MỤC LỤC
Trong đó, theo Sở Công thương Bến Tre: Bến Tre là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 2.360 km2, do phù sa của 04 nhánh sông bồi tụ thành (sông Ba Lai, sông Tiền, sông Cổ Chiên và sông Hàm Luông). Tác giả nhận thấy cần phải phân tích chuỗi giá trị của trái chôm chôm, tìm ra nguyên nhân những hạn chế trong chuỗi, để từ đó nâng cao giá trị từng công đoạn và cuối cùng tăng giá trị toàn chuỗi giúp cho người nông dân tăng thêm thu nhập cải thiện đời sống và người tiêu dùng có được thực phẩm an toàn và dinh dưỡng.
Vậy chuỗi giá trị của cây ăn trái từ sản xuất đến thu mua, bảo quản, chế biến, bao bì, vận chuyển, marketing và phân phối đến nơi tiêu thụ thì ai sẽ được lợi nhất trong chuỗi cung ứng?. Nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi đủ năng lực cạnh tranh với sản phẩm của các vùng trong nước và nước ngoài.
Sử dụng phương pháp định tính nhằm tìm hiểu chuỗi giá trị của trái chôm chôm ở tỉnh Bến Tre thông qua việc thu thập thông tin từ việc khảo sát người tiêu dùng, phỏng vấn nông hộ, phỏng vấn các thương lái, từ thông tin thứ cấp phân tích văn bản sắp xếp theo một hệ thống, lý giải dữ liệu và tổng hợp. Được sử dụng thông qua phiếu khảo sát ý kiến khách hàng, điều tra thống kê, đánh giá, phân tích chi phí, lợi nhuận, phân tích giá trị gia tăng cho từng khâu và toàn bộ chuỗi giá trị.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Chuỗi giá trị mở rộng gồm nhiều mắt xích hơn, phức tạp hơn được mở rộng ngoài tổ chức và cá nhân có nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (gồm người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân và người cung cấp dịch vụ) để chế biến nguyên liệu thô thành sản phẩm bán tới tay người tiêu dùng. Các hoạt động có liên quan mật thiết với nhau kết hợp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng cuối cùng, sẽ huy động nhiều yếu tố kinh tế khác nhau và mỗi quản lý chuỗi giá trị riêng của mình, trong đó các ngành tương tác đồng bộ với người địa phương tạo ra chuỗi mở rộng.
Là chức năng của công tác thu gom các đầu vào để sử dụng trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, bao gồm nguyên liệu thô hay các nguồn cung ứng và những sản phẩm để tiêu thụ khác cũng như các tài sản như máy móc thiết bị và nhà xưởng. Đó là bí quyết hay qui trình hoặc công nghệ, có trong các thiết bị của qui trình công nghệ được triển khai khắp trong nhiều doanh nghiệp, từ công nghệ ứng dụng, ở khâu chuẩn bị chứng từ và vận chuyển hàng hóa đến các công nghệ chứa đựng ngay bên trong sản phẩm.
Bên cạnh đó, những hoạt động đảm bảo chất lượng cũng khá phổ biến trong hầu hết các bộ phận của doanh nghiệp, việc thử nghiệm và kiểm tra được kết hợp với nhiều hoạt động sơ cấp. Theo những lưu ý gần đây về chi phí cho chất lượng thì chi phí tích lũy của các hoạt động đảm bảo chất lượng có thể lớn và các hoạt động này thường ảnh hưởng đến chi phí hoặc hiệu quả của những hoạt động khác dẫn đến ảnh hưởng đến nhu cầu và chủng loại của những hoạt động đảm bảo chất lượng.
Thông thường, cả doanh nghiệp và nhà cung cấp đều có thể có lợi thông qua việc tác động đến hình thái chuỗi giá trị của nhà cung cấp để cùng nhau tối ưu hóa các hoạt động hay cải tiến sự điều phối giữa chuỗi của doanh nghiệp và chuỗi của nhà cung cấp hay các liên kết với nhà cung cấp cũng chính là mối liên hệ làm hài lòng cả đôi bên. Các liên kết với kênh phân phối cũng tương tự nhau như liên kết với nhà cung cấp hay các kênh phân phối, cũng có chuỗi giá trị mà sản phẩm của doanh nghiệp cũng đi qua chuỗi này nó chiếm một tỉ trọng lớn trong giá bán khi đến tay người sử dụng sau cùng hoặc kênh phân phối thực hiện các hoạt động như bán hàng hay quảng cáo và trưng bày những nội dung thay thế hoặc bổ sung cho các hoạt động của doanh.
