MỤC LỤC
Ở máy kéo xích việc thực hiện quay vòng được tiến hành nhờ cắt một phần hay toàn bộ mômen chủ động truyền đến bánh sao chủ động phía bên cần quay vòng. Khi cần quay vòng gấp, sau khi đã cắt toàn bộ mômen truyền đến bánh sao chủ động bên quay vòng người ta còn tiến hành phanh bán trục của bánh sao chủ động bên quay vòng lại, phụ thuộc vào mômen phanh mà máy kéo có thể quay vòng với bán kính lớn nhỏ khác nhau.
- Theo đặc tính phân bố tốc độ chuyển động của trọng tâm xe và của hai dải xích chia ra ba loại là trọng tâm có vận tốc không đổi (ở các cơ cấu quay vòng kiểu vi sai hình 2.1a), loại có vận tốc dải xích chạy nhanh cố định (có ở cơ cấu quay vòng kiểu ly hợp ma sát và hành tinh hình 2.1b) và loại phối hợp ở đây giảm vận tốc của cả dải xích chạy nhanh và của trọng tâm (hình 2.1c);. - Theo phương pháp truyền công suất có hai loại là cơ cấu quay vòng một dòng công suất và hai dòng công suất;.
Trên hình 2.4 trình bày cấu tạo các chi tiết chính và sơ đồ lắp ghép cơ cấu quay vòng kiểu hành tình một cấp của máy kéo DT-75, trên hình 2.5 trình bày sơ đồ cấu tạo và làm việc của cơ cấu quay vòng loại này. Để quay vòng máy kéo, người lái kéo một tay điều khiển phanh bánh răng mặt trời bên cần quay vòng về phía mình, giải phóng bánh răng mặt trời phía quay vòng, dưới lực quay vòng do bánh răng hành tinh tác động đến, bánh răng mặt trời bắt đầu quay quanh trục của mình, khi đó cần dẫn cùng với bán trục bên quay vòng không được truyền mômen nữa, nó bắt đầu quay chậm lại. Muốn dừng máy kéo lại, ta có thể kéo hai tay điều khiển phanh bánh răng mặt trời để đồng thời giải phóng cả hai bánh răng mặt trời, khi đó máy kéo sẽ dừng lại mà không cần cắt ly hợp chính.
Việc quay vòng của máy kéo xích T-150 có đặc điểm riêng biệt là máy kéo có thể quay vòng với các bán kính cố định nhờ tổ hợp hai số truyền khác nhau ở hai mạch truyền công suất, máy kéo cũng có thể quay vòng với các quỹ đạo cong với bán kính thay đổi vô cấp nhờ vành lái khi giảm áp suất của dầu trong các ly hợp khóa số của bên cần quay vòng từ áp suất làm việc (9 bar, 1 bar ≈1kG/cm2 ) về không. Máy kéo cũng có thể quay vòng với bán kính quay vòng cực tiểu, bằng nửa bề rộng cơ sở của xe, khi đã cắt một dòng công suất đến bánh sao chủ động phía cần quay vòng và phanh trục thứ cấp phía bên đó lại. Vành lái nhờ thanh kéo 3 và hệ thống các tay đòn với thanh kéo trung gian liên kết với tay đòn 13 và 17 điều khiển van giảm áp suất trong các ly hợp khóa số của hai nhánh truyền lực bên phải và bên trái.
Khi người lái xoay vành lái 18, tùy theo mức độ xoay vành lái, qua cơ cấu điều khiển tác động làm giảm áp suất một phần hoặc hoàn toàn trong mạch dầu đẩy của bộ phân phối dầu của bên trục thứ cấp cần quay vòng, khi đó máy kéo thực hiện quay vòng với bán kính thay đổi bất kỳ. Quá trình quay vòng diễn ra như sau: Trục vành lái phía dưới được nối với hai tay đòn 19, phân bố giữa hai tay đòn 19 có một tay gạt liên kết cứng với trục tay lái, tay gạt này sẽ tác động hoặc vào tay đòn 19 bên phải hoặc bên trái phụ thuộc vào chiều xoay của vành lái. Tay đòn 19 qua thanh kéo 3 tác động lên một trong hai tay đòn 6 và 7, hai tay đòn này liên kết tới tay quay 13 và 17 làm xoay trục tác động vào van giảm áp suất của một trong hai nhánh dầu cung cấp đến ly hợp khóa số trên trục thứ cấp của hộp số.
Tương ứng với một vị trí nhất định của vành tay lái, áp suất trong ly hợp khóa số phía bên quay vòng và ứng với nó là mômen truyền qua ly hợp khóa số cũng như số vòng quay của trục thứ cấp phía đó có một giá trị xác định, máy kéo sẽ có một bán kính quay vòng xác định (quá trình quay vòng máy kéo diễn ra sự trượt giữa các đĩa ma sát trong ly hợp khóa số được giảm áp). Khi xoay vành lái hoàn toàn về phía cần vòng (420 về một bên), trục vành lái sẽ tỳ vào bộ chỉ báo lắp ở đầu trên trục vành lái, làm phát ra tiếng kêu nhỏ, ở vị trí này của.
Bàn đạp phanh 1 dẫn thanh kéo 2 nối với tay đòn 3, dải phanh 4 bao lấy trống quay 5 lắp trên trục 7 của hệ thống truyền lực. Các lò xo 8 và vít 6 dùng để cho phanh mòn đều và không tự bó phanh, vít 10 dùng để điều chỉnh khe hở giữa dải phanh và trống phanh. Cơ cấu kéo gồm trạc hai đầu 3 nối với tay đòn 2 nhận lực từ bàn đạp phanh, mỗi đầu của trạc xoay nối với một đầu dải phanh 4.
Về cấu tạo nó có nhiều dạng khác nhau, tuy nhiên chúng có đặc điểm chung là cả hai đầu dải phanh không có điểm nào liên kết cố định với thân (vỏ) phanh cả. Loại phanh dạng bơi này được sử dụng khá phổ biến trong các cơ cấu phanh và cơ cấu quay vòng của máy kéo xích DT-75, T-150, máy ủi Komatsu v.v…. Cấu tạo phanh đĩa ép bằng thủy lực gồm có trục chủ động 6 (trục phanh), ở đầu cuối trục chủ động có then hoa để lắp với moayơ của đĩa ma sát 5.
Rãnh dầu 1 nối với ống dầu từ xylanh của tổng phanh, thông tới khoang ép của xylanh 2, pittông ép có chốt tỳ vào đĩa ép và có phớt chắn dầu (hình 6.2). Trong mỗi một xylanh phanh chính đều có một pittông 10, bên trong xylanh người ta lắp van phanh chính 2, van này được mở ra nhờ đầu dưới của pittông 10 khi đạp phanh. Bên ngoài thân van 2 là buồng hút của xylanh phanh, nó thông với rãnh đẩy đến xylanh phanh bánh xe 8 nhờ van phanh 4, đồng thời thông với bình dầu phanh 3 qua van một chiều 5.
Dầu phanh với áp suất cao được hệ thống phân phối và các ống dẫn truyền đến xylanh phanh bánh 10. Buồng A được nối với cửa đẩy của xylanh phanh chính và đến các xylanh phanh bánh trước, buồng B nối tới các xylanh phanh bánh sau của ôtô. Phanh dẫn động cơ học từ bàn đạp đến khóa phanh 9 của xe và đến khóa phanh rơmoóc 2.
Khóa phanh 2 được nối với các thiết bị khí nén của rơmoóc bằng các ống dẫn, gồm bộ phận điều chỉnh áp suất không khí 4, bình chứa không khí 5 các cơ cấu thực hiện và các buồng phanh 6, 10. Các bộ phận dẫn động khí nén của các máy kéo hoặc ôtô và rơmoóc được liên hệ với nhau bằng các ống dẫn khí 3 và 11. Bộ phận điều chỉnh áp suất không khí 4 còn có tác dụng như một van khắc phục sự cố nhanh bằng cách truyền không khí nén từ bình chứa 5 đến các bộ phận làm việc khi áp suất không khí trong ống 3 tăng cao.
So sánh hệ thống phanh bánh xích loại phanh dải với hệ thống phanh loại.
- Hiệu quả phanh của phanh dải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lực ép lên má phanh, chất liệu má phanh và trống phanh, điều kiện vận hành. - Hiệu quả phanh của phanh đĩa cao hơn phanh dải do lực ép lên má phanh lớn hơn, diện tích tiếp xúc giữa má phanh và đĩa phanh lớn hơn và khả năng tản nhiệt tốt hơn. - Khả năng tản nhiệt của phanh dải kém do diện tích tiếp xúc giữa má phanh và trống phanh nhỏ và cấu tạo kín.
- Khi phanh liên tục trong thời gian dài, phanh dải có thể bị nóng, giảm hiệu quả phanh và gây mòn má phanh và trống phanh. - Khả năng tản nhiệt của phanh đĩa tốt hơn phanh dải do diện tích tiếp xúc giữa má phanh và đĩa phanh lớn và cấu tạo hở. Độ ổn định - Độ ổn định của phanh dải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng má phanh và trống phanh, điều kiện vận hành và bảo dưỡng.
Chi phí - Phanh dải thường có chi phí thấp hơn phanh đĩa do cấu tạo đơn giản và sử dụng vật liệu rẻ hơn. Độ ồn - Phanh dải thường tạo ra tiếng ồn lớn hơn phanh đĩa do sự tiếp xúc trực tiếp giữa má phanh và trống phanh. - Phanh đĩa hoạt động êm ái hơn phanh dải do sử dụng dầu thủy lực để truyền lực và má phanh được làm bằng vật liệu giảm tiếng ồn.