MỤC LỤC
Tuy có sự khác biệt nêu trên nhưng tất cả giới nghiên cứu đều nhất ttí về sự hình thành và phát triển của Luật hình sự quốc tế, đây là thực tế không thể phủ nhận, khi có đầy đủ cơ sở để chứng minh sự tồn tại và phát triển của ngành luật này trong hệ thống luật quốc tế, cụ thể cộng đồng quốc tế đã xây dựng được một số lượng các điều ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị tội phạm, sự ra đời của các tòa án hình sự quốc tế cũng như quá trình phát triển hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng giữa các quốc gia trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Các tập quán quốc tế của Luật hình sự quốc tế không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực hình sự mà cả trong các vấn đề tố tụng, như tập quán quốc tế aut dedere aut punire (hoặc dẫn độ hoặc xét xử), tập quán non bis in idem(khong ai có thể gánh chịu trách nhiệm hình sự 2 lần đối với một hành vi phạm tội), tập quán nullum crimen sine lege (không có tội phạm nếu không có luật), tập quán nulla poena sine lege (không có hình phạt nếu không có luật).
Các văn kiện quốc tế được thông qua tại Hội nghị và được Đại hội đồng liên hợp quốc chuẩn y trong lĩnh vực này đã tạo ra một tổng thể hoàn chỉnh các chuẩn mực quốc tế đặc thù bao trùm trên thực tế tất cả các lính vực cua đấu tranh quốc tế chống tội phạm như: phối hợp và tăng cường hoạt động chống tội phạm, vấn đề về đạo đức, tư cách và trình độ chuyên môn của thẩm phán, luật sư, công tố viên và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác, các chuẩn mực tối thiểu về đối xử với người vi phạm pháp luật, các quy tắc về bảo vệ nạn nhân, người làm chứng: lcác chuẩn mực này không có hiệu lực pháp luật và chỉ được coi là khuôn mẫu cho các quốc gia soạn thảo văn bản pháp lý trong nước về vấn đề hình sự, chúng khác hoàn toàn với các điều ước quốc tế về phòng chống tội phạm đã được nghiên cứu ở các chuyên đề khác của đề tài. Tại Hội nghị của Liên hợp quốc lần thứ 8 về ngăn ngừa tội phạm và đối xử với người vi phạm pháp luật được triệu tập vào nam 1990 đã thông qua trên 50 văn kiện nhằm mục đích thống nhất hoá các điều ước quốc tế về đấu tranh phòng chống tội phạm, trong số này có điều ước quốc tế mẫu về dẫn độ tội phạm, về tương trợ pháp lý trong xét xử hình sự, điều ước quốc tế mẫu về chuyển giao xét xử các vụ án hình sự, điều ước quốc tế mẫu về ngăn ngừa tội phạm xâm hại đến các di sản văn hoá dân tộc.
Công ước năm 1999 về ngăn ngừa và trừng trị hành vi tài trợ cho hoạt động khủng bố đã có quy định tại điều 2 xác lập các hành vi thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước, đây là các hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp có tính chất bất hợp pháp và cố ý cung cấp hoặc huy động nguồn tài chính nhằm mục đích sử dụng hoặc ý thức được rằng nguồn tài chính được sử dụng một phần hoặc toàn bộ nhằm thực hiện bất kỳ hành vi nào là hành vi tội phạm trong phạm vi điều chỉnh và được định nghĩa trong các điều ước quốc tế về chống khủng bố quốc tế nhằm giết hại hoặc làm bị thương bất kỳ cá nhân nào với ý định ham doa hoặc ép buộc dân chúng phải thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi cụ thể. Trong Nghị định thư bổ sung năm 1988 cho Công ước Mônrêan năm 1971 đã mở rộng phạm vi hiệu lực của hệ thông điều ước quốc tế về an ninh hàng không theo đó các hành vi sử dụng bạo lực bất hợp pháp và cố ý bất kỳ những thiết bị, chất hoặc vũ khí nào nhằm chống lạicon người làm cho hoặc có thể làm cho họ bị thương hoặc bị chết, hoặc phá huỷ hay phá hoại các trang thiết bị của cảng hàng không quốc tế hoặc phương tiện bay chưa khai thác tại phi trường cũng như làm gián đoạn các dịch vụ hàng không của phi trường đều bị coi là hành vi tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định thư Mônrêan năm 1988 nếu các hành vi kể trên gây nguy hiểm hoặc có thể gây nguy hiểm cho an ninh của cảng hàng không quốc tế.
