MỤC LỤC
Trong tình hình củng cố và bảo vệ chính quyền non trẻ, do chưa kịp thời ban hành văn bản pháp luật mới nên ở giai đoạn này chúng ta vẫn áp dụng một số văn bản của pháp luật của chế độ cũ với tinh thần không xâm phạm tới chủ quyền và nền độc lập của dân tộc. Ở giai đoạn này không có văn bản nào quy định riêng về tội giết người mà tội giết người chỉ được đề cập trong các văn bản quy định về một nhóm tội phạm cần tập trung trấn áp để bảo vệ nhà nước và chính quyền cách mạng mới được thành lập như Sắc lệnh số 27/SL ngày 28/2/1946 truy tố các tội bắt cóc, tống tiền và ám sát;. hoặc Điều 6 Sắc lệnh số 151-SL ngày 12/4/1953 trừng trị địa chủ chống pháp luật quy định: "Địa chủ nào phạm một trong những tội sau đây: 1) Cấu kết với đế quốc, ngụy quyền, gián điệp thành lập hay cầm đầu những tổ chức, những đảng phái phản động để chống Chính phủ, phá hoại kháng chiến, làm hại nhân dân, giết hại nông dân, cán bộ và nhân viên. Theo Điều 101 BLHS năm 1985, tội giết người được quy định với 04 khung hình phạt, trong đó khung 1 là khung tăng nặng tội giết người với mức hình phạt từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; khung 2 là khung cơ bản tội giết người với mức phạt từ 05 năm đến 15 năm; khung 3 là khung giảm nhẹ tội giết người với tình tiết giết người trong trạng thái bị kích động mạnh với mức hình phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm; khung 4 quy định về người mẹ giết con mới đẻ với mức hình phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Bất kỳ người nào phạm tội giết người như là một nghề thường xuyên, phạm tội giết người đã có kế hoạch trước, phạm tội giết người dã man, giết các công chức, viên chức đang thực hiện nhiệm vụ của họ, giết nhiều người hoặc phụ nữ có thai, hoặc giết người để che giấu sự phạm tội, sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân và tử hình và sẽ bị phạt từ 2.000.000 kip tới 10.000.000 kip. - Đoạn 2 Điều 88 BLHS Lào quy định các trường hợp giết người có tình tiết định khung hình phạt tăng nặng với mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình, bao gồm các trường hợp: giết người như là một nghề thường xuyên (tương ứng với trường hợp giết người thuê theo quy định của Việt Nam); giết người đã có kế hoạch trước (tương ứng với trường hợp giết người có tổ chức của Việt Nam); giết người dã man; giết các công chức, viên chức, đang thực hiện nhiệm vụ của họ; giết nhiều người hoặc phụ nữ có thai; giết người để che giấu tội phạm khác.
Những biểu hiện đó là: hành vi nguy hiểm cho xã hội (hành vi đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ); hậu quả nguy hiểm cho xã hội (thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho các quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự); mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Núi cỏch khỏc, hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là hành vi khách quan của tội giết người, là nguyên nhân gây ra hậu quả chết người nếu thỏa mãn đồng thời ba điều kiện: Thứ nhất là, hành vi khách quan của tội giết người phải xảy ra trước hậu quả chết người về mặt thời gian; Thứ hai là, hành vi khách quan của tội giết người phải chứa đựng khả năng thực tế làm.
Trong trường giết người có tình tiết tái phạm nguy hiểm, "tái phạm nguy hiểm" có 2 đặc điểm cần chú ý là: Hành vi phạm tội đã hai lần phạm tội đều là tội phạm rất nghiêm trọng, hoặc một trong hai lần đó là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý trong đó đã có một lần bị kết án; hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý, không phân biệt tội phạm đó là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng23. Tuy nhiên tội giết người là loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trực tiếp đến tính mạng của con người cho nên dù chưa có hành vi xâm phạm đến đối tượng tác động nhưng hành vi chuẩn bị phạm tội đã thể hiện tính chất nguy hiểm cao, do đó việc quy định về trường hợp chuẩn bị phạm tội giết người là cần thiết, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn về đấu tranh, phòng chống loại tội phạm này.
