MỤC LỤC
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trên, tác giả sử dụng các phương pháp biện chứng duy vật kết hợp nhiều phương pháp khác như: phương pháp phân tích, phương pháp lôgic lịch sử, phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê, phỏng vấn sinh viên.
Thứ hai, hình thức chỉ thúc đẩy nội dung phát triển khi nó phù hợp với nội dung nờn để thỳc đẩy sự vật, hiện tượng phỏt triển nhanh, cần chỳ ý theo dừi mối quan hệ giữa nội dung đang phát triển với hình thức ít thay đổi, và khi giữa nội dung với hình thức xuất hiện sự không phù hợp thì trong những điều kiện nhất định phải can thiệp vào tiến trình khách quan, đem lại sự thay đổi cần thiết về hình thức để nó trở nên phù hợp với nội dung đã phát triển và bảo đảm cho nội dung phát triển hơn nữa, không bị hình thức cũ kìm hãm. Thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa chúng và được thể hiện ở việc: Thứ nhất, các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại, không có mặt này thì không có mặt kia; Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn; thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do trong các mặt đối lập còn tồn tại những yếu tố giống nhau.
Tuy nhiên, kiến thức của triết học Mác - Lênin rất trừu tượng, khó hiểu, cụ thể phần biện chứng duy vật gồm: 2 nguyên lý, 3 quy luật, 6 cặp phạm trù sức nặng lý thuyết lớn, sinh viên xem đây là môn học khó - khô - khổ, nhàm chán, môn học này thường được bố trí, sắp xếp vào đầu khóa học, các em vừa rời mái trường phổ thông, với những lượng kiến thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội rất cơ bản thì đến học phần triết học có thể xem là gánh nặng “lo sợ” trong học tập và thi cử và thường học với tâm lý đối phó. Thứ hai, hiện nay khoa Lý luận chính trị, đội ngũ giảng viên có tuổi đời được xem là trẻ, mặt thuận lợi là sự nhiệt tình, năng động trong mọi hoạt động, tuy nhiên điểm hạn chế lớn nhất là kiến thức thực tiễn, sự cập nhật kiến thức về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong nước cũng như quốc tế còn chậm, phương pháp, kỹ năng giảng dạy còn nhiều hạn chế; chưa kể, có tình trạng giảng viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình một chiều, đọc chép, chiếu chép làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận tri thức môn học và giảm động lực học tập từ phía sinh viên, do đó làm cho bài giảng thiếu hấp dẫn, thiếu sức thuyết phục, không tạo được niềm hứng khởi để sinh viên học tập môn học này.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong phần: Ý nghĩa phương pháp luận từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái quát thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận thức và thực tiễn sau: Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó; “cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”, tức là trong chỉnh thể thống nhất của. Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật ngụy biện (đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ biến). Giáo dục, đào tạo toàn diện cũng được Hồ Chí Minh cũng là một trong những con đường cơ bản để phát triển con người toàn diện ở nước ta. Người từng dạy "Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế. Trong giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất". của con người Việt Nam trong thời đại mới; đồng thời, cũng tạo ra sự phát triển hài hòa các sức mạnh của lý trí, tình cảm và ý chí, của kiến thức, kỹ năng và thái độ của con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần quan trọng cho sự ra đời và phát triển của con người toàn diện ở nước ta. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh đối với nguyên lý về sự phát triển, ở nội dung: Từ quan niệm, phát triển là sự vận động theo chiều hướng đi lên, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mỏc - Lờnin đó vạch rừ, thực chất của phỏt triển là sự phỏt sinh đối tượng mới phù hớp với quy luật tiến hóa và sự diệt vong của đối tượng cũ đã trở nên lỗi thời. Đối tượng mới chỉ là cái phù hợp với khuynh hướng tiến bộ của lịch sử, có tiền đồ rộng lớn; đối tượng cũ là cái đã mất - vai trò tất yếu lịch sử, ngày càng đi vào xu hướng diệt vong. Bởi vì: Một là, xét từ mối quan hệ giữa đối tượng mới và hoàn cảnh thì đối tượng mới có kết cấu và chức năng thích ứng với điều kiện mới đã biến đổi; đối tượng cũ chỉ gồm các loại yếu tố và chức năng không còn phù hợp với hoàn cảnh đã biến đổi, xu thế diệt vong là không thể cứu vãn. Hai là, xét mối quan hệ giữa đối tượng cũ và đối tượng mới thì đối tượng mới là cái đã manh nha nảy mầm từ trong lòng đối tượng cũ, là cái phủ định những tiêu cực trong đối tượng cũ, đồng thời bảo lưu được những cái hợp lý, thích hợp với điều kiện mới và bổ sung nội dung mới chưa có ở đối tượng cũ. Hai phương diện trên là nguyên nhân có sức mạnh to lớn làm cho đối tượng mới về bản chất có thể vượt qua đối tượng cũ. Trong lĩnh vực lịch sử xã hội, đối tượng mới là kết quả của hoạt động sáng tạo theo hướng tiên tiến của xã hội; Nắm vững quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sáng tạo và phát triển của nước ta trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Hồ Chí Minh nhìn sự vật và hiện tượng trong một trạng thái vận động không ngừng. Đó là một quá trình giải phóng mọi trở lực: trở lực bên ngoài, trở lực bên trong, thậm chí trở lực nằm ngay trong mỗi tổ chức của hệ thống chính trị, trong mỗi con người, để phát triển bền vững. Phương pháp luận Hồ Chí Minh về điểm này là ở chỗ tổ chức chính trị - xã hội và con người phải luôn luôn thích nghi với mọi hoàn cảnh. Muốn thích nghi, phải luôn luôn tự đổi mới để phát triển. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn luôn nhanh nhạy với cái mới. Quá trình phát triển là quá trình phủ định biện chứng cái cũ, nhân lên yếu tố mới. Đó cũng là quá trình luôn luôn giải phóng, giải phóng mọi sự ràng buộc lạc hậu để bắt kịp những điều tiến bộ. Từ sớm, khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời, Hồ Chí Minh đã không ít lần tuyên bố chính sách “mở cửa và hợp tác”, tức là có ý thức chủ động đổi mới và phát triển. “Trong chính sách đối ngoại của mình, nhân dân Việt Nam sẽ tuân thủ những nguyên tắc dưới đây:. 1 - Đối với Lào và Miên, nước Việt Nam tôn trọng nền độc lập của hai nước đó và bày tỏ lòng mong muốn hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa các nước có chủ quyền. 2 - Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực. a) Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình. b) Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế. c) Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc. d) Nước Việt Nam sẵn sàng ký kết với các lực lượng hải quân, lục quân trong khuôn khổ của Liên hợp quốc những hiệp định an ninh đặc biệt và những hiệp ước liên quan đến việc sử dụng một vài căn cứ hải quân và không quân” [17; tr 523]. Thật ngưỡng mộ về tầm nhìn xa và rộng của Hồ Chí Minh, vì quan điểm đổi mới để phát triển, mở cửa và hợp tác trên đây được đặt ra từ rất sớm và có tính nhất quán ở Hồ Chí Minh. Điều này nói lên tính phương pháp luận của sự phát triển. Phát triển là một quá trình tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ và luôn luôn sửa đổi bản thân mình, biết kế thừa những yếu tố tiến bộ đã và đang có. Cũng trên tinh thần đó, đối với công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, ở Hồ Chí Minh thể hiện quan điểm Đảng Cộng sản Việt Nam phải luôn luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn bản thân mình, coi đó là quy luật tồn tại và phát triển của bản thân Đảng. Đất nước Việt Nam đang tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhưng trong điều kiện giai đoạn hiện nay là mở cửa, hội nhập quốc tế trong khi quốc tế có những biến chuyển nhanh chóng, khó lường, phức tạp, vừa có những thời cơ để phát triển, vừa có những thách thức, nguy cơ. Với phương pháp luận Hồ Chí Minh, đất nước càng cần có sự đổi mới lớn hơn, cập nhật tình hình nhanh hơn và cần chú ý tới. tính hiệu quả lớn hơn để cho đất nước phát triển bền vững. Đổi mới, giải phóng và phát triển, theo phương pháp luận Hồ Chí Minh phải bảo đảm cho thế chân vạc của đất nước thật vững, đó là: 1) Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; 2) Chủ nghĩa xã hội; 3) Đảng Cộng sản Việt Nam.