Ứng dụng lý thuyết hàng hóa sức lao động để phát triển thị trường lao động Việt Nam

MỤC LỤC

Sự chuyển hoá giá trị sức lao động thành tiền công

Sức lao động hay năng lực lao động "là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó"; còn lao động là "quá trình tiêu dùng sức lao động. Đỳng ra với tư cỏch giỏ cả sức lao động tiền công chỉ phụ thuộc vào độ dài thời gian lao động tất yếu, nhưng nhà tư bản thuê công nhân làm việc trong suốt thời gian lao động, và với cách nhìn tiền công là giá cả lao động thì tiền công lại không phụ thuộc vào giá trị bản thân sức lao động, hay thời gian lao động một ngày. Tiền công theo sản phẩm tạo ra sự chênh lệch về thu nhập giữa công nhân với nhau do có sự khác biệt về tài khéo léo, sức lực, nghị lực, sức dẻo dai; qua đó góp phần phát triển cá tính, tinh thần tự do, tính độc lập và khả năng tự kiểm tra của người công nhân; thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các công nhân với nhau.

Thị trường sức lao động

Có thể thấy, quá trình tích luỹ tư bản, một mặt làm tăng thêm lượng cầu về lao động, mặt khác lại làm tăng thêm lượng cung về công nhân bằng cách "giải phóng" công nhân, trong khi đó sức ép của những công nhân không có việc làm lại buộc những người có việc làm bỏ ra nhiều lao động hơn, và như vậy làm cho lượng cung về lao động độc lập đến một mức độ nhất định đối với lượng cung về công nhân. Vì vậy, khi công nhân phát hiện được cái điều bí ẩn là tại sao họ càng làm lụng nhiều, càng sản xuất ra nhiều của cải cho người khác và sức sản xuất của lao động của họ càng tăng lên, thì chức năng làm phương tiện để tăng tư bản lại càng trở nên bấp bênh hơn đối với họ, và khi họ khám phá ra rằng mức gay gắt của sự cạnh tranh giữa bản thân họ với nhau hoàn toàn lệ thuộc vào sức ép của số nhân khẩu thừa tương đối thì họ đã thông qua công đoàn để tìm cách tổ chức những hành động chung có kế hoạch giữa những người có việc làm và những người không có việc làm, nhằm xoá bỏ hay giảm nhẹ hậu quả tai hại của quy luật tự nhiên đó của nền sản xuất TBCN đối với giai cấp họ [24, tr.900-902]. Để giải quyết được sự cạnh tranh này, giai cấp tư sản đã cần đến quyền lực nhà nước, và thật sự dùng quyền lực của nhà nước để "điều hoà" tiền công, nghĩa là bắt buộc tiền công phải ở trong giới hạn thích hợp cho việc bòn rút giá trị thặng dư, để kéo dài ngày lao động và duy trì bản thân người công nhân ở một mức độ lệ thuộc bình thường vào tư bản [24, tr.

Sự tồn tại khách quan của hàng hoá sức lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Dưới chế độ XHCN, sức lao động là hàng hoá cũng là tất yếu khách quan, bởi lẽ tính chất đặc trưng của sức lao động trong điều kiện CNXH chủ yếu bắt nguồn từ lý luận CNCS khoa học của C.Mác, quan hệ lao động mà C.Mác trình bày dựa trên cơ sở lý luận của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất xã hội đơn nhất. Với C.Mác, ở xã hội CSCN, chế độ công hữu xã hội đã thay thế chế độ tư hữu, đã thực hiện sự kết hợp trực tiếp giữa người lao động và tư liệu sản xuất, người lao động đã trở thành người chủ của tư liệu sản xuất, cũng đã triệt tiêu điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá, tức là sức lao động không còn là hàng hoá nữa. Ngay ở các doanh nghiệp nhà nước, sức lao động cũng là hàng hoá, vì bản thân các xí nghiệp cũng là những đơn vị sản xuất hàng hoá, phải hạch toán kinh doanh, phải tự tạo các nguồn lực cho quá trình sản xuất, phải tham gia vào thị trường chung của xã hội, cùng hợp tác, cạnh tranh.

Đặc trưng của hàng hoá sức lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trái lại, trong kinh tế thị trường định hướng XHCN, trên thị trường sức lao động, tuy về hình thức cũng là quan hệ chủ - thợ, nhưng mối quan hệ này đã được cải thiện bởi người bán sức lao động và người thuê sức lao động đều là chủ nhân của xã hội mới, theo đó quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên được xác lập trên cơ sở hệ thống pháp luật như: Luật lao động, Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, pháp lệnh cán bộ, công chức. Còn người mua sức lao động lại hoàn toàn khác, trong điều kiện quá thừa: cung sức lao động lớn hơn cầu sức lao động rất nhiều thì anh ta hoàn toàn có thể tự quyết định mua hoặc không mua, quyết định mua lúc nào, mua với giá nào, áp dụng hình thức mua như thế nào và mua bao nhiêu, anh ta có địa vị ưu thế trong việc trao đổi ở thị trường hàng hoá sức lao động. Tìm hiểu những nội dung cơ bản trong lý luận hàng hoá sức lao động có thể thấy C.Mỏc đó trỡnh bày nguồn gốc, điều kiện xuất hiện hàng hoỏ sức lao động, làm rừ hai thuộc tớnh của hàng hoỏ sức lao động, đặc biệt, làm rừ giỏ trị sử dụng độc đỏo của hàng hoỏ sức lao động, đó là khả năng tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân khi được sử dụng vào quá trình sản xuất.

Một số quan điểm cơ bản

Quá trình xây dựng CNXH ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm xây dựng và hoàn thiện các luật doanh nghiệp, các loại thuế thu nhập sao cho cách thức hoạt động của các nhà đầu tư được thông thoáng, dễ dàng, nhanh nhạy mà vẫn đảm bảo đúng định hướng XHCN, bảo đảm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống xã hội. Mặt khác, thái độ sản xuất kinh doanh của những nhà đầu tư sử dụng lao động trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta phải là thái độ lao động sản xuất kinh doanh không chỉ vì lợi ích riêng mà còn phải chú ý đến việc phục vụ lợi ích chung toàn xã hội. Xuất phát từ cơ cấu các hình thức sở hữu, quan hệ hợp đồng ở nước ta cần được tiếp tục hoàn thiện theo các yêu cầu sau: Một là, tuân thủ theo Bộ luật lao động; Hai là, bảo đảm tính độc lập, tự chủ của các chủ thể sở hữu, các bên có quan hệ bình đẳng về mặt pháp và không được áp đặt ý chí của mình lên phía đối tác; Ba là, bảo đảm quyền tự do bàn bạc, trao đổi, thoả thuận để đi đến sự nhất trí chung; Bốn là, bảo đảm sự bình đẳng, cùng có lợi trong quan hệ kinh tế.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chế độ sở hữu cá nhân về sức lao động được kết hợp với việc xây dựng và phát triển chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; do đó, Nhà nước bảo đảm cho quyền lao động của người lao động được thực hiện. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, do người lao động cống hiến lao động thặng dư cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, vì vậy, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các quỹ đào tạo lao động chất lượng cao để phát triển lực lượng lao động trong từng doanh nghiệp. Hơn nữa, trong mỗi giai đoạn cũng như trong suốt tiến trình CNH, HĐH vừa tạo ra điều kiện và cơ hội phát triển, vừa đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với người lao động, trước hết là ở trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng lao động công nghiệp hiện đại.

Điều này thể hiện ở chỗ quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH sẽ tạo ra những điều kiện, cơ hội thuận lợi cho người lao động được tiếp cận với những dịch vụ xã hội ngày càng đầy đủ và hoàn thiện như giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao mức sống. Hướng này không chỉ nhằm vào giải quyết thu nhập trước mắt cho người lao động và tạo vốn tích luỹ cho nền kinh tế, mà còn nhằm nâng cao giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động, chuẩn bị lượng cung sức lao động cho đẩy mạnh CNH, HĐH trong tương lai và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Lịch sử nhân loại đã chứng minh khoa học công nghệ ngày càng đóng góp quan trọng vào sự phát triển của kinh tế - xã hội và ngày càng có điều kiện phát triển nhanh hơn: tri thức, thông tin trở thành yếu tố hàng đầu của sản xuất và khoa học công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Đồng thời, nhờ phát triển thị trường sức lao động, nước ta có thể thu hút lực lượng lao động chất lượng cao ở bên ngoài vào đầu tư ở các ngành công nghệ mới còn non yếu và thiếu chuyên gia để có thể kết hợp nội lực với ngoại lực phát triển nhanh các ngành kinh tế trụ cột.