MỤC LỤC
Bệnh do môi trường gây ra , cá Basa rất nhạy cảm với những biến đổi của môi trường, do đó vào các tháng 1 – 2 , khi nhiệt độ hạ thấp đột ngột, làm cho cá kém ăn hoặc bỏ ăn, dẫn đến cá suy dinh dưỡng và dễ nhiễm bệnh gây chết ở các tháng sau đó. Do đó việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh cho cá yêu cầu cần phải tiến hành xem xét thật cẩn thận, khoa học, không nên kiểm tra một yếu tố đơn lẻ nào mà phải xét cả 3 yếu tố : môi trường, mầm bệnh, con người. Ao hồ là nơi cá sống và là môi trường tác động trực tiếp đến cơ thể cá nên ta cần chú ý đến việc vệ sinh ao bè nuôi, quản lý chất lượng nước, có kế hoạch thay nước thường xuyên, kiểm tra lượng nước thải, tu sửa, tẩy rửa ao hồ trước và sau mỗi mùa vụ, xem lại các bờ ao, cống rảnh, bón vôi bờ ao và đáy ao để sát trùng khi thả con giống vào.
Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh là một phần của hệ vi sinh vật bình thường trong môi trường (nước biển, ao hồ, sông rạch) và nói chung các vi khuẩn này được xem là tác nhân gây bệnh thứ cấp hoặc tác nhân gây bệnh cơ hội. ▪ Thể nhiễm trùng : thường xuất hiện trên cá Chép, cá Trắm Cỏ, cá Mè, cá Trê, cá Tai Tượng,…Cá bệnh có dấu hiệu ban đầu là kém ăn hoặc bỏ ăn, da cá bị sậm màu, cá bị mất nhớt và trở nên khô(còn gọi là là bệnh tuột nhớt). ▪ Thể nhiễm trùng toàn thân :các đốm đỏ xuất hiện trên thân cá, gốc vây, quanh miệng rồi biến thành vết loét ăn sâu vào bên trong, vây bị rách và dần dần bị cụt đi, bụng trướng to, xoang bụng bị viêm, chứa nhiều dịch nhầy có mùi hôi, xuất huyết nặng ở mô mỡ, tuyến sinh dục, ruột dạ dày và bóng hơi, thủy tinh thể bị đục và lòi ra ngoài, túi mật sưng to, gan đổi sang màu xanh tái, ruột bị loét.
Một vài loài Vibrio spp là tác nhân gây bệnh cho cá, là vi khuẩn gram âm hơi cong, có khả năng phát triển tốt ở pH = 8 –9,5, chúng thường là những loại ưa kiềm và ưa mặn, chúng làm cho cá bị đổi màu, gây tắt mạch máu, phá hủy chức năng vài cơ quan : ruột, gan lách có thể làm hoại tử cơ quan nào đó.
Mẫu cá được mua từ chợ Nhật Tảo có biểu hiện như : xuất huyết da, xung quanh miệng, vây bị gẫy xuất huyết hay hoại tử : 20 mẫu cá Tra. Mẫu cá được mua từ chợ Nhật Tảo có biểu hiện miệng cá xây sát, lở loét, xuất huyết gốc vây, vẩy bị rụng và xuất huyết : 20 mẫu cá Basa. Mẫu cá được lấy từ công ty Gấu Vàng và của khách hàng gởi về công ty yêu cầu xét nghiệm bệnh có những biểu hiện như cá bơi lờ đờ và hay tắp vào bờ, vây đuôi bị rách, miệng và các gốc vây bị xuất huyết : 20 mẫu cá Basa.
Mẫu vật lấy đi nghiên cứu được cấy vào trong môi trường tăng sinh pepton kiềm (dùng kiểm tra Vibrio), môi trường BHI (dùng kiểm tra Aeromonas, Pseudomonas, Staphylococcus,…) chứa 5ml trong ống nhgiệm (đã hấp vô trùng), sau đó đem các ống nghiệm này đi ủ trong tủ ấm ở nhiệt độ là 370C trong 24 giờ. Mẫu lấy đi tăng sinh gồm : tim, gan, thận, vết loét đỏ trên da, ở gốc vây được cấy vào ống nghiệm chứa 5ml môi trường pepton kiềm (đã hấp diệt trùng), sau đó đem ủ trong tủ ấm ở nhiệt độ 370C trong 24 giờ. Từ ống nghiệm môi trường pepton kiềm đó ta dùng que cấy vô trùng cấy sang đĩa petri chứa sẵn môi trường TCBS (Thiosulfat Citrat Bilsalt Saccarose), sau đó đem ủ trong tủ ấm ở nhiệt độ 370C trong 24 giờ.
Chọn những khuẩn lạc điển hình ( khuẩn lạc tròn, nhầy và ướt, có đường kính 1 – 3 mm, nhuộm gram thấy có dạng trực hình que hơi uốn cong và bắt màu gram âm), và cấy truyền những khuẩn lạc đó sang môi trường TSA kiềm đề tăng sinh giống và đem ủ trong tủ ấm ở nhiệt độ 370C trong 24 giờ. Aeromonas thuộc nhóm trực trùng gram âm, oxidase(+), trước kia được xếp vào họ Vibrionaceae, sau này được xếp vào một họ riêng là Aeromonadaceae, có mặt trong môi trường nước, ở khắp mọi nơi trong nước ngọt, nước lợ, nước khử trùng bằng Clor, nước bị ô nhiễm, đôi khi còn có trong nước biển. Tăng sinh mẫu : ta cấy mẫu tim, gan, thận, vết loét trên lưng, đuôi, phần hoại tử vào 3 ống nghiệm, mỗi ống chứa 5 ml môi trường tăng sinh BHI (Brain Heart Infuction) đã được hấp diệt trùng, sau đó đem ủ trong tủ ấm ở nhiệt độ 370C trong 24 giờ.
