MỤC LỤC
Nếu nhằm mục đích quản lý nhà nước thì Nhà nước phải lựa chọn những tài sản mà Nhà nước có yêu cầu đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng; nếu vì mục đích đảm bảo nguồn thu cho ngân sách thi cần mở rộng diện đánh thuế, chú trọng tới đánh thuế vào các tài sản là động sản, bất động sản, còn nếu xem xét ở mục tiêu công bằng xã hội, đảm bảo tính trung lập của thuế thì cần đánh thuế vào mọi loại tài sản. Diện tích dat tính thuế là điện tích đất hợp pháp đang sử dung được xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; giá đất tính thuế do cơ quan nha nước có thâm quyền quy định song phải dựa trên giá trị sử dụng, khả năng sinh lợi và phải nằm trong mối tương quan với giá thị trường tại thời điểm. Hiện tại, Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất đang được áp dụng để xác định giá đất, khung giá các loại đất và phương pháp định giá các loại đất cụ thé tại địa phương song do những đặc thù riêng, việc ban hành bảng giá các loại đất cụ thể của một số tỉnh, thành phố chưa thực sự sát với giá thị trường bởi vậy, khi Luật thuế sử dụng đất được ban hành cũng đòi hỏi pháp luật đất đai phải có những điều chỉnh thích hợp.
Pháp luật thuế nhà cũng cần quy định những trường hợp sở hữu, sử dụng nhà được miễn giảm thuế trong những trường hợp nhất định như: nhà sử dụng cho lợi ích công cộng, nhà của các đối tượng thuộc diện chính sách, gặp khó khăn trong cuộc sống v.v..Những quy định này là cần thiết bởi thuế nhà là thuế trực thu, bên cạnh mục đích quản lý nhà nước, tạo nguồn thu cho ngân sách còn góp phân giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư. Đồng thời, do phạm vi chủ thể nộp thuế nhà sẽ tương đối rộng nên về mặt kỹ thuật lập pháp, Luật thuế nhà cần dễ hiểu, dễ thực hiện; cần triển khai một cách thận trọng để tránh ảnh hưởng đột ngột tới dân chúng và những nhận thức sai lệch cũng như tâm lý phản ứng quá mạnh với gánh nặng về thuế. Về thuế suất, tương tự như quy định tại lệ phí trước bạ hiện nay, thuế suất quy định tại đạo luật thuế về đăng ký tài sản nên xác định là thuế suất tỷ lệ, mức thuế suất áp dụng đối với tài sản có thé khác nhau tùy thuộc vào giá trị của tài sản, mục đích sử dụng tài sản hay khả năng thu thuế một lần hay định kỳ đối với tài sản.
Nhìn chung, đa số các quốc gia đều ban hành sắc thuế này để tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với đất đai và động viên một phần đóng góp của những người có đất chuyển nhượng vào ngân sách nhà nước mặc dù tên gọi có thể khác nhau, như: ở Đài Loan loại thuế này được định danh là thuế trị giá đất tăng thêm trong khi ở Nhật Bản được gọi là thuế thu nhập [8, tr.282]. Văn bản pháp lý gần đây nhất trực điều chỉnh nội dung liên quan tới thuế chuyển quyền sử dụng đất là Nghị định của Chính phủ số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 quy định chỉ tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp trong đó quy định: “Đối tượng nộp thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyển thuê đất là tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền. Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập từ chuyên quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất không phải nộp thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất theo quy định tại Nghị định này mà nộp thuế theo quy định của Luật thuế chuyển quyền sử dung đất”.
Để đảm bảo điều tiết một cách hợp lý, công bằng nguồn thu nhập của các tổ chức, cá nhân trong xã hội khi có hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, trong điều kiện hiện nay đã có thé áp dụng thuế thu nhập một cách phô biến, việc kiểm soát thu nhập thuận lợi hơn so với thời kỳ trước đây, vai trò lịch sử của thuế chuyên quyền sử dụng đất nên chuyền giao cho thuế thu nhập. Hiện nay, pháp luật quy định giá tính thuế tài nguyên theo giá bán tại nơi khai thác là chưa thực sự phù hợp; để thuế tài nguyên thực sự gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên quốc gia một cách hợp lý, Nhà nước cần có cơ chế quy định cụ thể giá làm căn cứ tính thuế đối với từng loại tài nguyên, trên cơ SỞ giá trị của từng loại tài nguyên cũng như những yếu tố khác chi phối. Đây mạnh áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng khoa học công nghệ vào hầu hết các khâu quản lý thuế tài sản: quản lý đối tượng nộp thuế, kiểm tra tờ khai, đối chiếu hóa đơn chứng từ; cung cấp dịch vụ thuế qua mạng máy tính; nối mạng tin học giữa các cơ quan thu, giữa cơ quan thu với đối tượng nộp thuế.
Năm là, công tác tuyên truyền chính sách, định hướng cải cách chính sách pháp luật về thuế tài sản phải được tiến hành thường xuyên thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục, cơ quan quản lý thu và dưới nhiều hình thức phong phú dé các đối tượng nộp thuê nâng cao ý thức tự giác, chấp hành nghĩa vu nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế tài sản. Thực trạng pháp luật về thuế tài sản của nước ta trong những năm gần đây cho thấy, chính sách pháp luật tương đối ổn định song trong trường hợp công tác tuyên truyền chính sách không tốt sẽ không giúp người nộp thuế ý thức về quyền được pháp luật bảo vệ đối với việc sở hữu, sử dụng tài sản chịu thuế để từ đó tự giác, tích cực thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, mà ngược lại, khiến tâm lý muốn trốn lậu thuế. Chín là, các văn bản pháp luật về thuế tài sản cần được ban hành đồng bộ, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn để tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc thực hiện các mục tiêu của thuế tài sản; đồng thời cũng chú trọng tới tính chỉnh thé của hệ thống pháp luật thuế để hệ thống pháp luật thuế thực sự trở thành công cụ điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế, đảm bảo nguồn thu ôn định cho ngân sách nhà nước, góp phan bảo đảm bình dang, công bằng xã hội và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
SNOUL AL NALL THO LLS. nu ono Bug] end od org :IonẩNj yep sunp ns. suop A} :yury iA uoq. Ê ONT Ha ‘LY@ VHN đf1HL ‘dgIHON ĐNỌN LYG ĐNẹŒ AS JAHL) LYG IỌA 19G JAHL NHL NYOH5 YNO Lay WYN OY) VủRỒ (LVđ ĐNÂdŒ AS NJANO NJANHO 1HL.
Bouvier (2005), Nhập môn luật thuế đại cương và lý thuyết thuế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Văn Hiệu (2002), Các giải pháp hoàn thiện hệ thống thuế ở Việt Nam, Học viện tài chính, Hà Nội. Michel Todaro, Kinh tế học cho thế giới thứ ba (1996), giới thiệu những nguyên tắc, vấn đề và chính sách về phát triển, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Quách Đức Pháp, Duong Thi Ninh (2003), Thué tài sản - kinh nghiệm thế giới và hướng vận dụng tại Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Philip E.Taylor (1963), Tài chánh công, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam phiên dịch và xuất bản, Sài Gòn. Trần Xuân Thắng (1995), Mô hình thuế tài sản ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ tài chính.
Viện nghiên cứu địa chính, Viện nghiên cứu khoa học thị trường và giá cả (2006), Hội thảo khoa học: Thị trường bất động sản - thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp.