MỤC LỤC
Tóm lại, các công trình nghiên cứu ở trên về cơ bản đã đề cập đến cơ sở lý luận chung về cơ hội và thách thức, có cái nhìn tổng quát về EVFTA cũng nhƣ phân tích kỹ các vấn đề xoay quanh xuất khẩu hàng hóa vào EU trong bối cảnh thực thi EVFTA, đồng thời đã đƣa ra những giải pháp thiết thực. Tuy nhiên vẫn chƣa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm từ nhựa PE, PP sang thị trường EU, nên em chọn đề tài: “Cơ hội và thách thức trong việc xuất khẩu các sản phẩm từ nhựa PE, PP của Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA)” để nghiên cứu, chỉ ra những cơ hội và thách thức trong quá trình xuất khẩu đối với nước ta nói chung và Công ty Cổ phần Nhựa Hƣng Yên nói riêng.
- Vận dụng những lý thuyết nghiên cứu để phân tích thực trạng, cơ hội và thách thức về hoạt động xuất khẩu sản phẩm nhựa PE, PP sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA. - Trên cơ sở đánh giá phân tích, đưa ra những định hướng và giải pháp cụ thể, hợp lý nhằm giúp Công ty Cổ phần Nhựa Hƣng Yên tận dụng tốt cơ hội và đối phó thách thức để giúp công ty thực hiện thành công các kế hoạch xuất khẩu vào thị trường EU.
- Thu thập dữ liệu thứ cấp: từ các nguồn thông tin chính thống trên Internet, sách, báo, tạp chí, các văn bản vi phạm pháp luật, các báo cáo thống kê của các cơ quan quản lý chuyên ngành, các báo cáo tổng hợp có liên quan đến Hiệp định Thương mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam (EVFTA) và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa sang thị trường Châu Âu…. - Phương pháp so sánh: So sánh sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm, sự biến động của thị trường qua các năm, để chỉ ra được những biến động, những điểm hạn chế và đề xuất hướng giải quyết.
Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu, cần phải sử dụng phương pháp thống kê, phân tích dữ liệu và so sánh. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Tiến hành phân tích và xử lý số liệu chỉ ra những mặt thành công, những điểm hạn chế và đề xuất hướng giải quyết.
Các doanh nghiệp nên tận dụng các cơ hội tăng cường hợp tác thương mại với các đối tác nước ngoài, chẳng hạn như ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước có tiềm năng tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc..giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới, mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trong nghiên cứu năm 2011 của Ghazinoory và cộng sự, nhóm đã tổng quan các nghiên cứu về TOWS từ hơn 500 bài báo và chỉ ra rằng TOWS ban đầu đƣợc hình thành nhằm giúp các doanh nghiệp, tổ chức hoạch định chiến lƣợc nhƣng qua thời gian công cụ này đã đƣợc phát triển với nhiều mục đích khác nhau, áp dụng cho nhiều lĩnh vực, loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Trong đó Nhật Bản thì thị trường chủ lực với hơn 70% tổng tỷ trọng xuất khẩu của công ty, hai thị trường Đức và Pháp là hai thị trường mới với tỷ trọng xuất khẩu đạt chƣa đến 20%. Nợ phải trả tăng chứng tỏ nhu cầu nhập nguyên vật liệu của công ty tăng lên, thể hiện sự tăng trưởng của các đơn hàng cùng với đó là giá nguyên vật liệu đầu vào tăng. Điều này chứng tỏ công ty ngày càng tự chủ về tài chính, có những chính sách huy động vốn hiệu quả để đảm bảo nguồn vốn sản xuất kinh doanh.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là cơ sở để đánh giá tình hình tài chính của công ty tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan. Có thể nhận xét rằng khả năng bảo đảm đƣợc các khoản nợ bằng tài sản của công ty ở mức tốt, với lƣợng tổng tài sản hiện có, doanh nghiệp hoàn toàn đáp ứng đƣợc các khoản nợ tới hạn.