Việc tiến hành (bí mật hoặc công khai) các hành vi quyền lực như vậy trên lãnh thổ nước ngoài được coi là hành vi xâm hại nghiêm trọng nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ và không can thiệp của luật quốc tế, nếu không được sự đồng ý của quốc gia nước ngoài đó. Không một quốc gia nào có quyền vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác nhằm mục đích bắt giữ nghi phạm hình sự, ngay cả khi nghi phạm bị buộc tội là tội phạm hình sự quốc tế, như trường hợp của tướng Manuel Noriég6 đã bị Hoa Kì bắt giữ nhằm mục đích xét xử vì tội buôn bán ma túy, sau khi Tổng thống. Mi G-Bush ra lệnh can thiệp quân sự vào Panama vào ngày 20 tháng 12 năm. 1989 dựa trên cơ sở đáng ngờ về thẩm quyền tài phán. Bên cạnh đó, các quốc gia thực hiện các hành vi công quyền trên lãnh thổ nước ngoài mà không có sự đồng ý của quốc gia sở tại còn biện minh rằng các hành vi quyền lực đó được thực hiện vì sự cần thiết trong các hoàn cảnh và điều kiện đặc biệt nhằm mục đích xét xử và trừng trị các tội phạm chống lại nhân loại như vụ Ixrael bắt cóc và bí mật đưa tên tội phạm Đức quốc xã Eichmana từ Achentina về Ixrael vào năm 1960 để xét xử và ra phán quyết tử hình. Trong khoa học luật hình sự quốc tế, có sự thống nhất quan điểm về việc việc thực hiện hay không thực hiện thẩm quyền tài phán hình sự của quốc gia hoàn toàn được quyết định và ghi nhận trong luật quốc gia, điều này xuất phát từ chính chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong đời sống quốc tế, ý định phân chia thẩm quyền tài phán hình sự giữa các quốc gia không hề có tính khả thi. Luật hình sự quốc tế chỉ có thé quy định giới han trong việc xác lập thẩm quyền tài phán của tòa án quốc gia. Nếu tòa án quốc gia thực hiện thẩm quyền xét xử mà vi phạm các quy định chung của Luật hình sự quốc tế về giới hạn xác định thẩm quyền tài phán thì quốc gia có công dan bị xét xử không theo đúng qui định của Luật hình sự quốc tế và công dân này đã bị thiệt hại do phán quyết của tòa án quốc gia xét xử có thể phát đơn kiện phản đối quốc gia đã tiến hành giải quyết vụ việc và ra phán quyết, quốc gia bị phản đối không thể biện minh cho hành vi thực hiện thẩm quyền xét xử không đúng quy định với lý do rằng thẩm quyền tài phán của họ là hợp pháp theo đúng luật quốc gia và toàn bộ quá trình tố tụng là hoàn toàn công khai và đúng luật. Trong đa số các trường hợp, Luật hình sự quốc tế không bao giờ nghiêm cấm hoặc yêu cầu tòa án quốc gia xét xử và giải quyết các vụ án hình sự. Thẩm quyền tài phán hình sự của tòa án quốc gia chủ yếu được qui định trong Luật hình sự quốc gia phù hợp với nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, còn Luật hình sự quốc tế chỉ giới hạn trong việc đưa ra các tiêu chí xác định thẩm quyền xét xử hình sự của quốc gia dựa trên cơ sở tự nguyện của các nước có liên quan. Nói cách khác Luật hình sự quốc tế đưa ra các qui định hạn chế quyền tự do của các quốc gia trong lĩnh vực thẩm quyền tài phán hình sự. Điều này hoàn toàn phải được các quốc gia thỏa thuận tự nguyện chấp nhận,. phù hợp với nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia trong quan hệ. II/ Các nguyên tắc phân định thẩm quyền xét xử. Theo nguyên tắc, Luật hình sự quốc tế không đưa ra các qui định bắt buộc trong việc thực hiện thẩm quyền xét xử đối với các quốc gia. Luật