MỤC LỤC
- C3: Chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lí đối trong các trường hợp cụ thể trong môn Vật lí và ngoài môn Vật lí. - C4: So sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lí- các giải pháp kĩ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. - C5: Sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại. - C6: Nhận ra được ảnh hưởng vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử. Quy trình xây dựng câu hỏi theo định hướng năng lực. Bước 1: Xây dựng các chủ đề của bộ môn theo định hướng phát triển năng lực của HS. Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chủ đề theo định hướng phát triển năng lực. Dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chủ đề theo chương trình hiện hành, đồng thời nghiên cứu những định hướng về dạy học và kiểm tra, đánh giá phát triển năng lực HS. Bước 3: Xác định các loại bài tập theo hướng đánh giá năng lực của HS trong chủ đề. theo đặc thù của bộ môn. Tùy trường hợp mà câu hỏi, bài tập có thể là:. - Câu hỏi hay bài tập định tính. - Bài tập định lượng. - Bài tập thực hành, thí nghiệm. Bước 4: Biên soạn bài tập minh họa cho các mức độ đã mô tả. Quy trình xây dựng ma trận đề kiểm tra. Bước 1.Xác định mục đích của đề kiểm tra. Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của HS trước hay sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của HS để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp. Xác định hình thức đề kiểm tra Đề kiểm tra có các hình thức sau:. 2) Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan. 3) Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan. Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:. - Nội dung: khoa học và chính xác;. - Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu;. - Phù hợp với ma trận đề kiểm tra. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra. Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:. 1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác. 2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?. 3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng HS (nếu có điều kiện). 4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
Các đề thi/kiểm tra chủ yếu là nhằm đánh giá việc nhớ, hiểu kiến thức, kỹ năng thực hành, mà ít chú ý đánh giá khả năng học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn đời sống, ít chú ý đến việc đánh giá năng lực người học theo chuẩn mong đợi. + Điểm nữa là, sau mỗi bài kiểm tra/ kỳ thi, giáo viên thường chỉ quan tâm đến điểm số của học sinh để lên bảng điểm, xếp loại, đánh giá, chứ không nghĩ rằng cần phân tích đánh giá chất lượng các đề kiểm tra/thi để rút kinh nghiệm…đồng thời xem xét chúng giúp phát hiện những thiếu hụt gì ở học sinh, để điều chỉnh hoạt động dạy và học.
Với phần kiến thức của chương này sẽ áp dụng để giải những bài tập cơ học cổ điển ở chương trình THPT, đồng thời áp dụng để giải thích những hiện tượng trong cuộc sống, mặt khác kiến thức ở chương này HS sẽ gặp lại rất nhiều lần trong cả ba khối lớp. Các định luật của Niu-tơn là các định luật quan trọng trong cơ học cổ điển, nó có rất nhiều ứng dụng trong đời sống cũng như trong các lĩnh vực khoa học khác, trong đó phải kể đến việc vận dụng các định luật để giải thích các vấn về tương tác, ứng dụng khoa học vào trong đời sống,.
Nhìn chung, kiến thức phần này rất quan trọng và cũng tương đối khó đối với HS, nó có tác dụng là kiến thức nền cho HS khi học tập môn Vật lý. - Vận dụng được mối quan hệ giữa khối lượng và mức quán tính của vật để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và kĩ thuật.
Chính vì lí do và điều kiện trên nên để đánh giá hiệu quả của việc KT- ĐG theo định hướng phát triển năng lực cũng như đánh giá chất lượng đề kiểm tra và bộ câu hỏi, tôi đã chọn 42 HS của lớp 10/3, trường THPT Phan Bội Châu làm mẫu TNSP. - Để đánh giá hiệu quả của việc KT- ĐG kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực cũng như chât lượng của bộ câu hỏi, tôi đã sử dụng các câu hỏi từ bộ câu hỏi đã soạn sẵn để xây dựng thành đề kiểm tra 1 tiết gồm: 14 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận cho HS. - Nhằm đảm bảo đánh giá đúng khả năng nắm bắt kiến thức của HS cũng như đảm bảo số liệu thu được từ đề kiểm tra mẫu này có sự chính xác hơn thì tôi đã sử dụng phần mềm McMix để tiến hành trộn các câu hỏi TNKQ trong đề đã chọn (2 đề sử dụng câu hỏi giống nhau chỉ hoán đổi vị trí câu hỏi).
Nhận xét câu hỏi: Đối với phương án đúng A thì có độ phân biệt tốt, đối với các phương án nhiễu C thì có tương quan “nghịch” tốt tức là số HS nhóm giỏi chọn ít hơn số HS nhóm kém, riêng phương án nhiễu B,D thì có sự tương quan nghịch chưa tốt cần điều chỉnh cho tốt hơn. - Sau khi khảo sát cách chọn đáp án ở các câu hỏi của lớp thực nghiệm thì tôi nhận thấy cần lưu ý các câu 3(trong đề kiểm tra 1 tiết mà tôi xây dựng thì câu này ở. mức độ hiểu nhưng qua thực nghiệm hầu hết HS ở nhóm trung bình đều trả lời sai. Như vậy câu này nên xếp vào mức độ cao hơn là vận dụng. Nguyên nhân là do HS không đọc kĩ đề trước khi làm bài). Như vậy, HS chưa phát huy được năng lực cá nhân của từng HS (nội dung kiến thức ở mức độ biết). Như vậy, HS đã phát huy được năng lực sử dụng kiến thức liên quan đến các đặc điểm của lực hấp dẫn để giải bài tập của HS ở mức độ hiểu. Như vậy, HS đã phát huy được năng lực kết hợp với năng lực mô hình hóa sử dụng kiến thức Vật lí ở mức độ vận dụng. Đồ thị phân phối tần số kết quả làm bài của HS. Số % HS trả lời đúng. Số % HS trả lời đúng. hay GV chưa chú trọng đến kiến thức đó cho HS, cũng có thể do đề kiểm tra được biên soạn còn những thiếu sót).
Đồng thời, qua những phân tích ở trên ta thấy HS đạt được NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức Vật lí và những NLTP về phương pháp, NLTP liên quan đến cá nhân còn yếu cần phải phát huy. - Đa số HS đã nêu được mục đích của việc nghiêng ngườivà giảm tốc độ khi đến những đoạn đường congvì nội dung này đã được GV trình bày khi học bài lực hướng tâm hay sau khi học bài lực hướng tâm GV cung cấp các dạng bài tập này và HS về nhà tự nghiên cứu. Qua quá trình TNSP với sự phân tích và xử lý số liệu thống kê bằng phương pháp thống kê toán học chúng tôi đã có đủ cơ sở để khẳng định việc xây dựng bộ câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực để áp dụng vào bài KT- ĐG kết quả học tập của HS ở trường THPT đạt hiệu quả là việc rất cần thiết.
- Đối với SV các ngành sư phạm: Quan tâm và tiếp cận sâu sắc hơn nữa cơ sở lí luận về xây dựng bài kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực dùng trong KT- ĐG kết quả học tập của HS, nhất là phải nắm được quy trình của việc xây dựng đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực. Từ đó, tạo sơ sở vững chắc để vận dụng vào công tác giảng dạy và học tập nghiên cứu sau này. - Đối với HS: Dần tiếp cận và phát huy được năng lực mà mình có để đạt được kết quả cao trong quá trình học tập.