Sở dĩ các nhà làm luật chỉ quy định 03 hình phạt bổ sung nói trên đối với tội giết người là xuất phát từ việc: tội giết người xâm phạm trực tiếp đến tính mạng của người bị hại, việc quyết định hình phạt bổ sung đối với tội giết người là nhằm mục đích trừng trị, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội đồng thời giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền sống của con người. Nếu chỉ là những va chạm, xung đột thông thường trong đời sống gây nên tình trạng bị kích động mà họ đã có hành vi giết người thì không phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 125 BLHS mà phạm tội giết người theo Điều 123 BLHS với tình tiết giảm nhẹ "phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra" quy định tại điểm e khoản 1 Điều 51 BLHS.
Sau khi gây án, người phạm tội có những thủ đoạn rất tinh vi để che giấu hành vi như đốt xác để phi tang (vụ Nguyễn Thanh Tú giết người yêu ở Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra năm 2014), giết người chặt đầu rồi thả trôi sông (vụ Nguyễn Văn An giết Lưu Vĩnh Đạt ở thành phố Hồ Chí Minh xảy ra năm 2014)27, cho vào túi nilon rồi chôn ở bãi rác (vụ Phạm Thị Xuân giết cháu gái xảy ra ở Thanh Hóa năm 2017)28… khiến cho cơ quan điều tra gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm. Thứ hai, vấn đề định tội danh đối với tội giết người: Thực tiễn xét xử tội giết người ở tỉnh Điện Biên thời gian qua cho thấy cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng mà đặc biệt là Tòa án, các Thẩm phán đã nắm vững quy định của BLHS về tội giết người, trong quá trình áp dụng đảm bảo sự thống nhất nhận thức giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng về mặt lý luận cũng như áp dụng các quy định của pháp luật về tội giết người trong thực tiễn.
Do vậy, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 thì quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật, do đó, nếu không có căn cứ pháp luật để xác định A phạm tội thì phải theo nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước ta để kết luận A không đồng phạm tội giết người, chứ không thể suy đoán theo hướng A im lặng là đồng ý với H về việc giết M để buộc tội giết người cho A được. Một số trường hợp có quan điểm đánh giá khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan đến việc xác định các dấu hiệu thuộc mặt khách quan hoặc mặt chủ quan của tội giết người khiến cho quá trình giải quyết vụ án bị kéo dài, không nhận được sự tin tưởng vào pháp luật từ phía nhân dân.
Các cơ quan có thẩm quyền cần sớm rà soát để xác định nhưng quy định có thể tạo ra cách hiểu khác nhau để chủ động hướng dẫn thống nhất nội dung còn vướng mắc, trước hết cần xem xét việc sửa đổi quy định về tội giết người cho thống nhất và phù hợp để làm căn cứ pháp lý vững chắc cho việc xử lý tội phạm về giết người, cụ thể: sửa đổi quy định "thực hiện tội phạm một cách man rợ" thành "phạm tội một cách man rợ" theo điểm i khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015; sửa đổi quy định về tình tiết "giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người" thành "giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết từ 02 người trở lên" tại điểm l khoản 1 Điều 123 BLHS. - Luận văn đã phân tích, lập luận đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm bảo đảm hiệu quả thi hành BLHS năm 2015 về tội giết người như: cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLHS về tội giết người; tăng cường công tác giải thích, hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội giết người; tăng cường tổng kết thực tiễn xét xử tội giết người, xây dựng án lệ về tội này để hoạt động áp dụng BLHS xử lí tội giết người bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và việc đấu tranh chống tội giết người đạt hiệu quả cao trong thực tiễn.