MỤC LỤC
Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra để quan sát, xem xét hoạt động dạy học ĐHVB Văn học lớp 9 tại một số trường THCS thuộc nhiều địa bàn khác nhau để mô tả khái quát thực tiễn tổ chức dạy học, hướng dẫn ĐH VBVH và phát triển, năng lực ĐH VBVH của HS. Phương pháp thực nghiệm sư phạm giúp chúng tôi kiểm chứng tính hiệu quả thu nhận được sự thay đổi về nhận thức, hành vi, kết quả phát triển NLĐH VBVH của HS sau khi áp dụng những biện pháp là sử dụng các chiến thuật đọc hiểu trong ba giai đoạn: trước, trong và sau khi đọc VB.
Nhóm phương pháp này giúp chúng tôi thu thập được những thông tin về thực trạng dạy học theo định hướng phát triển năng lực đọc hiểu VBVH của HS lớp 9 (chương 2). Đồng thời, thấy được kết quả theo chiều hướng tích cực khi áp dụng những biện pháp dạy học trong chương 3 vào dạy học thực tiễn (chương 4).
Luận án đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu VBVH của HS lớp 9, cụ thể là sử dụng một số chiến thuật đọc hiểu vào trong các giai đoạn trước, trong và sau khi đọc VB để kích hoạt tri thức nền, nâng cao và phát triển năng lực đọc hiểu cho HS.
Tác giả Nguyễn Trọng Hoàn (2003) khẳng định các mức độ: đọc lướt, đọc tập trung vào điểm sáng thẩm mĩ, đọc hồi cố, đọc nhấn mạnh âm hưởng chủ đạo, đọc diễn cảm ở các giai đoạn đọc chuẩn bị và đọc trên lớp (đọc khởi động và đọc lặp đi lặp lại trong giờ học, đọc khi thực hành luyện tập củng cố) có vai trò vô cùng quan trọng trong việc khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng tích cực - một phương thức tiếp nhận văn học trong hoạt động dạy học tác phẩm văn chương nhằm mục đích rèn luyện tư duy sáng tạo cho HS [19]. Nhấn mạnh tầm quan trọng của kĩ năng đọc hiểu để giúp HS trở thành bạn đọc độc lập, tích cực khi đọc hiểu các loại VB, trong đó có VBVH, tác giả Phạm Thị Thu Hương khẳng định: “Đọc để nhập thân, tưởng tượng vừa cần nương vào các chi tiết nghệ thuật về không gian, thời gian, đặc điểm nhân vật, … như là “chất bột” của đời sống để “gột lên hồ”, vừa có độ mở để tưởng tượng, liên tưởng, đắm mình.
(2002) cho rằng để giúp HS phát triển tốt NLĐH văn bản (trong đó có VBVH) thì việc quan tâm đến “bối cảnh đọc” và khả năng “hợp tác” giữa các HS trong lớp cũng hết sức quan trọng: “GV khi dạy chiến thuật đọc hiểu có liên kết sâu sắc với bối cảnh học, như là lịch sử và khoa học, sẽ giúp phát triển khả năng hiểu VB cho HS” ; “Các GV tạo cơ hội cho HS lựa chọn, giao cho HS những nhiệm vụ học tập mang tính thử thách và tổ chức việc học theo hướng hợp tác đã làm tăng động lực đọc và khả năng hiểu VB của học sinh” [78]. Ca ngợi cá tính, đề cao tính độc đáo trong quan điểm cá nhân để phát triển NL đọc hiểu văn bản văn học của học sinh, tác giả Nguyễn Thị Quốc Minh cho rằng: “Muốn phát triển năng lực đọc hiểu trong dạy học TPVC cho HS phải xem trọng cái cá biệt, cái khác người tốt đẹp trong sự đa dạng của cộng đồng HS để thực hiện mối quan hệ hài hòa và lôgic giữa năng lực nhận thức, năng lực đánh giá và năng lực thưởng thức về thế giới nhân tính được tạo sinh với nghệ thuật, tự bật sáng long lanh trong các kiểu lời nói và giọng điệu, sáng tạo nên những vẻ đẹp và ý nghĩa mới mẻ của TPVC” [39, tr.27].
