Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và giải pháp nâng cao

MỤC LỤC

Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Các yếu tố bên trong thường liên quan đến sự phấn đấu của bản thân ngân hàng trên tất cả các mặt của hoạt động tín dụng như việc xây dựng chiến lược, sách lược trong quá trình phát triển, các chính sách tín dụng , xây dựng cơ cấu tổ chức ngân hàng nói chung và quản lý hoạt động tín dụng nói riêng, công tác kiểm tra, kiểm soát và thiết lập hệ thống thông tin. Thụng tin tớn dụng có thể lấy được từ các nguồn sẵn có từ ngân hàng (hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, phân tích của các can bộ tín dụng .. ), từ các nguồn của khách hàng (theo chế độ báo cáo định kỳ, các dự án sản xuất kinh doanh), từ các cơ quan chuyên thông tin tín dụng trong và ngoài nước, từ các bộ, các ngành chủ quản.

Kinh nghiệm quản lý chất lượng tín dụng của một số nước trên thế giới và khu vực

Chi nhánh Ngân Hàng Phát triển Nông Nghiệp Thành phố Hà Nội (nay là NHNo&PTNT Hà Nội) được thành lập theo quyết định số 51-QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của Tổng Giám đốc NHNN Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN Việt Nam) trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 Công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp được điều động từ Ngân hàng Công-Nông-Thương thành phố Hà Nội và 12 chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện được đổi tên từ các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước đã hội tụ về trụ sở chính tại số 77 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tiếp theo đó thực hiện mô hình hai cấp từ tháng 10/1995 NHNo&PTNT Hà Nội đã bàn giao 5 Ngân hàng Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, từ tháng 11 năm 2004 đến nay tiếp tục bàn giao các chi nhánh Chương Dương, Tây hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân về NHNo&PTNT Việt Nam, lúc này NHNo&PTNT Hà Nội lại đứng trước một thử thách mới đó là mang tên Ngân hàng nông nghiệp nhưng lại phục vụ các thành nghiệp kinh tế không sản xuất nông nghiệp giữa lòng thủ đô Hà Nội.

