Biện pháp hình thành kỹ năng so sánh cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với biểu tượng số lượng

MỤC LỤC

Quá trình hình thành kỹ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5- 6 tuổi nói riêng trong hoạt động làm quen với biểu tượng số lượng

Kích thước của các phần tử, không gian sắp đặt tập hợp đã ít ảnh hưởng hơn tới sự tri giác đánh giá độ lớn số lượng của vật mà lúc này trẻ chủ yếu đánh giá, so sánh số lượng dựa trên các thao tác kỹ năng mà trẻ có được qua quá trình trẻ học hỏi, hướng dẫn của người lớn và dưới sự tác động của dạy học. Trẻ hiểu được rằng khi đếm thì số cuối cùng là số kết quả ứng với toàn bộ nhóm vật điều đó có nghĩa là sau khi trẻ đã khái quát được số cuối cùng của các nhóm vật trẻ đã bắt đầu có sự tư duy, phân tích, so sánh và đưa ra nhận định so sánh về số lượng của các nhóm vật một cách đầy đủ, chính xác nhất.

Quy trình hình thành kỹ năng so sánh cho trẻ 5 - 6 tuổi

Ví dụ: Khi trẻ so sánh số lượng gà và vịt trong phạm vi 10, lúc này để so sánh số lượng của 2 nhóm trẻ có thể tiến hành bằng cách đếm từng nhóm đối tượng, khi trẻ đếm đến đối tượng cuối cùng của từng nhóm có nghĩa kết quả số lượng ứng với nhóm. Như vậy, hai tác giả này không đề cập đến vai trò của hành động mẫu hay sự hướng dẫn của người có kiến thức, kỹ năng cao hơn so với sự hình thành kỹ năng mà chúng ta thấy hai ông đã đánh giá cao vai trò của tri thức và các kỹ xảo đã có.

Vai trò của kỹ năng so sánh đối với sự phát triển các quá trình nhận thức của trẻ

Mặt khác, đối với biểu tượng, khi chúng ta nhớ lại các sự vật, hiện tượng thì trong trí óc của chúng sẽ xuất hiện hình ảnh của sự vật đã tri giác trước đây, hình ảnh này gọi là tri giác biểu tượng về sự vật, hiện tượng đó. Đặc điểm của quá trình nhận thức này là hình thành khái niệm, các phán đoán về sự vật, hiện tượng thế giới xung quanh, là sự vận dụng các suy luận trong quá trình nhận thức; là quá trình phản ánh hiện thực gián tiếp và khái quát, phản ánh những đặc điểm chung và bản chất, những mối liên hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật, hiện tượng.

Mối quan hệ giữa kỹ năng so sánh với các kỹ năng tư duy khác So sánh là quá trình con người dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay

Khi sử dụng so sánh, con người nhận biết được các đặc điểm của mỗi đối tượng mới và của nhóm đối tượng, phân loại được chúng trong thế giới khách quan. Chính vì vây có thể nhận thấy rằng, KNSS có mối quan hệ chặt chẽ với các kỹ năng tư duy khác không thể tách rời, nếu thiếu các kỹ năng này thì việc so sánh khó có thể hoàn thành được.

Vai trò của hoạt động làm quen với biểu tượng số lượng đối với việc hình thành kỹ năng so sánh cho trẻ 5- 6 tuổi

Đề tài của chúng tôi tập trung nghiên cứu về các biện pháp hình thành kỹ năng so sánh cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với biểu tượng số lượng vì vậy mà trong đề tài nhiên cứu của mình tôi đã đưa ra quy trình hình thành kỹ năng so sánh cho trẻ 5 - 6 tuổi, vai trò của kỹ năng so sánh đối với sự phát triển quá trình nhận thức của trẻ và nêu lên những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng so sánh của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với biểu tượng số lượng. - Hình thành kỹ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng nó góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ, giúp trẻ phân biệt được sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, tìm ra được sự giống và khác nhau trong mối liên quan toán học, tạo tiền đề cho trẻ học toán ở trường phổ thông sau này.

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH KỸ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ 5- 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN

Cơ sở thực tiễn của việc hình thành kỹ năng so sánh cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với biểu tượng số lượng

Theo các GV, họ cho rằng việc hình thành KNSS là một trong những kỹ năng thiết thực và cần được hình thành để trẻ cú thể dễ dàng vận dụng vào thực tiễn, hỡnh thành cho trẻ KNSS khụng chỉ thừa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ mà qua đó còn giúp quá trình tư duy của trẻ mang tính logic hơn, trẻ nắm được mục đích và phương thức hành động trong quá trình tiến hành so sánh số lượng qua đó trẻ có thể phản ánh mối quan hệ số lượng của vật một cách chính xác hơn. Tuy nhiên có một thực tế khó khăn đối với GV mầm non để có thể tiến hành việc hình thành KNSS cho trẻ là do số lượng trẻ quá đông trong một lớp với diện tích của lớp học lại nhỏ hẹp, điều này không chỉ làm cho lớp học luôn ở tình trạng thiếu không gian mà còn ảnh hưởng đến tính cá biệt hoá trong quá trình dạy trẻ, kết quả học tập cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.