OEDC (Organization for Economic Cooperation and Development) đưa ra định nghĩa năng lực đọc hiểu văn bản là “khả năng hiểu, sử dụng, suy nghĩ về văn bản viết trên cơ sở động cơ đọc đúng đắn phù hợp với mục đích của người đọc để tích lũy kiến thức và phát triển tiềm năng bản thân tham gia vào các hoạt động xã hội” [74]. Trong đó, hai chỉ số hành vi của thành tố thứ nhất là: Nhận biết tác giả, bối cảnh sáng tác; xác định ý chính của VB; các chỉ số hành vi của thành tố thứ hai là: Luận giải ý tưởng cơ bản từ các thông tin; đối chiếu phân tích thông tin; Khái quát hóa kiểu nội dung, nghệ thuật; các chỉ số hành vi của thành tố thứ ba là: Đánh giá ý tưởng, giá trị của VB; khái quát hóa ý nghĩa lí luận, rút ra bài học kinh nghiệm; Hai chỉ số hành vi của thành tố thứ tư là: Vận dụng thông tin trong hành động thực tiễn, rút ra ý nghĩa tư tưởng, giá trị sống của cá nhân [68, tr.61].
Học sinh biết chú ý lắng nghe; biết đặt các câu hỏi khác nhau về một sự vật, sự việc; biết phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề, yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến của người khác; biết tìm kiếm và lựa chọn thông tin, hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã có; biết nhìn nhận, quan tâm tới các chứng cứ, đánh giá sự vật, hiện tượng dưới những góc nhìn khác nhau khi viết và nói; biết cân nhắc, chọn lọc từ ngữ, dẫn chứng, ý tưởng khi thuyết trình, đối thoại. - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của một số bài thơ hiện đại Việt Nam sau 1945 và nước ngoài (Đồng chí - Chính Hữu; Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận; Bếp lửa – Bằng Việt; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm; Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật; Viếng lăng Bác - Viễn Phương; Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải; Ánh trăng – Nguyễn Duy; Con cò - Chế Lan Viên; Nói với con - Y Phương; Sang Thu - Hữu Thỉnh; Mây và sóng - Ta- go): Tình cảm cao đẹp, tư tưởng nhân văn, cảm hứng đa dạng trước cuộc sống mới, nghệ thuật biểu cảm, ngôn ngữ tinh tế.
(1) Xây dựng biện pháp dựa trên các kết quả khảo sát thực tiễn dạy học của GV và hứng thú học đọc văn, NLĐH của HS tại một số địa phương thuộc địa bàn thành thị – nông thôn, đồng bằng – miền núi. (3) Biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu trong dạy học VBVH khơi gợi hứng thú, phát huy tính tích cực của HS trong giờ học nhưng cũng cần tuân theo tiến trình dạy học hợp lí phù hợp tư duy và các giai đoạn nhận thức của HS.
(3) Biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu trong dạy học VBVH khơi gợi hứng thú, phát huy tính tích cực của HS trong giờ học nhưng cũng cần tuân theo tiến trình dạy học hợp lí phù hợp tư duy và các giai đoạn nhận thức của HS. Một số biện pháp phát triển NLĐH của học sinh trong dạy học đọc hiểu văn bản văn. động theo chỉ dẫn,…); huy động tri thức và trải nghiệm nền của độc giả có liên quan đến nội dung chủ đề, văn bản đọc hiểu; bổ sung tri thức nền cần thiết để độc giả có thể thực hiện được hoạt động đọc hiểu văn bản; tạo tâm thế sẵn sàng, hứng thú bước vào hoạt động đọc; tạo ra các dự đoán ban đầu để kích hoạt bộ khung dự hướng và những trông đợi; bước đầu lựa chọn những chiến thuật phù hợp” [24; tr.104 - 105]. Chiến thuật cuộc giao tiếp văn học được sử dụng sau khi đọc trong dạy học ĐHVB Văn học không chỉ là cuộc giao tiếp giữa bạn đọc HS với bạn đọc HS, giữa bạn đọc là GV và bạn đọc HS mà còn có thể là cuộc giao tiếp giữa nhân vật văn học trong một văn bản hoặc các văn bản với nhau… Sau khi đọc, HS có những hiểu biết ban đầu về VB vừa đọc sẽ giúp các em có các cuộc giao tiếp văn học từ những yếu tố liên VB, điều này là cơ hội tốt để HS mở rộng phạm vi đọc.
