MỤC LỤC
Những TSCĐ hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ được liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định , nếu thiếu một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được , nếu thỏa mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn dưới đây thì được gọi là TSCĐ hữu hình. TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi : Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị của tài sản đem đi trao đổi , sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự , hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự.
_ Nguyên giá TSCĐ vô hình mua riêng biệt, bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí SXKD theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyen giá TSCĐ vô hình theo chuẩn mực kế toán “chi phí đi vay”. _ TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi thanh toán bằng chứng từ lien quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị, nguyên giá TSCĐ vô hình là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành lien quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị.
_ Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: Là giá trị quyền sử dụng đất khi được giao đất hoặc số tiền phải trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn liên doanh. Từ thời điểm xét thấy kết quả triển khai thỏa mãn được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình quy định ở chuẩn mực TSCĐ vô hình thì các chi phí giai đoạn triển khai được tập hợp vào TK 241 “ xây dựng cơ bản dơ dang”. - Chi phí được đánh giá một cách chắc chắn và gắn liền với TSCĐ vô hình cụ thể (5) Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương laic ho doanh nghiệp gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên và chi phí quảng cáo pahts sinh trong giai trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí SXKD trong giai đoạn tối đa không qúa 3 năm.
+ Các chứng từ thanh toán (Phiếu thu, uỷ nhiệm thu…) + Hoá đơn bên mua lập để trả lại cho người bán. + Sổ thẻ kế toán chi tiết + Bảng tổng hợp chi tiết + Sổ Nhật ký chung. Quy trình thực hiện: Từ số liệu các sổ cái, đối chiếu sổ tổng hợp khớp đúng giữa các sổ và chứng từ, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển, phần mềm kế toán sẽ tự động lên bảng cân đối số phát sinh, báo cáo tài chính.
-Sổ chi tiết(bán hang, giá vốn, thành phẩm) -Sổ chi tiết thanh toán với người mua.
- Khi có nhu cầu sử dụng TSCĐ, phụ trách của bộ phận cần sử dụng TSCĐ lập giấy đề nghị được cấp TSCĐ chuyển lên phòng Kinh tế kỹ thuật để phân tích tình hình công ty, tình hình thị trường và đưa ra phương án đầu tư TSCĐ một cách hợp lý. Các chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng cơ bản được tập hợp vào Bảng tổng hợp chi phí, các chi phí phát sinh trong quá trình XDCB được tập hợp vào Bảng tổng hợp chi phí sau đó Công ty lập biên bản bàn giao TSCĐ. - Trên cơ sở Biên bản bàn giao nhận tài sản cố định kế toán tài sản cố định thực hiện lập Thẻ tài sản cố định cho máy xúc Komatsu PC 200 được sử dụng tại đội 5 - Công ty CP XDCT 469.
Khi xét thấy tài sản cố định đã khấu hao hết, tài sản cố định không còn giá trị sử dụng hoặc sử dụng không còn hiệu quả và cần thiết phải thanh lý để thu hồi nguồn vốn, Giám đốc công ty gửi công văn xin phép Tổng công ty về việc thanh lý nhượng bán được thực hiện qua Biên bản thanh lý tài sản cố định và kế toán tài sản cố định căn cứ vào các chứng từ giảm tài sản cố định để huỷ Thẻ tài sản cố định. Căn cứ vào các bảng ( được đính kèm ở phụ lục 2 ) kế toán TSCĐ tiến hành lập Bảng tính và phân bổ khấu hao cho toàn công ty. - Đối với các loại máy thi công không phải là ô tô vận tải máy phục vụ cho thi công công trình nào thì trích khấu hao trực tiếp theo công trình đó. Trong trường hợp máy thi công phục vụ cho nhiều công trình thì trích khấu hao được phân bổ theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp của công trình. - Hàng quý kế toán TSCĐ thực hiện lập các Bảng tổng hợp khấu hao cho các đơn vị, bộ phận. - Căn cứ vào Bảng tổng hợp khấu hao tài sản cố định quý I năm 2011 Bảng phân bổ chi phí khấu hao cho từng công trình, hạng mục công trình, kế toán tổng hợp thực hiện định khoản các bút toán sau. Các bút toán trên được phản ánh vào Bảng kê phân loại. Căn cứ vào Bảng kê trên kế toán tổng hợp thực hiện phản ánh vào Sổ nhật ký chung - Nghiệp vụ phát sinh có lên bảng và vào sổ được đính kèm tại Phụ Lục 2). - Sau khi đã nghiệm thu và thấy rằng công việc sửa chữa đã đạt yêu cầu, kế toán trưởng lập quyết toán giá thành sửa chữa và tổng giám đốc ký duyệt và gửi cho bên được thuê sửa chữa.
Thời gian sử dụng hữu ích là thời gian mà TSCĐ phát huy được cho sản xuất kinh doanh,được tính bằng thời gian mà doanh nghiệp tính sử dụng TSCĐ; hoặc số lượng sản phẩm hoặc các đợn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được khi hết thòi gian sử dụng hữu ích của tài sản, sau khi trừ đi chi phí thanh lý ước tính. Những năm cuối, khi mức khấu hao xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên hoặc bằng ( hoặc thấp hơn ) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.
Tác dụng của việc đánh số này giúp cho Kế toán viên nhanh chóng nắm bắt được số lượng TSCĐ đang có ở trong công ty khi kiểm kê, tiết kiệm được thời gian và công sức của con người và đồng thời nâng cao hiệu quả của công việc Ý kiến 2: Về phân loại tài sản cố định. So với đặc điểm sản xuất kinh doanh là hạch toán giá thành theo bộ phận kinh doanh và đặc điểm tài sản cố định là có cả tài sản cố định thuê ngoài cho nên công ty cần phải phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng và theo hình thức sở hữu để có căn cứ hạch toán giá thành chính xác cho từng bộ phận sản xuất kinh doanh. + Phân loại theo quyền sở hữu: Có tác dụng trong việc quản lý và tổ chức kế toán phù hợp với từng loại TSCĐ theo nguồn hình thành để có giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong qúa trình sản xuất kinh doanh, không chỉ với những tài sản thuê ngoài mà cả với những tài sản tự có của doanh nghiệp.
- Sử dụng sổ này ta khụng những theo dừi được TSCĐ đang sử dụng ở cỏc bộ phận sử dụng là bao nhiêu, tình hình tăng giảm của từng loại tài sản như thế nào, nguồn vốn khấu hao ra sao mà từ đó còn phục vụ tốt công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong từng đơn vị, bộ phận. Việc tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ sẽ giúp cho công ty chủ động hơn trong việc cấp kinh phí sửa chữa đảm bao cho việc sửa chữa lớn được kịp thời làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được đảm bảo một cách liên tục. Trên đây là một số kiến nghị của em nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty cổ phần XD 469, từ đó phần nào gióp cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng lớn mạnh đi lên cùng sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam và thế giới.