hình sự quốc tế chỉ đảm bảo tính chất phù hợp của việc thực hiện thẩm quyền xét xử của quốc gia đối với các vụ việc hình sự có liên quan. Việc thực hiện thẩm quyền tài phán của mỗi quốc gia là vấn đề tự nguyện đối với quốc gia có liên quan. Trong khoa học Luật hình sự quốc tế, các nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử hình sự bao gồm:. + Nguyên tac lãnh thổ. + Nguyên tắc quốc tịch. + Nguyên tắc an ninh quốc gia. + Nguyên tắc phổ cập. Các nguyên tắc xác định thẩm quyền tài phán nêu trên không được ghi nhận theo một trình tự thứ bậc cụ thể, mà trong thực tiễn quan hệ quốc tế có thể có những nguyên tac phân định thẩm quyền thường được các quốc gia chấp nhận rộng hơn so với các nguyên tắc khác. Mặt khác, không một quốc gia nào có thể đòi hỏi áp dụng nguyên tắc đảm bảo cho họ quyền ưu tiên được giải quyết các vụ việc hình sự. Quốc gia chỉ có thể có quyền hợp pháp giải quyết với tính chất thẩm quyền tài phán của nó có tính cạnh tranh với thẩm quyền tài phán của quốc gia khác có liên quan và quốc gia có thẩm quyền xét xử này dựa trên các yếu tố khác, ví dụ sự hiện diện của nghi phạm trên lãnh thổ nước này. Từ vấn đề này , trong khoa học luật hình sự quốc tế đã đưa ra yờu cầu phải tồn tại mối quan hệ thực tế và rừ ràng giữa nghi phạm với/hoặc toàn bộ nội dung sự kiện và quốc gia thực hiện thẩm quyền xét xử. Nói cách khác, quốc gia phải hết sức thận trọng trong việc xác định và thực hiện thẩm quyền tài phán hình sự của mình trong mối quan hệ quốc tế. 1) Nguyên tắc lãnh thổ. Đây là các hành vi tội phạm xâm hại nghiêm trọng pháp luật quốc tế, bị trừng phạt trực tiếp theo Luật hình sự quốc tế (thường được gọi là tội phạm phổ cập. — universal crimes) và các loại hình tội phạm này có thể được xét xử tại tòa án quốc gia hoặc tòa án quốc tế như các Tòa án hình sự quốc tế về Nam tư cũ và Ruanda có thẩm quyển xét xử các tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ của hai quốc gia này trong thời kì đầu thập niên 90 của thế kỉ trước và gần đây nhất là việc thành lập Tòa án hình sự quốc tế có trụ sở tại Lahay (Hà Lan) theo qui chế Rôma 1998.
Tội cướp biển từ lâu đã được coi là kẻ thù chung của nhân loại, đây là các hành vi sử dụng vũ lực chiếm đoạt và cầm giữ bất hợp pháp tàu thuyền hoặc hành vi cướp bóc bất kỳ được thực hiện nhằm mục đích tư lợi của đoàn thủy thủ hoặc hành khách của tàu thuyền hay phương tiện bay tư nhân thực hiện trên biển cả nhằm chống lại tàu thuyén hoặc phương tiện bay khác hay chống lại con người hoặc tài sản có trên tàu thuyền hoặc phương tiện bay, cũng như nhằm chống lại các phương tiện và đối tượng này ở một địa điểm không thuộc thẩm quyền tài phán của bất kì quốc gia nào. Nhằm mục đích bảo đảm công lý phải được thực hiện một cách tuyệt đối và cá nhân tội phạm không thể lần tránh được sự trừng phạt của pháp luật, trong Công ước 1988 cũng qui định áp dụng nguyên tác thẩm quyền phổ cập với nội dung được xác định có tính chất rất “đặc thù” đối với các loại tội phạm có tính chất quốc tế như sau: Mỗi quốc gia thành viên sẽ thực hiện những biện pháp cần thiết để xác định thẩm quyền tài phán của mình đối với trường hợp khi nghi phạm có mặt trong lãnh thổ của quốc gia thành viên Công ước và quốc gia này không dẫn độ nghi phạm tới bất kì quốc gia thành viên khác có thẩm quyền tài phán theo qui định.
Song có một điểm chung là đa số các điều ước quốc tế đa phương này đều ghi nhận qui định cho phép các quốc gia thành viên sử dụng các điều ước song phương chuyên môn về dẫn độ là công cụ pháp lý để giải quyết vấn đề dẫn độ tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của điều ước đa phương, còn trong trường hợp không có điều ước song phương chuyên môn về dẫn độ giữa các quốc gia thành viên hữu quan thì cho phép các quốc gia thành viên được quyền chấp nhận chính điều ước đa phương về chống tội phạm là cơ sở pháp lý tùy nghi để tiến hành dẫn độ tội phạm giữa các quốc gia này. Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình được ghi nhận trong các văn bản quốc tế như: Tuyên bố chung của hội nghị quốc tế lần thứ III về thống nhất hóa luật quốc tế, Công ước của Hội đồng châu Âu năm 1957 về dẫn độ tội phạm, Công ước 1948 về tội phạm diệt chủng, Qui chế của các tòa án quân sự quốc tế Nurumbe và Tôkyô, Công ước 1968 về không áp dụng thời hiệu tố tụng đối với tội phạm chiến tranh và tội phạm chống loài người, Công ước của các quốc gia thuộc SNG 1993 về tương trợ tư pháp trong các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự.
Theo Quy chế, Ủy ban có trách nhiệm thúc đẩy quá trình phát triển như vậy bằng các hoạt động chức năng của mình, đảm bảo kết quả của quá trình phát triển tiến bộ này được các quốc gia có liên quan có thể chấp nhận được. Trong dự thảo liệt kê các tội phạm, như: xâm lược, đe dọa xâm lược, can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia, diệt chủng, apacthai, vi phạm có hệ thống và trên diện rộng quyền con người, tội phạm chiến tranh đặc biệt nghiêm trọng, khủng bố quốc tế, buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy v.v.
Tại diễn đàn các Hội nghị đã thao luận nhiều vấn đề có liên quan đến hợp tác quốc tế, đấu tranh phòng chống tội phạm, tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các quốc gia chống tội phạm trong một tổng thể phát triển và một trật tự kinh tế quốc tế mới, xác lập chiến lược đấu tranh chống tội phạm, cụ thể hoá các biện pháp đấu tranh chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và xác định vai trò của luật hình sự trong bảo vệ. Ngoài ra, theo từng giai đoạn qui định Hội nghị đã soạn thảo các Chương trình phòng chống tội phạm và các khuyến nghị cụ thể về loại trừ các loại hình tội phạm riêng biệt, tiến hành trao đổi kinh nghiệm trong thực tiễn cũng như lý luận đấu tranh ngăn chặn và xét xử tội phạm, phối hợp các hoạt động chuyên môn chống tội phạm trong khuôn khổ Liên hợp quốc, thực hiện các biện pháp phòng ngừa cụ thể có hiệu quả đối với tinh trạng tội phạm ngày càng gia tăng trong một thế giới đầy biến động tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với đời sống dân sự quốc tế.
Vào năm 1946 theo sáng kiến trên, hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Brucxen (Bỉ). Tại hội nghị, đại diện các quốc gia đã phê chuẩn các qui định tạm thời về mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của mình thay thế cho Qui chế được thông qua năm 1923. Tuy nhiên cả Qui chế 1923 lẫn các qui định tạm thời đã không đáp ứng kip với đòi hỏi và thực tế đời sống hiện đại. Vì vậy vào. năm 1954, các bên tham gia kì họp thường niên của Ủy ban thông qua quyết định soạn thảo và biểu quyết qui chế mới của tổ chức và qui chế này đã được các quốc gia chấp nhận tại Viên năm 1956, và đổi tên Ủy ban thành Tổ chức. cảnh sát hình sự quốc tế INTERPOL) đóng tru sở tại thành phố Liông (Pháp). Hiện nay, trong cơ cấu tổ chức của Ban thư kí bao gồm 4 phòng: phòng hành chính ( thực hiện công vụ và tài liệu ); phòng cảnh sát ( phối hợp các hoạt động của cơ quan cảnh sát quốc gia các nước thành viên ); phòng nghiên cứu khoa học ( có nhiệm vụ chuẩn bị dự thảo các văn kiện, tổ chức cho INTERPOL tham gia vào các công việc của các TCQT khác, phân tích các thông tin dữ liệu ); phòng đảm bảo ki thuật có chức năng phục vụ thông tin liên lạc và phân tích tự động hóa các dữ liệu, tài liệu có liên quan.
