Đánh giá sự ổn định của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021: Tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

    Ngân hàng thương mại (NHTM) với vai trò trung gian thực hiện nghiệp vụ nhận tiền gửi của khách hàng để cấp tín dụng, trung gian thanh toán cho các chủ thể kinh tế và là một kênh đáp ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế (Kiemo và cộng sự, 2019). Thực tế là trong thời gian qua ngân hàng bộc lộ một số yếu điểm: quy mô ngân hàng nhỏ, tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN còn nhiều hạn chế là những nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động của hệ thống NHTM: thanh khoản toàn hệ thống có nguy cơ rủi ro lớn vào đầu năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng liên tục tăng từ 3,07% năm 2011 lên 8,6%. Vấn đề đặt ra là cần thiết thực hiện nghiên cứu đánh giá sự ổn định của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2021, tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các NHTM Việt Nam như thế nào.

    Dữ liệu được thu thập từ BCTC đã kiểm toán, báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam, các báo cáo tổng kết của ngân hàng nhà nước và các chỉ số kinh tế vĩ mô thu thập từ trang web của ngân hàng thế giới và Tổng cục thống kê Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Tác giả thực hiện phân tích hồi quy đa biến sử dụng dữ liệu bảng để đánh giá tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các NHTM Việt Nam. Để phân tích dữ liệu bảng, luận văn sử dụng các phương pháp ước lượng bao gồm: Mô hình bình phương bé nhất Pooled OLS, mô hình tác động cố định FEM (Fix Effects Model), mô hình tác động ngẫu nhiên REM (Random Effects Model) và mô hình GMM.

    Sau khi lựa chọn mô hình phù hợp, sẽ tiến hành kiểm định hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai thay đổi, nếu có hiện tượng tự tương quan và/hoặc hiện tượng phương sai thay đổi thì nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares - FGLS) để khắc phục hiện tượng tự tương quan và/hoặc hiện tượng phương sai thay đổi và phân tích kết quả mô hình. Tuy nhiên, đối với dữ liệu bảng, biến trễ có tác động đến biến phụ thuộc và có thể dẫn đến hiện tượng nội sinh, luận văn dự kiến thực hiện kiểm định nội sinh và sử dụng mô hình GMM (Generalized Moment Method) để khắc phục hiện tượng nội sinh của mô hình (nếu có).

    Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

    Từ năm 2011, NHTM Việt Nam có những bất ổn trong hoạt động nên NHNN đã yêu cầu tái cơ cấu hệ thống NHTM. Vì vậy giai đoạn từ năm 2011, tác giả có cơ sở để đánh giá tính ổn định của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu thực nghiệm sẽ cung cấp thêm bằng chứng về tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011 – 2021.

    Kết quả nghiên cứu rất hữu ích hướng đến các đối tượng như: các nhà hoạch định chính sách, các ngân hàng thương mại và các nhà đầu tư. Đối với các NHTM: Nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học để các nhà quản trị và điều hành NHTM xác định được tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các NHTM Việt Nam. Từ đó, có thể đưa ra những quyết định hợp lý tác động đến quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng để gia tăng sự ổn định của các NHTM Việt Nam, năng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng uy tín.

    Đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN): Nghiên cứu là cơ sở để đưa ra những chính sách vĩ mô kịp thời và hợp lý nhằm xây dựng hệ thống Ngân hàng thương mại ổn định, an toàn và hiệu quả.

    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

    • Sự ổn định của ngân hàng
      • Các lý thuyết nền tảng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1. Lý thuyết quá lớn để thất bại
        • Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại

          Xuất phát từ quá trình hình thành, diễn biến và phát triển các lý thuyết về bất ổn định tài chính và ổn định tài chính, lý thuyết ổn định ngân hàng được xem xét trên khía cạnh ổn định tài chính trong hoạt động ngân hàng, bắt nguồn từ nỗ lực đưa ngân hàng thoát khỏi tình trạng mất ổn định tài chính mà nguyên nhân là từ bất ổn của nền kinh tế dẫn đến bất ổn của hệ thống tài chính gây ra. Bằng tập hợp các phương pháp tuyến tính và phi tuyến tính, tác giả xem xét những thay đổi của hệ thống ngân hàng qua các chu kỳ kinh tế, từ đó đặt mỗi ngân hàng vào trong từng giai đoạn cụ thể, tính toán và chỉ ra xác suất dẫn kết kiệt quệ của từng ngân hàng càng thấp thể hiện tính ổn định của ngân hàng càng cao. Enkhbold và Otgonshar (2013) sử dụng cơ sở dữ liệu bảng với phương pháp bình phương bé nhất OLS gồm 401 ngân hàng ở 31 quốc gia Châu Á trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2010 để xem xét tác động của quy mô ngân hàng, bảo hiểm tiền gửi, rủi ro tài trợ đối đến sự ổn định của các ngân hàng.

          Adusei (2015) đã đặt ra câu hỏi quy mô ngân hàng có giải thích đáng kể những thay đổi trong sự ổn định của ngân hàng không, rủi ro tài trợ của ngân hàng có ảnh hưởng đáng kể đến sự ổn định của ngân hàng không để tìm ra câu trả lời trong nghiên cứu tác động của quy mô ngân hàng và rủi ro tài trợ đến sự ổn định của các NHTM Ghana. Kết quả cho thấy quy mô ngân hàng có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định theo mô hình ZSCORE, trong khi mối quan hệ tích cực được tìm thấy khi tính ổn định được đo lường thông qua lợi nhuận trên tài sản được điều chỉnh rủi ro (RAROA) và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản được điều chỉnh theo rủi ro (RAEA). Phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình hồi quy cho các hiệu ứng cố định được hỗ trợ bởi kết quả kiểm tra Hausman; ngoài ra phương pháp mô men tổng quát (GMM) được sử dụng cho kết quả hồi quy: quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ, vốn điều tiết và quản trị công ty đã có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại ở Kenya.

          Nguyễn Quý Quốc và cộng sự (2020) Nghiên cứu này thu thập dữ liệu từ 19 ngân hàng của Việt Nam trong giai đoạn 2014–2018 để tính biến phụ thuộc – hệ số nguy cơ phá sản (z-score) – thước đo sự ổn định tài chính của các ngân hàng thông qua các mô hình hồi quy dữ liệu bảng: Mô hình ước lượng theo phương pháp bình phương tối thiểu thông thường, mô hình hồi quy tác động cố định, mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên và mô hình bình phương tối thiểu tổng quát. Tăng Mỹ Sang (2020) thông qua dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2005 đến 2019, chúng tôi sử dụng phương pháp BK, trong đó sử dụng phương pháp gộp OLS, FEM, REM, GMM và thử nghiệm của Sobel để kiểm tra mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng ngân hàng và sự ổn định ngân hàng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Quy mô và khả năng sinh lời của kỳ trước có mối tương quan thuận với khả năng sinh lời của ngân hàng, cho vay kém hiệu quả, dự phòng rủi ro cho vay, thu nhập ngoài lãi, hiệu quả và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng có tác động tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng, lợi nhuận của ngân hàng không ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng rủi ro.

          Nhưng hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu cao và ổn định cho NHTM nên để tìm hiểu ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng tác giả đưa thêm biến độc lập rủi ro tín dụng vào mô hình cùng với biến quy mô ngân hàng và rủi ro vốn để xem xét dựa theo nghiên cứu của Kiemo và cộng sự (2019), Tăng Mỹ Sang (2020), Nguyễn Quốc Anh và Dương Nguyễn Thanh Phương.

          Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan
          Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan