MỤC LỤC
Doanh nghiệp logistics là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics, thực hiện một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt đồng logistics hoặc toàn bộ chức năng logistics, bao gồm chuỗi dịch vụ về giao nhận, phân phối hàng hóa tới các đại lý phân phối hoặc các nơi tiêu thụ khách nhau, chuẩn bị hàng hóa luôn ở tình trạng sẵn sàng theo yêu cầu của khách hàng (Lê Công Hội, 2017). Doanh nghiệp logistics hay các nhà cung cấp dịch vụ logistics là các tổ chức kinh doanh dịch vụ logistics, có khả năng cung cấp các dịch vụ logistics chuyên nghiệp cho khách hàng, họ trưc tiếp quản lý và kiểm soát toàn bộ hoạt động logistics do các khách hàng thuê họ thực hiện.
Thị trường: Thị trường dịch vụ logistics có sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp, bao gồm các hãng hàng không, nhà môi giới, 3PL cung cấp dịch vụ vận tải, gom hàng hay các dịch vụ logistics mặt đất, cơ quan hải quan,. Người gửi hàng (Shipper): Là bên bán hàng hóa và thường là chủ hàng, là người có hàng bán và có nhu cầu vận chuyển hàng hóa đến địa điểm nhất định trong khoảng thời gian xác định (phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng trong các giao dịch mua bán hàng hóa). Quy trình cung ứng dịch vụ logistics tại doanh nghiệp forwarding bao gồm các hoạt động từ thực hiện hoạt động nội bộ thông qua cơ sở vật chất và các nhân viên giao tiếp dịch vụ để tạo ra các dịch vụ Logistics từ đó cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
Hệ thống thông tin: Đặc thù của ngành Logistics chính là đòi hỏi các doanh nghiệp phải trang bị hệ thống công nghệ thông tin cần thiết, không chỉ giúp doanh nghiệp liên lạc, trao đổi thông tin đối với đại lý, người nhận hàng, các đối tác nước ngoài mà còn giúp phát triển hoạt động tìm kiếm khách hàng. Sở hữu hệ thống thông tin hiện đại đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sở hữu cơ hội tiệm cận hơn với nhu cầu của khách hàng, có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các đối tác thông qua thông tin liên lạc được cập nhật liên tục và đặc biệt từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Kinh tế: Kinh tế của một quốc gia ra quyết định sâu tới đầu tư hệ thống cơ sở vật chất của các ngành nghề nói chung và logistics nói riêng cụ thể như: Cảng biển, hệ thống đường sắt, đường bộ, bến bói, hệ thống thụng tin liờn lạc… Tại Việt Nam gần đõy rừ ràng nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng tốt so với khu vực, Nhà nước cũng có những chính sách, quan tâm nâng cao hệ thống cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics.
Trong năm 2022, thị trường có dấu hiệu ổn định nhưng không tăng trưởng nhiều do người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm và cắt giảm chi tiêu hoạt động logistics tại HTP bắt đầu có những đơn đặt hàng mới và theo kế hoạch bắt đầu tuyển dụng thêm nguồn nhân lực về vị trí nhân viên kinh doanh cũng như phòng hỗ trợ kinh doanh để đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường và tìm kiếm các cơ hội hợp tác mới trước các đối thủ cạnh tranh. Trong năm 2023, với thành công về tăng trưởng doanh thu cũng như mở thêm văn phòng đại diện ở Hà Nội do đó có sự tăng lên đáng kể nhân viên phòng kinh doanh và phòng hỗ trợ kinh doanh đồng thời có sự phân bổ nhân lực theo trình độ cũng thay đổi tỉ lệ do hoạt động kho ổn định hơn cũng như thêm số lượng xe container trong năm. Khách hàng quốc tế chỉ có xu hướng sử dụng dịch vụ khai thuê Hải quan do khác biệt về hệ thống pháp luật cũng như đảm báo tính chính xác hơn khi thuê ngoài, đồng thời sử dụng vụ môi giới dịch vụ vận tải đường biển, đường hàng không cao do khách hàng chưa am hiểu thị trường cũng như muốn tối ưu cho hoạt động lừi.
(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả.) Quy trình cung ứng dịch vụ logistics tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hoàng Trường Phát bao gồm các hoạt động từ thực hiện hoạt động nội bộ thông qua các nguồn lực sẵn có và các nhân viên giao tiếp dịch vụ để tạo ra các dịch vụ Logistics từ đó cung ứng dịch vụ cho khách hàng. − Tờ khai luồng xanh: Đối với luồng này, tờ khai sẽ được thông quan luôn mà không cần kiểm tra hồ sơ hay kiểm tra thực tế hàng hóa, nhân viên hiện trường sẽ đến Hải quan giám sát nộp chứng từ gồm: Phơi hạ hàng, mã vạch (in từ website tổng cục hải quan), phí cơ hạ tầng (chỉ áp dụng ở cảng Hải Phòng), hải quan sẽ ký nháy và có nơi còn đóng dầu nội bộ ra mặt sau tờ khai, lúc này bạn có thể đem nộp cho hãng tàu.
Ngoài ra, thách thức trên cũng đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp về tối ưu vận hành, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tự động hóa và chuyển đổi số - điều này càng khó khăn hơn đối với doanh nghiệp logistics nhỏ, không có đủ tiềm lực về cả tài chính và con người. Để có thể thực hiện các mục tiêu đề ra HTP nên đào tạo, chắt lọc các nguồn nhân lực có chuyên môn cao, năng lực làm việc tốt và thành thạo các quy chuẩn làm việc quốc tế, từ đó thu hẹp khoảng cách khác biệt trong cách thức làm việc và sự liên tục trong quá trình hợp tác. HTP vẫn là doanh nghiệp thuộc phân khúc nhỏ và vừa do đó muốn xem xét đến khả năng kết nối với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành để bù đắp những thiếu cho nhau khi nguồn lực còn đang hạn hẹp tạo ra một cộng đồng duy trì lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài.
HTP nên sử dụng phần mềm quản lý vận tải container Xlogis để quản lý được các khoản thu-chi cho xe khi hoạt đông, đề xuất được các phương án xếp xe hợp lý cùng với lịch sử các chuyến , theo dừi được vị trớ và tỡnh trạng hàng hoỏ từ đú tạo tớnh minh bạch và cung cấp thụng tin về hàng hoá nhanh nhất cho khách hàng. Với cơ cấu tổ chức hiện tại thì phòng hỗ trợ kinh doanh đang đảm nhận khối lượng công việc khá lớn và nằm tại trụ sở chính tại Hải Phòng do đó HTP nên chia lại bộ phận hỗ trợ kinh doanh thành các phòng nhỏ đảm nhận chuyên môn cụ thể hơn như có phòng chứng từ, phòng quản lý kho và phương tiện vận tải, phòng chăm sóc khách hàng, phòng overseas từ đó chuyên môn hoá hơn trong công việc và dễ dàng xử lý vấn đề phát sinh. HTP cũng cần hiện đại hóa đội xe vận tải, đẩy mạnh quy trình đào tạo lái xe và cấp phép lái Đặc biệt là cải thiện chất lượng đội xe bởi chi phí vận tải trên mỗi xe tải có thể giảm gần 20% nhờ nâng cấp đội xe tải, cải thiện hiệu suất sử dụng đồng thời giảm ùn tắc và các chi phí không chính thức.
Dó đó HTP cần đưa ra các phương án kêu gọi vốn và hỗ trợ từ các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, đồng thời đánh giá các phương án hợp tác với các doanh nghiệp khác để trở thành cộng đồng trao đổi lợi ích hỗ trợ nhau giải quyết các vấn đề về vốn cũng như quy mô doanh nghiệp từ đó tạo lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics muốn tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường đòi hỏi phải xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh đúng đắn trong ngắn hạn cũng như dài hạn, phải không ngừng nâng cao chất lượng, tối thiểu hóa chi phí để tạo được lợi thế cạnh tranh. Trong bối cảnh như vậy, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hoàng Trường Phát cần đỏnh giỏ rừ nguồn lực nội tại của mỡnh từ đú đưa ra cỏc định hướng hoàn thiện hoạt động cung ứng dịch vụ logistics và nâng cao chất lượng dịch để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.