Có một điều quan trọng là chuỗi giá trị của các doanh nghiệp khác nhau sẽ khác nhau tương ứng với tiềm lực của lợi thế cạnh tranh, phục vụ duy nhất một phân khúc trong ngành cho phép doanh nghiệp điều chỉnh chuỗi giá trị của mình theo nhu cầu riêng của phân khúc đó. Việc mở rộng hay thu hẹp phạm vi địa lý của thị trường mà doanh nghiệp phục vụ cũng ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh hoặc quy mô của việc tích hợp các hoạt động đóng vai trò chủ chốt trong lợi thế cạnh tranh và cạnh tranh với những chuỗi giá trị được điều phối trong những ngành liên quan có thể dẫn đến lợi thế cạnh tranh thông qua sự tương quan qua lại.
Tập trung vào những quan hệ kĩ thuật, định lượng và vật chất, sau đó là sơ đồ hóa các dòng chảy vật chất, tiếp theo là xác định các tác nhân và hoạt động của họ, kế nữa là phân tích quan hệ quản trị và điều phối chuỗi giá trị, sau cùng áp dụng chuỗi giá trị ở quy mô địa phương. - Phân tích theo filiere (phân tích ngành hàng CCA) có các đặc điểm : tập trung vào những quan hệ kĩ thuật hay định lượng và vật chất, tiếp đến là sơ đồ hóa các dòng chảy hàng hóa và vật chất, sau đó xác định các tác nhân và hoạt động của họ với phân tích quy mô cấp ngành hay quốc gia, sau cùng là phân tích sự đóng góp nền kinh tế (giá trị gia tăng), xã hội (việc làm) của chuỗi cho quốc gia.
- Lao động nông thôn ngày càng giảm và phân tán, hoạt động sản xuất và sức cạnh tranh ngày càng quan trọng. - Để việc tham gia thị trường toàn cầu mang lại tăng trưởng, thu nhập bền vững nghĩa là trở thành người giỏi nhất trong toàn cầu hóa, đòi hỏi người nông dân phải sản xuất theo tiêu chuẩn và các doanh nghiệp, phải am hiểu các các qui định của các nước về nhập khẩu nông sản….
Kế tiếp là đánh giá vị thế của chuỗi giá trị đối với các đối thủ cạnh tranh, so sánh chi phí đơn vị với chi phí này của các đối thủ cạnh tranh (so sánh đối chuẩn), tính toán chi phí sản xuất và chi phí chế biến một cỏch rừ ràng cũng mang lại lợi ớch trực tiếp cho nõng cấp chuỗi, vỡ chỳng giỳp xõy dựng lòng tin giữa các đối tác trong chuỗi giá trị và cung cấp số liệu tham khảo cho các cuộc đàm phán. Qua Chương 1 chỳng ta hiểu rừ về chuỗi giỏ trị và vai trũ của nú trong nền kinh tế thông qua các khái niệm, sơ đồ và các phương pháp phân tích chuỗi giá trị, từ khung phân tích này giúp tác giả vận dụng khung phân tích GTZ, M4P và kết hợp một phần khung phân tích chuỗi giá trị ngành hàng (CCA) vào phân tích thực tiễn chuỗi giá trị chôm chôm tỉnh Bến Tre.
Bến Tre có đất phù sa màu mỡ (26,9%), ở huyện Chợ Lách, Châu Thành và Mỏ Cày các con sông bồi đắp thích hợp cho các loại cây trồng, đặc biệt là những loại cây có giá trị kinh tế như sầu riêng, bưởi da xanh, chôm chôm, nhãn xuồng …Do đó sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng và nhu cầu trồng thâm canh tăng. Tỉnh có 4 con sông lớn chảy qua như sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Ba Lai và sông cổ Chiên, với một hệ thống sông rạch dày đặc (khoảng 6.000km) rất có lợi cho việc cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất nhưng cũng có nhược điểm là vào mùa khô nước mặn xâm nhập sâu làm chết một số loại cây ăn trái.