BAN GIÁM ĐỐC

Cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế

    (thường vào khoảng giữa tháng 4) tổ chức kiểm tra đánh giá trình độ nghiệp vụ của cán bộ. Các chính sách khuyến khích những nhân viên có thành tích cao được áp dụng dưới nhiều hình thức: thưởng lương, …. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng và các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội. Kết quả đạt được. Các biện pháp và nỗ lực của ngân hàng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đã đem lại những kết quả sau đây:. - Tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì ở mức thấp hơn so tỷ lệ an toàn cho phép về nợ xấu theo thông lệ quốc tế là 5%. Tuy nhiên năm 2009 tỷ lệ này ở mức cao nhưng đến 2010 nhờ công tác sàng lọc khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ được thực hiện tốt hơn do đó chất lượng tín dụng được nâng lên, tỷ lệ nợ xấu so với năm 2009 giảm đáng kể. - Nhờ có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mà khách hàng của ngân hàng bước đầu được đánh giá một cách chính xác, khoa học và đồng bộ hơn. - Công tác quan hệ khách hàng cũng đã có nhiều kết quả tốt: Bên cạnh mối quan hệ với các khách hàng lớn truyền thống, ngân hàng đã tạo được thêm nhiều mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ biến các doanh nghiệp này dần trở thành khách hàng quen thuộc ngân hàng, từng bước nâng cao uy tín của mình trên thị trường. - Nguồn nhân lực trẻ tại bộ phận tín dụng luôn thể hiện sự năng động, sáng tạo và thích nghi nhanh với những điều kiện mới đặc biệt là việc ứng dụng khoa học, công nghệ mới trong hoạt động tín dụng cũng như phối hợp hoạt động với các bộ phận khác của ngân hàng. Hạn chế còn tồn tại:. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại chưa được giải quyết làm ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội:. - Thứ nhất: Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng rất cao trong những năm gần đây cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng đang bị giảm sút nghiêm trọng. Tuy nhiên vẫn ở mức cao. Nguyên nhân là do nợ xấu ở các khoản vay tiêu dùng và một vài doanh nghiệp. điển hình là vụ việc tập đoàn Vinashin gần như phá sản vào những tháng cuối năm 2010. Công ty thẩm định tài chính Standard and Poors ngày 29/11 vừa qua đã cho biết là nợ của tập đoàn Vinashin lên tới 3 % tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng Việt Nam, trong số đó Agribank Hà Nội cũng đã cho Vinashin vay hơn 1000 tỷ đồng trong năm 2010. Điều này làm cho tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng rất cao. Điều này cho thấy khả năng thất thoát vốn của ngân hàng là rất cao. Nợ xấu vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tư nhân cá thể và vẫn đang gia tăng. Tuy nhiên trong năm 2009,2010 số lượng nợ xấu đã xuất hiện ở nhóm các doanh nghiệp nhà nước và đang gia tăng rất nhanh. Xét về mặt kỳ hạn, nợ xấu của các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn ở cả 3 năm. - Thứ hai: Công tác kiểm tra đánh giá các khoản vay còn chưa triệt để và nhiều thiếu sót. Tuy đã áp dụng các hình thức đánh giá, kiểm tra, phân lại nợ theo quyết định 493 nhưng ngân hàng không có các biện pháp để kiểm tra năng lực tài chớnh của khỏch hàng, đặc biệt là khụng tỡm hiểu rừ mục đớch vay vốn của khách hàng, không tìm hiểu nguồn trả nợ của khách hàng. Có những trường hợp khách hàng vay nợ ngân hàng khác để trả nợ, thậm chí thực hiện đảo nợ hoặc thông qua các văn phòng tư vấn và cho vay đáo hạn. Điều này gây rủi ro lớn cho ngân hàng. - Thứ ba: Hoạt động tín dụng của ngân hàng còn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn: đối tượng khách hàng của ngân hàng đã được đa dạng hóa, gia tăng. đáng kể, nhưng trong đó có một số khách hàng đang vay được những khoản tín dụng rất lớn lên đến hàng chục thậm chí hàng trăm tỷ. Điều này đặt ngân hàng trong tình trạng rủi ro rất lớn nếu như những đối tượng khách hàng này không trả được nợ. - Thứ tư: Ngân hàng còn nhiều hạn chế trong công tác lựa chọn thẩm định tài sản đảm bảo và xử lý tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo tại ngân hàng chưa đa dạng, hiện nay chủ yếu là các tài sản có giá trị cao như: nhà cửa, đất đai, công trình xây dựng, dây chuyền máy móc thiết bị các tài sản hình thành từ vốn vay…. Các chuẩn mực đánh giá về tài sản ngân hàng sử dụng còn đơn giản, sơ khai. Việc định giá tài sản đôi khi được thực hiện chiếu lệ mang tính thủ tục không phản ánh chính xác giá trị thực của tài sản đặc biệt là các tài sản đòi hỏi kiến thức chuyên sâu đặc thù như: công trình xây dựng, công trình máy móc. Quá trình xử lý tài sản đảm bảo của ngân hàng gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều chi phí bảo quản trông giữ và phát mại tài sản. Số vốn thu lại được từ xử lý tài sản đảm bảo chỉ chiếm trên dưới 40% giá trị của khoản vay. - Thứ năm: Phân cấp trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong quy trình cho vay chưa rừ ràng. Hầu hết cỏn bộ tớn dụng tại ngõn hàng hiện nay đều đang phải đảm đương cả ba khâu cơ bản trong quá trình cho vay một khách hàng đó là: tiếp xúc khách hàng, thẩm định phương án vay vốn, giải ngân và giám sát thu nợ. Đây là một công trách nhiệm rất nặng nề đối với cán bộ tín dụng đặc biệt là với những cán bộ tín dụng còn trẻ, non yếu kinh nghiệm đồng thời nó cũng là cơ hội để một số cán bộ tín dụng thái hóa, biến chất lợi dụng móc ngoặc với khách hàng vay vốn, cố tình làm sai lệch thông tin, thu lợi cho bản thân. Chất lượng tín dụng của ngân hàng có xu hướng giảm, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ gia tăng với tốc độ cao, những điều còn hạn chế tồn tại trong quá trình cấp tín dụng và quản lý vốn tín dụng của ngân hàng là do các nguyên nhân dưới đây:. a) Nguyên nhân khách quan. - Việc chấp hành thể lệ tín dụng còn chưa nghiêm, trong thực hiện qui trình cho vay còn có nhiều sơ hở, phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan của người cán bộ tín dụng: có hợp đồng cho vay trong trường hợp vốn tự có của khách hàng quá nhỏ, hay cho vay lớn hơn gấp cả chục lần vốn tự có của khách hàng; Nhiều công đoạn trong qui trình cho vay chưa được quan tâm đúng mức như trong xem xét thẩm định dự án, cán bộ tín dụng chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả kinh tế của phương án kinh doanh, việc kiểm tra-kiểm soát cho vay còn mang tính hình thức, đối phó cho đủ thủ tục qui định.

    Bảng 9. Nợ không có khả năng thu hồi
    Bảng 9. Nợ không có khả năng thu hồi