MỤC LỤC
Dù có nhiều nghiên cứu về nhà ở cho NTNT tại các địa phương nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách nhà ở cho NTNT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, tác giả nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích góp phần điều chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tế của NTNT về nhu cầu nhà nhằm góp phần an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Cỏc số liệu từ cỏc bỏo cỏo của cỏc dự ỏn, bỏo cỏo tổng kết năm của Quỹ Phát triển nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. - Phương pháp phân tích thông tin: Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian, phương pháp so sánh được sử dụng đối chiếu các mức độ hoàn thành dự án NƠXH; chỉ tiêu % giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có TNT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau.
Thu thập thông tin thứ cấp: Các nghiên cứu khoa học có nội dung liên quan có sẵn từ báo chí, Internet, Niên giám thống kê, Các cơ quan quản lý như: Quỹ phát triển nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Kiến trúc Thành phố, Sở quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh. Việc xác định được các nguyên nhân, hạn chế của công tác thực hiện các chính sách nhà ở cho NTNT, sẽ giúp hoàn thiện các chính sách, từ đó giúp các đối tượng TNT dễ dàng tiếp cận được với các chính sách để giải quyết nhu cầu nhà ở chính đáng của họ.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các tổ chức, cơ quan quản lý thấy được thực trạng của công tác thực hiện các chính sách nhà ở cho NTNT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách nhà ở cho NTNT, để các chính sách được áp dụng vào thực tiễn phù hợp hơn, hiệu quả hơn.
Nêu dược các văn bản, chính sách mà UBND Thành phố Hồ Chí Minh đang áp dụng để phát triển nhà ở cho NTNT. Nêu lên được thực trạng, các vướng mắc, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện chính sách nhà ở cho NTNT.
“Thực hiện chính sách với mục đích đưa chính sách đến với thực tiễn, cụ thể hóa các đường lối, chiến lược và các định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước và hướng tới đối tượng cụ thể đó là NTNT, nguồn thu nhập tương đối ổn định, trên ngưỡng nghèo và dưới mức tiệm cận nghèo với mức trung bình và có khả năng tích lũy vốn để tự cải thiện điều kiện nơi ở nhưng vẫn cần sự hỗ trợ của Nhà nước. Một trong những nội dung chính của việc của việc hoạch định, xây dựng chính sách, chính là thiết kế chính sách bao gồm: việc quyết định các mục tiêu ưu tiên, lựa chọn giải pháp chính sách dựa trên phân tích các tiêu chí hiệu quả, chi phí lợi ích, công bằng và các giá trị chính trị - xã hội của mỗi lựa chọn.
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, nhà nước tạo điều kiện cho hộ gia đình tự xây dựng, mua, thuê, thuê mua và các doanh nghiệp (khu vực nhà nước, tư nhân, phi lợi nhuận) bằng tài trợ đất đai, hạ tầng kỹ thuật – xã hội, tài chính, thuế, quyền sở hữu và tập trung hỗ trợ nhà ở nhóm đối tượng đặc biệt. Có thể nói một cách tổng quát, “chính sách công” là một tập hợp (tổng thể) nhiều “chính sách” thành phần được làm ra bởi các cơ quan nhà nước khác nhau (hoặc. tổ chức được “ủy quyền”, hay “đại diện/thay mặt” cho nhà nước trong một số trường hợp cụ thể, ví dụ như tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công), tại các thời điểm khác nhau, trong nhiều tình huống, bối cảnh khác nhau.
Đồng thời giúp cho mỗi cán bộ công chức nhà nước có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện chính sách, nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của chính sách đối với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả theo đúng kế hoạch tổ chức được giao. Tuy nhiên trong thực tiễn, việc đánh giá chính sách hiện nay cũng chưa thực sự được coi trọng bởi khi chính sách được ban hành và thực hiện vào thực tiễn các chủ thể khi quay trở lại việc đánh giá, tìm hiểu chính sách ban hành có đi đúng định hướng, có đạt mục tiêu đề ra hay không, có tạo được niềm tin của cộng đồng xã hội không.
Phía người dân thì mặc dù đã được phân loại đối tượng khá đầy đủ, nhưng trong thực tế các nhóm đối tượng có khả năng tiếp cận chính sách không đều, đặc biệt là nhóm đối tượng không có công ăn việc làm, không có hộ khẩu vẫn rất khó tiếp cận chính sách nhà ở cho NTNT. Như vậy, các lĩnh vực liên quan đến nhà ở cho NTNT đều gặp phải những khó khăn về chính sách, quản lý vận hành và cả công tác quy hoạch xây dựng.