Không phải ai cũng biết chôm chôm ngoài giá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều vitamin C (100g cùi chôm chôm có 38,6mg vitamin C), chôm chôm còn chứa đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng như đồng, can xi (20mg/100g cùi), photpho, kali… nên ngoài ăn để giải khát chôm chôm còn ứng dụng chữa một số bệnh và làm đẹp như trị huyết áp cao và tiểu đường (bởi vì chôm chôm giàu protein, vitamin và các khoáng chất), giúp cơ thể bổ sung năng lượng làm cho đỡ mệt và đầy hơi (vì chôm chôm chứa protein, carbohydrate và nhiều nước), ngừa ung thư (hàm lượng vitamin C trong chôm chôm giúp cho cơ thể hấp thụ các khoáng chất như đồng và sắt, thêm vào đó chất axit gallic hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể. loại bỏ các chất có gốc tự do gây hại cơ thể và ngừa ung thư), kích thích tế bào máu (do chứa đồng và sắt rất cần thiết kích thích cho cơ thể sản sinh ra các tế bào hồng cầu), giảm cân (do chứa nhiều chất sơ ít calo), tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột (bởi các hoạt chất trong trái chôm chôm có tính sát khuẩn cao), làm đẹp da (do chứa nhiều nước, chất chống oxy hóa nên làm da mịn, mềm và khỏe hơn. Hạt chôm chôm (còn gọi là thiều tử) có vị ngọt ấm chứa nhiều chất béo không no như olein, arachidin (36,6%) có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn được dùng chữa bệnh tiểu đường, viêm niêm mạc miệng, kiết lỵ, vết loét lâu ngày, điều chỉnh lipid máu, làm đẹp da, giảm béo…Tuy nhiên ăn nhiều hạt sẽ cảm giác say buồn nôn và đầy bụng.
Vấn đề đặt ra cho chúng ta là sự hiểu biết về chôm chôm của người tiêu dùng và sự quảng cáo cho sản phẩm của chúng ta trên thị trường tiêu thụ khác ở trong và ngoài nước được bao nhiêu mà chỉ có 10% người tiêu dùng ăn chôm chôm hàng tuần và 41% không tin rằng ăn chôm chôm có lợi cho sức khỏe. Cũng qua khảo sát cho thấy có đến 53% người tiêu dùng thích chôm chôm Nhãn hơn, vì giá thành hợp lí không quá cao như chôm Thái nhưng độ dòn, độ ngọt thanh và lượng nước vừa phải, người tiêu dùng rất hài lòng và 36% thích chôm chôm Thái tuy giá thành luôn cao hơn 2 loại kia nhưng độ dòn, độ ngọt tương đương chôm chôm Nhãn, chỉ có 11% là thích chôm chôm Java.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hay Hội Nông dân, các tổ sản xuất tổ chức các lớp học ngắn ngày nhưng cũng gặp khó khăn không ít như sản xuất còn mạnh ai nấy làm, thiếu vốn đầu tư, ứng dụng khoa học kĩ thuật còn gặp khó khăn do thiếu nhân lực hay người dân cho rằng quá khó thực hiện đối với họ và nông dân cần những kĩ thuật canh tác đơn giản và hiệu quả; việc tuyên truyền vẫn chưa đạt hiệu quả, cụ thể qua khảo sát có đến 60% nông dân không biết VietGAP là gì. Thương lái tuy lợi nhuận ròng thu về không cân xứng với chi phí bỏ ra nhưng có thể tăng doanh thu bằng tăng lượng thu mua và mua theo kiểu mua mão nhưng nếu mua theo kiểu mua mão, tự thu hoạch, sau đó cân kg thì lợi nhuận thu về sẽ thấp hơn nhưng vẫn giữ được mối quan hệ làm ăn lâu dài với nông hộ (bảng 2.14) và thương lái rủi ro cũng ít hơn khi thương lái cấp 2 hoặc các nhà bán sỉ cung cấp giá hàng ngày và thương lái giao ngay với giá thỏa thuận.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHUỖI GIÁ TRỊ TRÁI CHÔM CHÔM TỈNH BẾN TRE. Trên cơ sở phân tích thực tế chuỗi giá trị chôm chôm từ chương 2, chương này đề xuất một vài chiến lược cùng các giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm góp phần nâng cao chuỗi giá trị chôm chôm của tỉnh Bến Tre.