Bảng  2.1  :  Nhận  thức  của  giáo  viên  về  tầm  quan  trọng  của  việc  hình  thành KNSS thông qua hoạt động làm quen với BTSL cho trẻ 5- 6 tuổi
Bảng 2.1 : Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc hình thành KNSS thông qua hoạt động làm quen với BTSL cho trẻ 5- 6 tuổi

ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ 5- 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG

Đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng so sánh cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với biểu tượng số lượng

- Ở trẻ 5-6 tuổi, tuy đã xuất hiện sự chú ý và ghi nhớ có chủ đích, nhưng chú ý không chủ đích vẫn chiếm ưu thế, hứng thú của trẻ chưa bền vững, trẻ không tập trung trong khoảng thời gian dài… Do đó, người GV trong quá trình hình thành so sánh cho trẻ cần phải chú ý cho trẻ thường xuyên luyện tập những kiến thức, kỹ năng so sánh đã học, cũng như việc giáo viên phải tạo ra những tình huống, những trò chơi học tập hấp dẫn để có thể hình thành KNSS cho trẻ một cách hiệu quả nhất. Mặt khác, mỗi cá nhân trẻ có một vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm khác nhau, với những đặc điểm nhận thức khác nhau, nên khi tổ chức các hoạt động nhằm hình thành KNSS cho trẻ, GV cần chú ý tới việc khai thác vốn kinh nghiệm riêng của mỗi trẻ, dựa vào khả năng, đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ để đưa ra những yêu cầu, những nhiệm vụ so sánh phù hợp nhằm giúp trẻ hình thành KNSS về BTSL một cách hiệu quả. Chỉ cần vài cái "nhấp chuột" là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số ngộ nghĩnh hiện ngay ra thật sống động dưới sự tác động hiệu ứng các trigger, từ đó có thể thấy được rằng việc sử dụng bài giảng sử dụng powerpoint trình diễn giúp trẻ dễ nắm bắt được KNSS về BTSL bởi vì thông qua bài giảng điện tử, GV có thể đưa những thông tin cần truyền đạt để củng cố kiến thức về so sánh số lượng cho trẻ.

Chính vì những lẽ đó mà đối với biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình trình hình thành KNSS cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với BTSL là một trong năm biện pháp hết sức quan trọng và cần phải áp dụng trong quá trình giảng dạy nhằm giúp đem lại nguồn kiến thức cho trẻ làm hành trang khi chuẩn bị chuyển tiếp lên giai đoạn tiểu học. Ngược lại, nếu GV tạo được tâm thế cho trẻ khi vào học bằng việc tận dụng các tình huống có vấn đề nhưng lại không cho trẻ được rèn luyện với các bài tập so sánh số lượng và được chơi các trò chơi học tập liên quan đến nội dung bài học thì giờ học sẽ trở nên nhàm chán, GV không cho trẻ luyện tập và tạo nhiều cơ hội cho trẻ được thực hành KNSS đã học dẫn đến sự hạn chế về kiến thức, KNSS số lượng của trẻ.

Hình ảnh 1: Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc hình thành kỹ năng so  sánh số lượng cho trẻ 5- 6 tuổi
Hình ảnh 1: Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc hình thành kỹ năng so sánh số lượng cho trẻ 5- 6 tuổi

Thực nghiệm một số biện pháp hình thành kỹ năng so sánh cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với biểu tượng số lượng

Các biện pháp này tôi đã tiến hành thực nghiệm khi tiến hành tổ chức hoạt động làm quen với BTSL cho trẻ ở trường mầm non được lựa chọn làm thực nghiệm nhằm hình thành kỹ năng so sánh về biểu tượng số lượng cho trẻ. - Giai đoạn 1: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm điều tra nhằm tìm hiểu mức độ hình thành KNSS về BTSL của trẻ ở nhóm thực nghiệm và đối chứng bằng các bài tập khác nhau đã được xây dựng trong điều kiện bình thường. - Giai đoạn 3: Chúng tôi tiến hành kiểm tra bằng hệ thống các bài tập khảo sát đã nêu ở phụ lục để thấy tính khả thi của các biện pháp mà chúng tôi đưa ra để tìm hiểu mức độ hình thành KNSS cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với BTSL và áp dụng các biên pháp đã nêu ở cả hai nhóm trẻ TN và ĐC.

Sau khi kết thúc thực nghiệm, để đánh giá một cách chính xác, khách quan hơn mức độ hình thành kỹ năng so sánh về biểu lượng số lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi, chúng tôi tiến hành đo đầu ra mức độ hình thành KNSS của trẻ bằng hệ thống bài tập kiểm tra mà chúng tôi đã xây dựng cho cả nhóm TN và ĐC theo 4 mức độ tương ứng là giỏi, khá, trung bình, yếu. Chúng tôi tiến hành kiểm tra mức độ hình thành kỹ năng so sánh cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với biểu tượng số lượng trước thực nghiệm hình thành ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng bằng hệ thống bài tập kiểm tra được trình bày ở phụ lục 2.1 chúng tôi chia 30 trẻ thành 2 nhóm TN và ĐC.