Bên cạnh các hành vi tội phạm chiến tranh nêu trên, Quy chế Toà án hình sự quốc tế còn quy định các hành vi vi phạm nghiêm trọng luật lệ và tập quán quốc tế được áp dụng trong xung đột vũ trang quốc tế cũng là hành vi tội phạm chiến tranh và thuộc thẩm quyền xét xử của Toà, ví dụ như: cố ý tấn công vào dân thường, các mục tiêu dân sự; tấn công, ném bom bằng bất cứ phương tiện gì vào thành phố, làng mạc, nhà cửa; giết hại hoặc làm bị thương tù binh..Đối với các cuộc xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế, các hành vi bạo lực đối với con người, xúc phạm nhân phẩm, bắt làm con tin, hành vi tuyên án và thi hành án không có sự tôn trọng các thủ tục tố tụng công bằng và được thừa nhận chung cũng đều chịu sự xét xử của Toà án hình sự quốc tế. Sau toàn bộ quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết tại các cơ quan chức năng của Toà án hình sự quốc tế như Phòng công tố có chức năng điều tra và khởi tố; Hội đồng tiền xét xử của Toà tiền xét xử có trách nhiệm tiến hành các hoạt động có tính chất chuẩn bị như ra lệnh bắt hoặc quyết định triệu tập cần thiết cho việc điều tra, áp dụng các biện pháp bảo vệ nạn nhân, người làm chứng, tiến hành các thủ tục sơ bộ tại toà, xác nhận những lời buộc tội trước khi xét xử; Hội đồng xét xử của Toà xét xử có nghĩa vụ tiến hành các hoạt động xét xử khi hội tụ đầy đủ các điều kiện theo quy định, xác nhận lời buộc tội là chính xác và khâu cuối cùng trong hoạt động xét xử của Toà án hình sự quốc tế là Hội đồng xét xử sẽ đưa ra phán quyết.
Việc giao nhận tài liệu liên quan đến vụ án được tiến hành theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ luật này. Bởi vậy, nếu Việt nam gia nhập Công ước chồng tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia thì cần thiết bổ sung cơ sở.
Bộ luật T6 tụng Hình sự của Việt nam có 2 điều khoản quy định vé trực.
- Từ chối dan độ: tat cả các hiệp định đều quy định các trường hợp việc dẫn độ có thê bị từ chối, đó là (1) người được yêu cầu dẫn độ là công dân của nước được yêu dẫn độ hoặc (2) người được yêu cầu dẫn độ không thé bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành bản án vì hết thời hiệu hoặc các lý do hợp pháp khác theo quy định của pháp luật của nước được yêu cầu hoặc (3) người được yêu: cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại quốc gia. Điều 344 của Bộ luật Tố tụng Hình sự của Việt nam chỉ quy định nghĩa vụ thông báo, theo đó, cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng của Việt Nam từ chối dẫn độ có trách nhiệm thông báo cho cơ quan có thâm quyền tương ứng của nước ngoài đã gửi yêu câu dẫn độ biết và khong có quy định nao vê việc tham khảo trước khi từ chối dẫn độ như yêu cầu của Công ước.
Hợp tác quốc tế trong hoạt động tổ tụng hình sự được tiến hành phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ. Theo đó, khi thực hiện tương trợ tư pháp, cơ quan có thâm quyền tiễn hành t6 tụng, người có thâm quyền tiễn hành tổ tụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam áp dụng những quy định của điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và quy định của Bộ luật này.
Các hiệp định đều đặt ra nghĩa vụ các quốc gia thành viên phải thực hiện tương trợ tư pháp trong thủ tục tố tụng hình sự như lây băng chứng hoặc lời khai, thực hiện khám xét và bắt giữ, kiểm tra các đối tượng và mạng lưới;. Thứ nhất, pháp luật Việt nam quy định việc tương trợ tư pháp phải được thực hiện phù hợp với các thỏa thuận quốc tế mà Việt nam ký kết hoặc tham gia và trong trường hợp không có thỏa thuận về vấn đề này thì việc tương trợ được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt nam, pháp luật và tập quán quốc tế.