MỤC LỤC
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiẹp hóa - hiện đại hóa theo định hướng XHCN, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh (Nghị quyết 07 của Bộ chính trị, 11/2001). Khi hội nhập, Việt nam sẽ có nhiều cơ hội để phát triển: Chúng ta có thể học hỏi, rút kinh nghiệm, từ đó tìm ra con đường phát triển phù hợp, tận dụng các nguyên tắc thương mại quốc tế dành cho ta khi tham gia hiệp định thương mại, và thông qua hội nhập Việt nam có cơ hội hoàn thiện thể chế, cải cách kinh tế - xã hội. Nhóm SL: Việt nam đưa ra danh mục này bao gồm 26 nhóm mặt hàng, chỉ chiếm 0,8% tổng số nhóm mặt hàng của biểu thuế nhập khẩu… các mặt hàng đang được bảo hộ bằng cách áp dụng các biện pháp phi thuế quan như quản lý theo quota, chịu sự quản lý của Bộ chuyên ngành… bắt đầu thực hiện giảm thuế từ 1/1/2004 - kết thức vào năm 2013 và sẽ đạt mức thuế 0-5%.
Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) của Việt nam bao gồm 213 nhóm mặt hàng (kể cả những mặt hàng Việt nam đang nhập khẩu từ các nước ASEAN mà Việt nam chưa có khả năng sản xuất và đang có mức thuế cao trong biểu thuế nhập khẩu như thuốc lá, rượu, bia thành phẩm, xăng dầu (trừ dầu thô), ôtô dưới 16 chỗ ngồi…) chiếm 6,6% tổng số nhóm mặt hàng của biểu thuế nhập khẩu. Việt nam cam kết hoàn thành chương trình tự do hóa thương mại và đầu tư vào năm 2020; tiếp đó đề xuất nhiều sáng kiến: Lập quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ; Đào tạo thế hệ trẻ hướng tới nhền kinh tế tri thức; dự án xây dựng khuôn khổ pháp lý hướng dẫn thực hiện thương mại điện tử; Tăng cường hợp tác chuyển giao công nghệ sau thu hoạch…. Dịch vụ viến thông: Cho phép thành lập liên doanh đa số vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ viễn thông không gắn với hạ tầng mạng (phải thuê mạng do doanh nghiệp Việt nam nắm quyền kiểm soát) và nới lỏng một chút cung cấp dịch vụ qua biên giới áp dụng cho viễn thông có gắn với hạ tầng mạng.
Song song với việc xây dựng thương hiệu, các doanh nghiệp Việt Nam cần bảo vệ thương hiệu của của mình bằng giải pháp mang tính định hướng để phát triển các thương hiệu Việt Nam mạnh, cạnh tranh bình đẳng, phù hợp với lộ trình hội nhập khi Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới. Cần đầu tư mạnh nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm giá trị gia tăng cao, xây dựng hệ thống phân phối, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ hậu mãi trọn gói, tích cực tham gia hệ thống phân phối toàn cầu hóa, giảm bớt và hạ dần việc gia công lắp ráp, tập trung đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Đẩy nhanh việc sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước một cách vững chắc theo hướng hình thành loại hình doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, làm tốt vai trò nòng cốt trong những ngành then chốt, thức đẩy phát triển kinh tế, xã hội, thu hẹp dần và tiến tới xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu của các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố đối với doanh nghiệp nhà nước.
Đối với nhưng tổng công ty lớn chưa cổ phần hóa hoàn toàn tổng công ty thì thực hiện cổ phần hóa hầu hết các doanh nghiệp thành viên và chuyển các thành viên còn lại sang hoạt động dưới hình thức công ty TNHH một thành viên hoặc nhiều thành viên là nhà nước; đồng thời, chuyển các tổng công ty này sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Hỗ trợ khuyến kbhích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm huy động các nguồn lực và phát huy các lợi thế so sánh trong từng vùng, từng địa phương; đồng thời với việc khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề, trang trại; chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các vùng sau vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Việc phát triển thương mại dịch vụ không chỉ là nhiệm vụ của các doanh nghiệp mà là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các cơ quan chính quyền và của toàn xã hội, là một trong những giải pháp quan trọng nhất để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Trong mọi điều kiện, doanh nhân cần thường xuyên cập nhật tri thức mới, những kỹ năng cần thiết (kỹ năng quản trị trong cạnh tranh, kỹ năng lãnh đạo doanh nghiệp, kỹ năng quản lý sự biến đổi, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán và giao tiếp v.v..) để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tiếp cận nền kinh tế tri thức. Một số kiến thức và kỹ năng có thể đã có nhưng cần được hệ thống hoá và cập nhật, trong đó, cần đặc biệt chú ý những kỹ năng hữu ích như: Kỹ năng quản trị hiệu quả trong môi trường cạnh tranh; kỹ năng lãnh đạo của nghiệp chủ và giám đốc DN; kỹ năng quản lý sự thay đổi; kỹ năng thuyết trình, đàm phán, giao tiếp và quan hệ công chúng; kỹ năng quản lý thời gian. Sự liên kết và hợp tác không phải là phép tính cộng tổng số các doanh nghiệp, mà chính là tạo ra sức mạnh bội phần của các nhóm, các tập đoàn kinh tế cùng sản xuất kinh doanh một (hoặc một số) sản phẩm nhất định và cùng thực hiện chiến lược thương hiệu, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm trên thị trường.
Để nắm bắt thời cơ, giảm thách thức, làm cho “cái khó ló cái khôn” và thoát khỏi sức ép của các nước lớn trong điều kiện như vậy thì cùng với cả nước, ngành thủy sản phải khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật, cơ chế thị trường, cải cách hành chính và doanh nghiệp phù hợp với thể chế toàn cầu. Để thủy sản có thương hiệu ngày càng cao, cần tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển thủy sản thời gian tới theo hướng bền vững và có trách nhiệm; chú trọng thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ mà Việt Nam đã cam kết; không “dàn hàng ngang” đối với tất cả các sản phẩm thủy sản mà phải lựa chọn sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đặc trưng cho thương hiệu thủy sản Việt Nam. Bảo đảm nguồn cung cấp nguyên liệu thủy sản sạch từ nuôi trồng và khai thác; tăng cường năng lực chế biến nhằm đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; làm tốt công tác xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ để chủ động hội nhập quốc tế.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - một tổ chức tài chính nhà nước được thành lập nhằm mục đích bảo vệ người gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng - Theo đó, người gửi tiền sẽ được bảo vệ trực tiếp như sau: nếu tổ chức tín dụng (tổ chức nhận tiền gửi) bị giải thể hoặc phá sản, không có khả năng thanh toán cho người gửi tiền thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ thay mặt Chính phủ chi trả cho người gửi tiền tối đa là 50 triệu đồng (bao gồm cả gốc và lãi), số tiền còn lại sẽ được chi trả trong quá trình thanh lý tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành du lịch; tổ chức tốt việc thực hiện Pháp lệnh Du lịch, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng Luật Du lịch, tạo môi trường pháp lý cho việc quản lý hoạt động du lịch, thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch phù hợp với tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế của cả nước. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, giải pháp để thực hiện cam kết quốc tế trong du lịch nói riêng và trong hợp tác kinh tế quốc tế nói chung, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phần trên thị trường truyền thống và khai thông, nâng dần vị thế trên thị trường mới.