Chọn những khuẩn lạc điển hình có kích thướt 2 – 3 mm không màu (vì không lên men lactose) trên thạch đĩa cấy truyền sang môi trường TSA để tăng sinh giống và ủ ở nhiệt độ 370C trong 24 giờ. Là vi khuẩn hiếu khí bắt buộc nhưng có thể phát triển tốt ở môi trường kỵ khí nếu có NO3 làm chất nhận điện tử, phát triển tối ưu ở 370C, loại vi khuẩn này hiện diện phổ biến ở trong đất nước, bề mặt cơ thể động vật, là loại vi khuẩn gây bệnh cơ hội trên người. Tăng sinh mẫu : ta cấy mẫu tim, gan, thận vết loét da, xuất huyết quanh miệng, mang vào 3 ống nghiệm, mỗi ống chứa 5ml môi trường tăng sinh BHI (Brain Heart Infuction) đã được hấp diệt trùng, sau đó đem ủ trong tủ ấm ở nhiệt độ 370C trong 24 giờ.
Coli thuộc nhóm vi trùng đường ruột Enterobacteriaceae, hình trực gram âm, kích thướt từ 0,5 – 1,3 m, hai đầu tròn, không tạo bào tử, không có lông quanh tế bào, chỉ có 1 pili (lông bám) chúng có nhiều trong tự nhiên, và chúng trở nên gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi. Tăng sinh mẫu : ta cấy mẫu tim, gan, thận, vết loét trên lưng, đuôi, phần hoại tử trên da vào 3 ống nghiệm, mỗi ống chứa 5 ml môi trường tăng sinh TSB (Tryticase soy broth) đã được hấp diệt trùng, sau đó đem ủ trong tủ ấm ở nhiệt độ 370C trong 24 giờ. Chọn những khuẩn lạc điển hình ( khuẩn lạc màu vàng, tròn, ướt, có đường kính 2 - 4 mm, nhuộm gram thấy có dạng hình cầu tụ thành đám giống chùm nho và bắt màu tím ), và cấy truyền những khuẩn lạc đó sang môi trường TSA đề tăng sinh giống và đem ủ trong tủ ấm ở nhiệt độ 370C trong 24 giờ.
• Miệng cá bị xay xát, lở loét xung quanh, thân cá có hiện tượng trầy xướt. CHỈ TIÊU VI SINH KHẢO SÁT BIỂU ĐỒ BIỂU HIỆN TỈ LỆ NHIỄM KHUẨN TRÊN. • Miệng cá bị xay xát, lở loét xung quanh, thân cá có hiện tượng trầy xướt.
• Khi mổ cá quan sát thấy các bộ phận ngũ tạng cá bị nhũng, bầy nhầy, có hiện tượng hoại tử, nhiều chấm đỏ trên gan.
PHỤ LỤC B : PHƯƠNG PHÁP NHUỘM VI KHUẨN Nhuộm gram : (gram dương bắt màu tím, gram âm bắt màu hồng). Môi trường Nuitrient btoth ( N.B : Canh dinh dưỡng) : dùng để thử phản ứng indol và tăng sinh mẫu. Môi trường MR – VP medium (hay Clark lub medium) : dùng để thử phản ứng Methyl Red và VP.
KIA là môi trường có 2 đường glucose và lactose, môi trường còn chứa đỏ phenol làm chất chỉ thị pH để xem có sự lên men hay không, và còn chứa sulfat sắt để tìm H2S là môi trường đen. Với nồng độ glucose =1/10 nồng độ lactose, lượng acid sinh ra bởi glucose rất thấp, do đó ở phần thạch nghiên sẽ bị oxy hóa nhanh chóng(môi trường trở nên vàng). Nếu vi khuẩn không sử dụng đường lactose thì phần thạch nghiên sẽ trở lại tính kiểm (môi trường trở nên đỏ).
(vàng) và có phần thạch nghiên kiềm (đỏ) là dấu hiệu có sự lên men đường glucose mà thôi. MR (Metyl Red ) : glucose trong môi trường bị lên men gây nên sự acid hóa (pH <5), trong điều kiện này metyl red có màu đỏ. VP (Vosges – Proskauer ) : một số vi khuẩn, trong quá trình chuyển hóa glucose, có khả năng sinh ra chất acetylmethylcarbinol (AMC, hay acetoine) sẽ cho màu đỏ với thuốc thử VP.
Chỉ có những vi khuẩn có men citrate – permenase (men thấm citrate ) mới phát triển được trên môi trường này. Vi sinh vật sữ dụng Na Citrate trong môi trường tạo thành Na+, làm tăng pH môi trường. Phản ứng citrate dương tính : Bromothymol blue chuyển từ màu xanh lục sang màu xanh dương.
Đặt lên phiến kính một mẫu giấy Whatman số 3 hoặc giấy Durieux không tro, có tẩm thuốc thử oxydase, dùng que cấy lấy một ít vi trùng trải lên giấy thử. Dùng kim cấy, quết một ít vi khuẩn từ môi trường nuôi cấy hoà vào một giọt thuốc thử Desoxycholate Na 0.5%, nếu phản ứng hình thành sợi dây, chứng tỏ là gioáng Vibrio.