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, thứ nhất là do công ty chưa có chiến lược thâm nhập vào các thị trường lớn của EU hiệu quả, vẫn còn phụ thuộc vào thị trường Nhật Bản; thứ hai, do sản phẩm chủ lực của công ty vẫn là túi nhựa PE dùng một lần, mà EU đang hạn chế sử dụng loại túi này. Cơ chế ƣu đãi thuế quan theo EVFTA là ổn định và lâu dài (chỉ thay đổi khi Việt Nam và EU thay đổi hoặc hủy bỏ EVFTA), và các sản phẩm nhựa sẽ luôn được hưởng thuế quan ưu đãi 0% nếu đáp ứng được quy tắc xuất xứ EVFTA mà không phải lo về ngưỡng trưởng thành như trong GSP. Việc được hưởng các ưu đãi thuế quan này cũng giúp Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên bước đầu xâm nhập vào thị trường EU, cụ thể là hai thị trường Đức và Pháp khi trong năm 2019, công ty gần nhƣ chỉ có những đơn hàng rất nhỏ từ EU, tỷ trọng xuất khẩu sang các nước EU chiếm chỉ khoảng 6% tổng tỷ trọng xuất khẩu của công ty.
EVFTA chỉ giúp các sản phẩm nhựa của Công ty CP Nhựa Hƣng Yên vƣợt qua rào cản về thuế quan, còn các rào cản khác về quy định nhập khẩu của EU nhƣ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường… thì các sản phẩm nhựa của công ty vẫn phải đáp ứng thì mới xuất khẩu được vào thị trường này. Có thể nói, đối tác làm ăn lâu năm và cũng là đối tác chính của Công ty CP Nhựa Hưng Yên là Nhật Bản, khách hàng chủ yếu của HPC là khách hàng tại thị trường Nhật Bản, người Nhật Bản có phong cách đàm phán chậm mà chắc nên khi làm việc với các khách hàng tại các thị trường khác như Châu Âu hay Châu Mỹ có thể sẽ là thách thức lớn khi HPC có thể rất dễ bị sốc văn hóa, khó thích nghi với phong cách làm việc của các thị trường mới.
Một là, hạn chế các Hội nghị, hội thảo mang tính chất chung chung, khái quát về các FTA, tập trung xây dựng các nội dung mang tính chuyên đề, hướng vào các vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm, phải cụ thể, sát với thực tế, đặc biệt cần chú trọng tuyên truyền các nội dung về phát triển bền vững (lao động, môi trường..), cách thức tận dụng ưu đãi và tổ chức đối thoại tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục của các doanh nghiệp khi tham gia các FTA mà Việt Nam đã cam kết. Các Bộ, ngành, địa phương và Hiệp hội cần gửi thông báo cho Bộ Công Thương về các hoạt động tuyên truyền các FTA của mình để Bộ Công Thương tổng hợp, chia sẻ công khai trên Cổng Thông tin của Chính phủ về FTA (FTA Portal) để các cơ quan tổ chức nắm đƣợc, tránh tổ chức chồng chéo và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận và tìm hiểu. Ngoài ra, định kỳ rà soát việc thực thi, nhanh chóng xử lý vướng mắc, bất cập trong việc thực thi các văn bản này; tiếp tục triển khai rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm phù hợp với các cam kết trong FTA đã có hiệu lực; tiếp tục nghiên cứu đề xuất phê chuẩn các Công ƣớc quốc tế và thực thi các tiêu chuẩn lao động quốc tế có liên quan đảm bảo thực thi cam kết trong EVFTA.
Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan làm việc cụ thể hơn với các ngân hàng thương mại để xây dựng nguồn tín dụng phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực sản xuất để tận dụng cơ hội từ các FTA..; Có chính sách tổng thể hỗ trợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng nguồn nguyên liệu "nội khối" nhằm đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định của từng FTA; Nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hướng tới xuất nhập khẩu mang tính cân bằng hơn, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, hướng tới ổn định, lâu dài, nâng cao hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. Nhận thấy những cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của công ty khi xuất khẩu sản phẩm từ nhựa sang thị trường này trong bối cảnh thực thi EVFTA, em đã mạnh dạn đƣa ra một số giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức, đồng thời đưa ra một số kiến nghị cho Nhà nước và Công ty Cổ phần Nhựa Hƣng Yên nhằm mục đích hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm từ nhựa của công ty sang thị trường EU đạt hiệu quả cao nhất.