Tuy nhiên, để thu hút nhà đầu tư, thời gian tới, đi đôi với việc thực hiện hiệu quả các quy định hiện nay, Nhà nước cần nghiên cứu thêm những giải pháp mới để tìm ra hướng giải quyết vấn đề nhà ở hiệu quả hơn.Cụ thể như việc phát triển nhà ở thương mại giá rẻ nên được khuyến khích hơn và pháp luật Việt Nam cần cân nhắc đến việc đưa vào ứng dụng một số mô hình đã được áp dụng thành công trên thế giới như Quỹ tiết kiệm nhà ở để thực hiện việc hỗ trợ cho người có thu nahapj thấp có cơ hội được tiếp cận. Nguồn vốn được hình thành từ sự đóng góp của người lao động từ các doanh nghiệp sử dụng lao động (với yêu cầu bắt buộc) và nguồn gửi từ tiền lương của người lao động (có nhu cầu mua hoặc thuê mua NƠXH) theo tỉ lệ quy định, 10% tiền sử dụng đất thu được từ các dự án phát triển thương mại, dự án khu đô thị mới, nguồn vốn từ ngân sách trung ương cấp một lần ban đầu cho quỹ, ngân sách địa phương hỗ trợ hằng năm, 30% lợi nhuận thu được từ phát hành xổ số kiến thiết hoặc phát hành xổ số nhà ở.
Qua bảng tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2020, cho thấy kinh tế thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng khá và ổn định, tổng sản phẩm trong nước địa phương (GRDP) tăng bình quân đạt 8,3%/năm. Lực lượng lao động 4,7 triệu người. Tỷ trọng kinh tế thành phố trong kinh tế cả nước tiếp tục tăng, đến năm 2020 chiếm gần 22,9% GDP cả nước, khẳng định là đầu tàu kinh tế của khu vực và cả nước. Tăng trưởng bình quân đạt 8,3%/năm; giá trị gia tăng dịch vụ chiếm hơn 33% giá trị gia tăng toàn ngành dịch vụ, đứng đầu của cả nước. Ngành thương mại phát triển theo hướng hiện đại, nhất là thương mại điện tử, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân. Hệ thống phân phối hiện đại đã phát triển về số lượng và chất lượng, gia tăng lưu thông hàng hóa và thúc đẩy sản xuất. Các ngành giáo dục, y tế, tài chính - ngân hàng tiếp tục phát triển mạnh, tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm của khu vực và trong cả nước. ngành công nghiệp trọng yếu ước tăng 8,56%/năm, là động lực cho tăng trưởng công nghiệp của thành phố trong thời gian qua. Tỷ lệ nội địa hóa của 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống tăng qua các năm, đạt chỉ tiêu 66% vào năm 2020. Thành phố đã ban hành danh mục, xây dựng chính sách phát triển nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực, bước đầu đã hình thành được mạng lưới các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, tham gia ngày càng nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Khu Công nghệ cao thành phố đã phát triển mạnh mẽ, tổng giá trị xuất khẩu 5 năm đạt 70 tỷ USD, là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển của Khu Đô thị Sáng tạo tương tác cao phía Đông thành phố, là nơi cung cấp và nuôi dưỡng những ý tưởng khoa học và công nghệ, thu hút vốn, công nghệ, nhân lực công nghệ cao trong và ngoài nước, thích nghi với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Về phát triển nông nghiệp: Ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững, tập trung vào các ngành nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, kéo theo năng suất lao động tăng bình quân 21%/năm. Đã ban hành danh mục các sản phẩm chủ lực và tiềm năng của ngành nông nghiệp. Về phát triển các thị trường: 1) Thị trường hàng hóa, thương mại, dịch vụ đạt quy mô lớn, duy trì mức tăng trưởng khá; từng bước hình thành các cơ chế, chính sách để hỗ trợ thị trường bán lẻ trong nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự phát triển của thương mại điện tử đang thành xu thế quan trọng trong các năm gần đây. 2) Thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường vốn liên tục tăng trưởng thông qua việc huy động và cho vay vốn của các tổ chức tín dụng, tiếp tục đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân,…3) Thị trường bất động sản, đã phát triển mạnh mẽ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhà ở của người dân. Các chủ thể tham gia thị trường bất động sản từng bước được hoàn thiện, góp phần cho thị trường phát triển. 4) Thị trường khoa học và công nghệ thành phố tăng trưởng về quy. mô, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. 5) Thị trường lao động tiếp tục phát triển; xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề được đẩy mạnh gắn với nhu cầu lao động của doanh nghiệp, chú trọng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo. Những doanh nghiệp này có một số lợi thế về đất đai (đất đã giải phóng mặt bằng hoặc doanh nghiệp được giao đất) và tài chính (vốn vay từ tổ chức tài chính và ứng trước của người mua); ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng, thiết kế hoặc có đơn vị đảm nhiệm phần thi công xây dựng Các khu đất đầu tư có diện tích lớn, thực hiện phân kỳ theo giai đoạn và khép kín nên tăng hiệu quả dự án nhờ tính kinh tế theo quy mô.
