MỤC LỤC
Đa số chúng ta hay nghĩ rằng ngân hàng sẽ ưu tiên cho các doanh nghiệp vay với những số tiền lớn sẽ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, tuy nhiên với tình hình kinh tế ngày càng cạnh tranh, khó khăn và suy thoái nó ảnh hưởng đến rất nhiều sự tăng trưởng cũng như tình hình tài chính của các doanh nghiệp nó góp phần làm đe dọa đến khả năng thanh toán của các doanh nghiệp tác động đến hiệu. Chính vì thế để phân tán rủi ro ngân hàng “tránh để tất cả trứng vào một rổ”, đồng thời xu hướng hoạt động ngân hàng thương mại bây giờ chuyển hướng sang bán lẻ vì khách hàng cá nhân đông, số tiền cho vay ít thì khi khách hàng gặp rủi ro không có khả năng trả nợ thì cũng không ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của ngân hàng.
Dựa trên việc nghiên cứu và khảo lược lý thuyết từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trước đó tác giả đã tổng hợp được chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng và các bài học kinh nghiệm về quản lý tín dụng cá nhân của các ngân hàng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Việc nắm được khái niệm cũng như những lý luận cơ bản giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quát về hoạt động của ngân hàng cũng như hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng và từ những bài học kinh nghiệm từ hoạt động ngân hàng liên quan đến tín cá nhân trong và ngoài nước giúp cho tác giả có cơ sở để phân tích thực trạng tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương – Chi nhánh Tân Phú cũng như đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân trong những chương sau.
+ Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, công cụ lao động; quản lý tài sản được giao (tài sản cố định, phương tiện vận chuyển, công cụ dụng cụ, các tài sản khác ..) nhà khách, nhà nghỉ (nếu có);. + Đề xuất tham mưu và thực hiện các nội dung liên quan đến công tác tổ chức (mạng lưới, thi đua, khen thưởng, tiền lương, bảo hiểm..), công tác quản lý người giữ chức danh chức vụ, quản lý lao động của Chi nhánh theo quy định. Rà soát, đề xuất các bộ phận liên quan chỉnh sửa, khắc phục tồn tại qua thanh tra, kiểm tra, báo cáo kết quả chỉnh sửa, khắc phục tồn tại qua thanh tra, kiểm tra, báo cáo kết quản chỉnh sửa theo quy định của NHNN và Saigonbank.
+ Tiếp nhận đơn thư; tổ chức kiểm tra, xác minh, giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền theo đúng quy định về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, đơn đề nghị, phản ảnh trong hệ thống Saigonbank phù hợp với các quy định của pháp luật. + Đề xuất, tham mưu Giám Đốc Chi nhánh về: Chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng; phát triển mạng lưới đại lý, chủ thẻ, cải tiến nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ; xây dựng kế hoạch tiếp thị, quảng bá các sản phẩm dịch vụ của Saigonbank. + Cung cấp sản phẩm dịch vụ Mobile Banking, Internet Banking..; phát hành thẻ, quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành thẻ và sử dụng thẻ, thanh toán theo quy định của Saigonbank, quản lý, giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối.
Nguyên nhân dẫn đến năm 2018 số vốn huy động giảm xuống làm tăng trưởng huy động giảm là do lãi suất huy động tại thành phố Hồ Chí Minh giảm nên lãi suất của Saigonbank Tân Phú cũng phải giảm theo, do Trụ sở chính cũng đã quy định lại mức lãi suất trần theo tình hình chung. Trong những năm 2017 – 2019, mạng lưới hoạt động của Saigonbank phủ khắp thành phố Hồ Chí Minh, cộng với việc Chi nhánh có những chương trình tín dụng ưu đãi dành cho mọi thành phần kinh tế như nông nhân, công nhân, cán bộ công nhân viên chức nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập,. Nguyên nhân là do ngân hàng vẫn chưa tập trung thật sự đối với đối tượng khách hàng cá nhân, cộng với việc nợ xấu phát sinh ở nhóm khách hàng này nên dư nợ tín dụng cá nhân với đối tượng khách hàng này năm 2019 có phần giảm sút vì ngân hàng hạn chế cho vay lại.
2 BBB, BB, B 95% so với mức tối đa theo quy định cấp tín dụng bán lẻ/ quy định sản phẩm hiện hành (Nguồn: Phòng hành chính Saigonbank Tân Phú) Mức cấp tín dụng tối đa của ngân hàng không vượt quá 100% nhu cầu vốn vay hoặc giá trị tài sản đảm bảo đã quy đổi (sau khi đã nhân hệ số giá trị tài sản. đảm bảo) của khách hàng cho dù ở bất cứ trường hợp nào và nếu được 100% dư nợ vay/ dư cam kết cấp tín dụng thì buộc khách hàng phải có tài sản đảm bảo. Saigonbank chỉ nhận tài sản đảm bảo phải là bất động sản có đầy đủ chứng nhận quyền sử dụng hoặc sở hữu các loại tài sản có giá trị đảm bảo cho khoản vay là 70% trở lên, thuộc sở hữu chính khách hàng vay hoặc của bên thứ ba là vợ/chồng/con, bố/mẹ, anh/chị/em ruột của khách hàng vay (theo từng trường hợp sản phẩm và quy định cấp tín dụng bán lẻ của Saigonbank có quy định riêng biệt). Ngân hàng tích cực trong việc gia tăng thị phần nhưng vẫn phải đảm bảo an toán vốn, đẩy mạnh việc phát triển bán lẻ, tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân thông qua việc phát triển khách hàng mới hạn chế việc gia tăng bán lẻ bằng những hình thức thế chấp, cầm cố giấy tờ có giá mà không tăng cường khách hàng mới.
Tăng cường tìm kiếm nguồn khách hàng chi lương hộ tại Chi nhánh, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm bán lẻ như cho vay mua ô tô thông qua các Đại lý kinh doanh ô tô trên địa bàn đồng thời phát triển cho vay để mua nhà dựa trên sự tiếp thị và liên kết với các sàn bất động sản. Tùy theo từng tính chất khoản cấp tín dụng bán lẻ cụ thể (qua/không qua thẩm định rủi ro, có tài sản bảo đảm/không có tài sản bảo đảm…), Chi nhánh sẽ thực hiện quy trình cấp tín dụng đầy đủ gồm 24 bước hoặc lược bỏ một số bước phù hợp với tính chất khoản cấp tín dụng. - Đối tượng khách hàng: Hộ gia đình, cá nhân người Việt Nam có quyền sử dụng đất hợp pháp, có nhà không thuộc diện cấm cải tạo, cấm xây dựng lại, phù hợp với quy hoạch, có giấy phép xây dựng; Cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép mua nhà đất theo quy định tại nghị định số 81/2001/NĐ-CP ngày 5/11/2001.
(Nguồn: Phòng hành chính Saigonbank Tân Phú) Theo kết quả Bảng 2.5 thì ta có thể thấy Saigonbank Tân Phú vẫn tập trung chủ yếu vào hai hình thức cho vay đối với khách hàng cá nhân là cho vay sản xuất kinh doanh và vay tiêu dùng, tỷ trọng hai hình thức này trên tổng dư nợ tín dụng cá nhân qua ba năm đều trên 80%. Mặt khác trong hai năm 2018 và 2019 thì tình hình kinh tế chung khó khăn gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của khách hàng nên việc thu hồi nợ của ngân hàng cũng gặp những trở ngại nhất định, thời gian trả nợ của khách hàng không còn được đều đặn và đảm bảo như trước. (Nguồn: Phòng hành chính Saigonbank Tân Phú) Qua bảng 2.8, ta có thể thấy tỷ lệ dư nợ cá nhân trên tổng dư nợ nhìn chung là tăng từ năm 2017 đến năm 2019, cho thấy Saigonbank Tân Phú đã có những hoạt động nhằm mở rộng hoạt động tín dụng cá nhân của Chi nhánh.
Dư nợ vay của ngân hàng được phân vào nhóm nợ càng cao thì rủi ro tín dụng càng tăng, nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu và nợ vay được xếp từ nhóm 2 trở đi cao thì chứng tỏ ngân hàng đó đang có chất lượng tín dụng thấp. Nguyên nhân là do Chi nhánh mở rộng tăng trưởng tín dụng nhưng thiếu kiểm soát chặt chẽ các đối tượng khách hàng sử dụng vốn có thể sai mục đích, mặt khác nợ xấu tích lũy từ các năm trước đến năm 2019 thì bùng phát. Mặt khác ta cũng có thể xem xét tình hình kinh tế chung thì năm 2018 và năm 2019 khá ảm đạm vì vậy khách hàng kinh doanh sản xuất có phần thua lỗ hoặc làm ăn không có lời từ đó dẫn đến ảnh hưởng đến tiến độ trả nợ cho ngân hàng gây ra tình trạng quá hạn rồi dẫn đến nợ xấu.