản, các mỏ khoáng sản thường có trữ lượng thấp và rất khó khai thác), còn đối với lợi thế về khai thác vật liệu xây dựng thì trong những năm vừa qua, huyện đã có sự đầu tư tương đối tương xứng với lợi thế đó. Công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện – nước và xây dựng là 3 nhóm ngành có tỷ trọng giảm, mặc dù lượng vốn đầu tư có xu hướng tăng qua các năm nhưng mức tăng này vẫn chưa phù hợp với tiềm năng phát triển và chủ trương đầu tư trong 3 lĩnh vực này.
Riêng đối với các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, ANQP… với chủ trương phát triển bền vững, toàn diện trong giai đoạn 2008 – 2012, nên việc đầu tư trong các lĩnh vực trên khá được quan tâm, chú trọng, biểu hiện trong việc tăng trưởng cả về quy mô lẫn tỷ trọng vốn đầu tư. Riêng đối với khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, đây là khu vực vẫn luôn chiếm một vị trí tương đối quan trọng trong cơ cấu đầu tư, mặc dù tỷ trọng có sự suy giảm nhẹ nhưng quy mô vốn đầu tư cho khu vực này vẫn liên tục tăng, phù hợp với việc thực hiện chính sách tam nông và phát huy lợi thế so sánh của huyện. Chung quy lại, trong giai đoạn 2008 – 2012, tình hình đầu tư trên địa bàn huyện Phù Yên có nhiều chuyển biến: quy mô vốn đầu tư tăng đều qua từng năm, nguồn vốn đầu tư ngày càng đa dạng hơn, chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng tích cực và hợp lý hơn… Có rất nhiều nguyên nhân tạo ra những kết quả khả quan đó, nhưng cần phải kể đến 2 lý do chính là: chủ trương đầu tư đúng đắn, linh hoạt, phù hợp với điều kiện của địa phương và Phù Yên đang dần cải thiện môi trường đầu tư của mình.
Đầu tư công là đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước: vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Nhìn chung, trong giai đoạn này, hoạt động đầu tư công trên địa bàn huyện Phù Yên đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, nó đã và đang dần khẳng định được vai trò của mình trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư tại huyện Phù Yên nói riêng. Và để có thể nhanh chóng chớp được những cơ hội do việc gia nhập WTO đem lại cũng như để phát huy được các lợi thế so sánh của mình, ngay từ năm 2007, Phù Yên đã chú trọng đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, y tế… nhằm tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Sự suy giảm này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu phát triển chung vì năm 2012, để tăng hiệu quả hoạt động đầu tư công, kiềm chế lạm phát, Nhà nước đã ra chủ trương cắt giảm và tái cơ cấu đầu tư công, thêm vào đó, hoạt động đầu tư công trong giai đoạn 2007 – 2011 đã góp phần làm hoàn thiện hơn hệ thống kết cấu hạ tầng, trình độ lao động…phần nào đã tạo được nền tảng cho sự phát triển của các thành phần kinh. Điều này là tất yếu trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn hiện nay và phù hợp với chủ trương tái đầu tư công của Nhà nước, tức giảm tỷ trọng nguồn vốn từ ngân sách, tăng tỷ trọng của nguồn vốn tín dụng, vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước và các nguồn vốn khác, nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách, tăng hiệu quả của nguồn vốn Nhà nước. Mặc dù mức độ tăng tỷ trọng còn nhẹ và không liên tục qua mỗi năm nhưng nhìn chung, trong cả giai đoạn 2008 – 2012, lượng vốn đầu tư của cả 2 nguồn đều có sự chuyển biến tích cực, điều này cũng cho thấy được những dấu hiệu khả quan trong công cuộc tái đầu tư công trên địa bàn huyện Phù Yên trong giai đoạn vừa qua.
Trong giai đoạn 2008 – 2012, sự phân bổ vốn của các CTMT quốc gia về hỗ trợ người nghèo, 135, phòng chống ma túy, định canh định cư có xu hướng giảm, do hiệu quả đạt thu được từ các CTMT là tương đối tốt, đời sống nhân dân phần nào được cải thiện, dân trí cũng được nâng cao hơn, tệ nạn xã hội và hủ tục lạc hậu có xu hướng giảm tương đối rừ rệt.