Tổ chức thực nghiệm. Với phương pháp nghiên cứu điền dã, quan sát, điều tra, chúng tôi đã xác định được các địa bàn cần thực hiện đáp ứng được tiêu chí và yêu cầu của luận án đưa ra. + Bước 2: Liên hệ, gặp gỡ, trao đổi, giải thích, thuyết phục nhà trường tích cực hợp tác. Làm việc với tổ chuyên môn và GV trực tiếp giảng dạy lớp thực nghiệm và đối chứng. Trực tiếp gặp gỡ GV dạy thực nghiệm, giao tài liệu giáo án. Trao đổi về mục đích, nội dung, cách thức tiến hành dạy học thực nghiệm. + Bước 3: Dự giờ, trao đổi, lấy ý kiến của tổ bộ môn, GV và HS về cả hai tiết dạy lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. + Bước 4: Tổ chức kiểm tra, đánh giá sau khi dạy của cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Đưa ra nhận xét, đánh giá và kết luận về tính khả thi của việc vận dụng, triển khai các giải pháp đưa ra trong luận án nhằm nâng cao NLĐH văn bản VB của HS lớp 9. Cấu trúc giáo án TN gồm 3 phần:. Mục tiêu của các bài học TN được xây dựng kế thừa mục tiêu Chương trình môn Ngữ văn 2006 và bám sát Chương trình môn Ngữ văn 2018, gắn cụ thể với mục tiêu cần đạt của từng bài về phát triển phẩm chất và năng lực HS. 2) Chuẩn bị của GV và HS trước giờ học. Các hoạt động gồm: Khởi động (để tạo tâm thế hứng thú cho HS khi bắt đầu bước vào giờ học); hình thành kiến thức mới (GV tổ chức, hướng dẫn HS khám phá, chiếm lĩnh các đơn vị kiến thức mới); Luyện tập (GV hướng dẫn HS củng cố lại kiến thức); Vận dụng, mở rộng (GV hướng dẫn HS kết nối, vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tiễn cụ thể).
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, phương thức biểu đạt và mạch cảm xúc của nhà thơ, bố cục của bài thơ. Sau đó, nhóm 01 xây dựng tạp chí (thể hiện sự kiến thống nhất của nhóm mình) ; 03 nhóm còn lại sẽ đối thoại bằng việc phản hồi trên tạp chí.
Mẫu tạp chí:. SAU GIỜ HỌC. quan sát, lắng nghe các đội và đưa ra nhận xét, góp ý để hoạt động đầu giờ học sôi nổi, thú vị).
Giúp HS hiểu những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, tóm tắt được cốt truyện, bước đầu cảm nhận về cuộc sống của các nữ thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Đế quốc Mĩ cứu nước. Lúc sắp ra về, nhà văn bỗng hỏi: Từ tinh thần dũng cảm của 3 nữ thanh niên xung phong trong câu chuyện, các cháu suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần xây dựng Tổ quốc Việt Nam thêm tươi đẹp?.
Để đánh giá mức độ tích cực, hứng thú và hiểu bài của HS trong giờ học, chúng tôi sử dụng, phân tích các thông tin thu được từ việc quan sát trực tiếp giờ học kết hợp với các thông tin trả lời của HS trong phiếu chia sẻ cảm nhận và trả lời nhanh sau giờ học. Vì giới hạn của luận án, chúng tôi chỉ trình bày nội dung phiếu chia sẻ cảm nhận và trả lời nhanh, bài kiểm tra (có đáp án và thang điểm), phiếu đánh giá bài kiểm tra theo tiêu chí, dành cho HS sau giờ học TN với bài “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê như sau:. 1) Nội dung phiếu chia sẻ cảm nhận và trả lời nhanh sau giờ học đọc hiểu VB.