Chôm chôm ngoài ăn tươi, khi gặp thời điểm rớt giá- người nông dân với tính cần cù, siêng năng và sáng tạo đã chế biến chôm chôm thành những sản phẩm như: nước màu dùng trong nấu nướng, kẹo chôm chôm, mứt chôm chôm, rượu chôm chôm và các món ăn được làm từ chôm chôm … nhưng những loại thực phẩm chế biến từ chôm chôm này chưa được kiểm định chất lượng và chưa có sự đầu tư trang thiết bị sản xuất, để sản phẩm làm từ chôm chôm có thể được bảo quản và sử dụng lâu hơn. Bên cạnh đó, địa phương cũng cần cải tiến những thủ tục hoặc đề nghị cách làm thủ tục, sao cho những thủ tục này đơn giản và hiệu quả, để người nông dân không cảm thấy các hợp đồng kinh doanh trên là phiền phức từ đó trở thành thói quen khi hợp đồng phải dựa trên cơ sở pháp lí để tạo cầu nối, liên kết sự ràng buộc với nhau giữa các tác nhân trong các khâu của chuỗi, nhằm thúc đẩy sự hợp tác với nhau và nâng cao chất lượng hoạt động của toàn chuỗi một cách có hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, Hội Nông dân hay Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là những đơn vị nắm vững kiến thức chuyên môn về nông nghiệp phải luôn bên cạnh người dân khi thời điểm ban đầu áp dụng chương trình VietGAP, để kịp thời chỉnh sửa sao cho người dân thấy việc ứng dụng VietGAP không quá khó, dần đi vào cuộc sống, trở thành thói quen và tin tưởng sẽ làm theo kế hoạch của địa phương, quy hoạch của Nhà nước để trồng cây đạt tiêu chuẩn và rãi vụ nhằm tránh trái chín vào thời điểm các nước trồng chôm chôm đang xuất khẩu mạnh. - Với giải pháp này cần tăng cường tuyên truyền về lợi ích của sản phẩm thông qua các chương trình tư vấn sức khỏe, hội chợ triển lãm, làm bếp, du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái, các chương trình này được phát trên các đài truyền hình, internet, báo và những chương trình này phải lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể không thường xuyên nhưng với những hình thức đa dạng để cho người dân có ấn tượng về một loại trỏi cõy và hiểu rừ về loại trỏi cõy đú tốt cho sức khỏe ở điểm nào,.
Liên kết với các tác nhân trong chuỗi nhằm hỗ trợ nhau và liên kết với nhau làm tăng thêm tinh thần đoàn kết và tăng giá trị cho chuỗi và chống những thủ đoạn của thương lái Trung Quốc kinh doanh bẩn ảnh hưởng đến uy tín của các mặt hàng nông sản Việt Nam (được đăng trên một số báo như Việt Báo 36/3/2014, VNexpress 2/3/2014…) và hỗ trợ người dân trước những nguy cơ khi nông hộ hoặc thương lái khác bán sản phẩm cho thương lái Trung Quốc nếu cảm thấy được, để từ đó nâng cao cảnh giác trước những chiêu kinh doanh bẩn của thương lái Trung Quốc, góp phần làm cho sản phẩm cây trái của Bến Tre ngày càng phát triển bền vững. Từ các mục tiêu chiến lược như đảm bảo phát triển bền vững vùng trồng chôm chôm, nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng, nâng cao thương hiệu chôm chôm tỉnh Bến Tre, khắc phục những khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP, nâng cao tính kinh tế, nâng cao tính thương mại của chôm chôm tỉnh Bến Tre với căn cứ vào tình hình thực tiễn nhận thấy những ưu nhược điểm, cơ hội và nguy cơ từ đó đề xuất các chiến lược như đã trình bày.
Kết luận
100 Chất lượng 90
58 Thuận tiện 66