Qua bảng kế thực hiện chính sách nhà ở cho NTNT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, về cơ bản thực hiện theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và xây dựng NƠXH, chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị đó có trách nhiệm trực tiếp đầu tư xây dựng NƠXH trên quỹ đất 20% (trừ trường hợp Nhà nước thu hồi quỹ đất 20% để đầu tư xây dựng NƠXH bằng nguồn vốn ngân sách và trường hợp chủ đầu tư không có nhu cầu tham gia đầu tư xây dựng NƠXH thì chuyển giao quỹ đất này cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án). Trường hợp dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 10 ha thì chủ đầu tư dự án được lựa chọn hình thức hoặc dành quỹ đất 20% để xây dựng NƠXH quy định tại Khoản 1 Điều này, hoặc chuyển giao quỹ nhà ở tương đương với giá trị quỹ đất 20% tính theo giá đất mà chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước tại thời điểm chuyển giao để sử dụng làm NƠXH, hoặc nộp bằng tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% theo giá đất mà chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước nhằm bổ sung vào ngân sách địa phương dành để đầu tư xây dựng NƠXH trên phạm vi địa bàn.
Trong đó, chú trọng đầu tư xây dựng đường giao thông, y tế, trường học và công trình hạ tầng đầu mối, đi trước một bước so nhằm thu hút nguồn lực lao động xã hội, thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng nhà ở dành cho NTNT vừa có công việc vừa có nhà ở yên tâm làm ăn, vừa giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, vừa tạo điều kiện cho các đối tượng được thuê, mua, thuê mua, được hưởng những tiện ích hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hiện đại đồng bộ. Trong đó tập trung phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết để xác định quỹ đất xây dựng nhà ở TNT theo quy định dựa trên cơ sở Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, kiểm soát các dự án nhà ở TNT, xây dựng các cơ chế chính sách nhằm kêu gọi nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn, thu hút nguồn lực xã hội, tìm kiếm nguồn vốn đầu tư đài hạn trong và ngoài nước để phát triển quỹ đất NƠXH trong đó có nhà ở TNT, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo ổn định an ninh chính trị, xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh những năm tới đây.
Nhà ở cho đối tượng TNT về cơ bản là sự hỗ trợ của nhà nước, nhưng do điều kiện kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn nên định mức để hỗ trợ còn thấp, bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng không mặn mà khi thực hiện các dự án nhà ở đối với NTNT bởi vì lợi nhuận rất thấp và thu hồi vốn lại mất nhiều thời gian. Tuy thời gian thực hiện chính sách nhà ở cho NTNT trên địa bàn thành phố chưa phải là dài nhưng với từng đó thời gian thành phố đã tạo dựng được rất nhiều ngôi nhà cho những người nghèo, những NTNT, giải quyết được vấn đề an sinh toàn thành phố, đảm bảo ổn định phát triển kinh tế - xã hội.
Đối tượng được mua, thuê mua và thuê nhà ở tại các dự án được vay vốn của chương trình gồm các gia đình, cá nhân là công dân Việt Nam có nhu cầu về nhà và đảm bảo các điều kiện như có mức TNT theo tiêu chuẩn quy định, chưa có nhà hoặc có nhà ở nhưng nhà ở đó là nhà tạm, nhà hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ hoặc diện tích bình quân quá chật (dưới 5 m2/người) và không có khả năng tự cải thiện nhà ở nếu không có sự hỗ trợ khác, chưa được nhà nước hỗ trợ nhà ở dưới bất cứ hình thức nào, đang sinh sống tại địa phương nơi có dự án được vay vốn của quỹ xây dựng NƠXH. - Về đất đai: Rà soát, tổng hợp quỹ đất 20% (hoặc quỹ đất 25%) trong các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới, đề xuất bố trí thực hiện dự án phát triển NƠXH, nhà ở công nhân thuê, nhà ở sinh viên, nhà ở tái định cư và đấu giá quyền sử dụng đất, tạo vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chỉ tiêu phân bổ đất xây dựng thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở; kiên quyết thu hồi hoặc dừng các dự án chậm triển khai, đã giao đất nhưng không sử dụng quá thời gian quy định của pháp luật.