MỤC LỤC
Kiểm tra nội bộ trường mầm non là khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình quản lý, đảm bảo tạo thành mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp người quản lý hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý nhà trường. Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp Hiệu trưởng có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả.
Đồng thời qua kiểm tra giúp Hiệu trưởng thấy được sự hợp lý và bất hợp lý trong công tác quản lý chỉ đạo, trên cơ sở đó đánh giá được những lệch lạc sơ hở trong quá trình quản lý từ đó tìm ra những biện pháp tốt để Hiệu trưởng điều chỉnh lại chu trình quản lý của mình cho phù hợp hơn, hiệu quả hơn. Góp phần nâng cao chất lượng mọi mặt đưa nhà trường tiếp cận với mục tiêu giáo dục mới trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ tình hình thực tế công tác kiểm tra nội bộ trường học nói chung và công tác kiểm tra nội bộ trường Mầm non của Hiệu trưởng nói riêng.
Cộng với sự tâm đắc, ham muốn học hỏi của bản thân về vấn đề này nên Tôi quyết định chọn đề tài: "Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non".
Lấy kết quả kiểm tra làm cơ sở đánh giá, xếp loại việc thực hiện nhiệm vụ được phân công của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị. Hiện nay trường mầm non Đại Lai là một trong những trường mầm non trong huyện vẫn còn một số bất cập trong công tác kiểm tra và tự kiểm tra đặc biệt là việc quản lý công tác kiểm tra nội bộ còn chung chung, đã làm ảnh hưỏng không nhỏ đến việc đánh giá kết quả giáo dục của nhà trường. Vì vậy muốn từng bước nâng cao hiệu công tác kiểm tra nội bộ góp phần tích cực thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo Mầm non theo nguyên tắc bảo dẩm đồng bộ, phù hợp tiên tiến gắn với đổi mới giáo dục phổ thông, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp một thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục thì những người làm công tác quản lý “Đặc biệt là hiệu trưởng cần phải có biện pháp sáng tạo trong công tác kiểm tra”.
Tôi đã chọn nghiêm cứu đề tài ““Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non Đại Lai".
Lớp học thiếu tại cụm mầm non Đại Lai, nhà trường phải bố trí một số phòng học tạm và chưa đáp ứng được nhu cầu gửi con của các bậc phụ huynh số học sinh trên lớp đông quá tải. Chính vì vậy ảnh hưởng không ít đến việc lập kế hoạch kiểm tra giao cho các tổ khối chuyên môn còn chung chung khiến các thành viên trong ban kiển tra chưa chủ động trong việc tiến hành kiểm tra. Nhà trường chưa có chế độ, quyền lợi cho các kiểm tra viên và bản thân kiểm tra viên ủy viên phải đứng lớp 2 buổi trên ngày như những giáo viên khác do đó kế hoạch kiểm tra nhiều khi chưa kịp thời, chưa động viên được các kiểm tra viên.
Kiểm tra đôi khi vẫn còn nể nang, nhận xét chung chung chưa có những quyết định cương quyết, khiến cho giỏo viờn nhận thức khụng rừ ràng, chưa cú hưóng phấn đấu sửa chữa sai sót và phát huy những ưu điểm.
Có kế hoạch xây dựng công tác kiểm tra nội bộ trường học ngay từ đầu năm học, rừ ràng, cụ thể: Xõy dựng kế hoạch kiểm tra xuyờn suốt năm, thỏng, tuần, từng nội dung kiểm tra, từng chuyên đề, phân công công tác kiểm tra cho các thành viên phù hợp với khả năng, năng lực của các thành viên. Khi xây dựng kế hoạch kiểm tra kiểm tra nội bộ Hiệu trưởng phải làm tốt công tác điều tra, dự báo, đánh giá tình hình để có cơ sở lựa chọn hình thức, nội dung, phương pháp kiểm tra phù hợp với các yếu tố, các điều kiện cụ thể của nhà trường và có tính khả thi cao. Kế hoạch được thiết kế dưới dạng sơ đồ hoá và được công khai ở văn phũng nhà trường, trong đú ghi rừ mục đớch yờu cầu, nội dung, phương phỏp tiến hành, hình thức tổ chức nhóm, cá nhân được kiểm tra, thời gian kiểm tra, đảm bảo tính ổn định của kế hoạch, đảm bảo tính mới, tính sáng tạo của kế hoạch kiểm tra.
VD: Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn khối 5 tuổi, kiểm tra công tác thu chi tài chính của bộ phận tài vụ, kiểm tra toàn diện, một đến hai giáo viên, kiểm tra công tác quản lý bán trú, kiểm tra công tác sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất của nhà trường vào tháng nào, tuần nào, ngày nào….
Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại hạn chế là do nguyên nhân chủ quan hay khách quan..?. Có mốc thời gian cụ thể cho từng việc, sau đó thông qua biên bản để giáo viên nắm được và ý kiến của giáo viên có đồng ý với nhận xét nội dung đó không?. Nêu đồng ý giáo viên ký vào biên bản hoặc nếu không thì ý kiến ra sao?.
Người kiểm tra phải có trách nhiệm giải đáp các ý kiến của giáo viên cho thỏa đáng.
Vỡ trẻ mầm non chủ yếu là hoạt động chăm sóc, chính vỡ vậy mà Hiệu trưởng phải luôn tư duy để có định hướng tốt việc xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác chăm sóc trẻ khi trẻ ở trường của cán bộ giáo viên. Xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp, bổ sung điều chỉnh việc trang trí nhóm lớp, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân nếu cần phải điều chỉnh cho phù hợp. Xây dựng kế hoạch kiểm tra giờ ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều, cách thức tổ chức sắp xếp nơi trẻ ăn, cách chăm sóc cho trẻ ăn, việc cho trẻ uống nước, vệ sinh khi đi ngủ, tư thế ngủ của trẻ, việc đảm bảo an toàn cho trẻ trong giờ ngủ.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác bán trú, hồ sơ bán trú, chế biến các món ăn cho trẻ, phân chia định lượng thức ăn giữa các nhóm lớp, khâu xuất nhập thực phẩm, quá trình sơ chế và chế biến thực phẩm, việc lưu mẫu thức ăn, trang phục của nhân viên.
Phân công cho các tổ trưởng các khối lớp, Phó hiệu trưởng kiểm tra qua dự giờ, tổ chức hoạt động, qua kiểm tra đột xuất và có đánh giá xếp loại hàng tháng, sau đó báo cáo lên Hiệu trưởng và Hiệu trưởng có thể kiểm tra lại giáo viên xem giáo viên đã có tiến bộ trong việc đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm như thế nào?. Từ đó có hướng bồi dưỡng, chỉ đạo từng chuyên đề cụ thể cho từng tổ, từng cá nhân giáo viên, giúp giáo viên nắm chắc phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ, tìm tòi, sáng tạo trong việc làm và sử dụng đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động, nâng cao chất lượng kết quả thực hiện trên trẻ. Hiệu trưởng kiểm tra việc giáo viên tiếp xúc với phụ huynh qua giờ đón trẻ, qua buổi họp phụ huynh, qua cỏc hội thi, hội diễn, qua việc tuyên truyên với phụ huynh về cách thức chăm sóc, giáo dục trẻ về kiến thức kỹ năng cụ dạy trong tuần, xem giáo viờn cú nhiệt tỡnh, cú gần gũi niềm nở với phụ huynh, có trao đổi thông tin chính xác về trẻ với phụ huynh hay không?.
Kiểm tra không chỉ dừng lại ở con số liệt kê trên sổ sách, cái còn, cái mất, cái mới, cái cũ, cái hư hỏng, mà kiểm tra nhằm thúc đẩy, nâng cao ý thức giá trị sử dụng của mỗi cá nhân giáo viên trong nhà trường, nhằm mục đích khi sử dụng đồ dùng trang hiết bị không bị hỏng hóc có hiệu quả của các trang thiết bị hiện có trong nhà trường, nâng cao công tác bảo quản cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị của từng lớp học giúp cho việc quản lý tài sản, thiết bị, các vấn đề nhập - xuất theo các nguyên tắc quản lý tài sản theo qui định.
Như vậy, có thể khẳng định được rằng: hoạt động kiểm tra nội bộ có một ý nghĩa hết sức to lớn là trong quản lý giáo dục. Đối với trường Mầm non, hoạt động kiểm tra nội bộ chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, là một công việc thiết yếu, thường xuyên và liên tục của người cán bộ quản lý, vì vậy đòi hỏi người Hiệu trưởng phải giành nhiều thời gian công sức, phải chỉ đạo nhận xét, đánh giá trung thực, cụng bằng, khỏch quan trong quá tiến hành kiểm tra, phải cú kế hoạch cụ thể rừ ràng, chủ động linh hoạt trong quỏ trỡnh thực hiện. Phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và bám sát hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng giáo dục về hoạt động kiểm tra nội bộ, làm cơ sở pháp lý.
Có như vậy mới đạt kết quả cao, mới phát huy tác dụng bồi dưỡng và xây dựng mối quan hệ đoàn kết trong nội bộ trường học.