Vì giới hạn của luận án, chúng tôi chỉ trình bày nội dung phiếu chia sẻ cảm nhận và trả lời nhanh, bài kiểm tra (có đáp án và thang điểm), phiếu đánh giá bài kiểm tra theo tiêu chí, dành cho HS sau giờ học TN với bài “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê như sau:. 1) Nội dung phiếu chia sẻ cảm nhận và trả lời nhanh sau giờ học đọc hiểu VB. “Những ngôi sao xa xôi”. PHIẾU CHIA SẺ CẢM NHẬN VÀ TRẢ LỜI NHANH CỦA HS LỚP TN VÀ ĐC QUA GIỜ HỌC ĐỌC HIỂU. VB “NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI”. Rất hào hứng, vì vốn yêu thích cuộc đời binh nghiệp. Trước giờ học, cảm nhận chung của em như thế nào?. Rất hứng thú. Trong giờ học, em tự đánh giá mức độ tích cực của mình khi tham gia các hoạt động học tập như thế nào?. Rất tích cực. Sau giờ học, những suy nghĩ, cảm nhận của em về truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” có thay đổi nhiều hay không?. Thay đổi ít. Hầu như không thay đổi B. TRẢ LỜI NHANH. Tên của ba cô trinh sát trong truyện ngắn là:…. Trong suy nghĩ của Phương Định “những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất” là…?. Mỗi ngày các cô gái thường phá bom mấy lần?. Điều em muốn chia sẻ nhất sau khi đọc hiểu VB là: …. Phương Đinh, Thao, Nho. Phương Định là cô gái Hà Nội. “Những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”. HS ghi lại theo suy nghĩ riêng của cá nhân các em. 2) Nội dung bài kiểm tra (có đáp án và thang điểm) sau giờ học đọc hiểu VB. “Những ngôi sao xa xôi”. 3) Nội dung phiếu đánh giá mức độ đạt được của từng câu trả lời trong bài kiểm tra. CÂU MỨC ĐỘ. đạt Gần đạt Đạt Khá Tốt. Chọn sai tất cả các phương án trả lời. Không biết Chọn Biết chọn và Chọn được Chọn. chọn thông được bước đầu lí giải thông tin, được. tin mỡnh thụng tin, được lớ do bản lớ giải rừ thụng tin,. thớch song thõn yờu thớch ràng, mạch lớ giải rừ. không biết thông tin đã lạc lí do ràng,. lí giải chọn bản thân thuyết. phục, lí do bản thân. yêu thích thông tin. Liên hệ mật thiết. với bản thân Không câu Nêu được Hiểu yêu cầu câu Hiểu yêu Hiểu yêu hỏi, không suy nghĩ hỏi. Nêu được cầu, trình cầu. trình bày của cá suy nghĩ của cá bày được 3 bày đủ ý. được các ý nhân về nhân: Biết ơn thế ý cơ bản Diễn đạt đề yêu cầu; một trong hệ đi trước; nêu trong các tốt. 7 không làm hai phẩm được sự kế thừa gợi ý của. được bài; chất đặt của thế hệ trẻ đáp án, diễn đạt yếu. ra, còn hôm nay, diễn diễn đạt mắc một đạt còn có một trôi chảy. vài lỗi vài lỗi nhỏ diễn đạt. 4) Tiêu chí đánh giá bài kiểm tra theo mức độ đạt được của các câu trả lời trong bài kiểm tra đọc hiểu. Để góp phần thúc đẩy NL đọc hiểu VBVH của HS lớp 9 phát triển, đáp ứng tình hình đổi mới GD nói chung, cải thiện thực trạng được khảo sát nói riêng, luận án chỉ ra yêu cầu xây dựng các biện pháp phát triển NLĐH trong dạy học VBVH lớp 9; từ đó, đề xuất vận dụng các chiến thuật đọc hiểu vào 3 giai đoạn: trước, trong và sau khi đọc để tác động trực tiếp đến HS, giúp các em đọc hiểu tốt loại VBVH.