Đánh giá hiệu quả của môi trường đơn và đa bước ở các nồng độ oxy khác nhau đối với sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệm

MỤC LỤC

Tính cấp thiết của nghiên cứu

Thực chất, để đạt được một chu kỳ thành công trong kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó môi trường nuôi phôi và nồng độ oxy là 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của phôi và đang gây nhiều tranh luận [9, 14, 35, 49, 87, 88]. Một số nghiên cứu này sử dụng số lượng mẫu không quá lớn (dưới 1000 mẫu), các nghiên cứu không sử dụng cùng một loại điều kiện để so sánh, không sử dụng cùng hệ thống nuôi và ở các quốc gia khác nhau, vì vậy các kết quả nghiên cứu đạt được chỉ mang tính chất tham khảo.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần định hướng lựa chọn điều kiện nuôi phôi tối ưu cho từng giai đoạn phát triển của phôi, nhằm cải thiện tỷ lệ thành công trong một chu kỳ IVF. Ngoài ra, dựa vào kết quả phân tích đặc điểm của chất thải phát sinh trong IVF, các TTHTSS có thể đề xuất thay đổi phương pháp thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải hiện đang được áp dụng, phù hợp với Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế do Bộ Y tế mới ban hành (Thông tư số 20/2021/TT-BYT) và hạn chế tối đa kinh phí phải trả cho các hoạt động này.

Những đóng góp mới của luận án

Đồng thời, luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo có giá trị cho các TTHTSS, các công ty sản xuất môi trường nuôi phôi và hệ thống tủ nuôi phôi.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu 1. Tính cỡ mẫu cho nghiên cứu

Các số liệu trong bệnh án nghiên cứu và sổ tay nghiên cứu của 341 bệnh nhân IVF được tổng hợp từ bệnh án gốc; sổ theo dừi kết quả thụ tinh trong ống nghiệm của TTHTSS- Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông (tổng có 3509 phôi ngày 1, 2935 phôi ngày 3, 2080 phôi nang và 1162 phôi nang được sinh thiết sàng lọc nhiễm sắc thể trước khi chuyển phôi vào người mẹ). Để hạn chế một số sai số hệ thống có thể xuất hiện trong quá trình nghiên cứu, Trung tâm có sử dụng một số biện pháp sau:. - Sử dụng mẫu bệnh án thống nhất của TTHTSS- Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông. Đây là mẫu bệnh án đã được tham khảo từ nhiều TTHTSS trên toàn quốc và được thống nhất với Vụ Sức khỏe Sinh sản- Bộ Y tế và đang được sử dụng nhiều năm nay tại TTHTSS- Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông. - Việc ghi chộp và nhập số liệu từ bệnh ỏn, sổ theo dừi kết quả điều trị của trung tâm hay các nguồn xét nghiệm tin cậy khi nhập vào bệnh án nghiên cứu và sổ nghiên cứu đều được thực hiện kiểm tra 2 lần để tránh nguy cơ sai sót. - Người thu thập thông tin, người làm bệnh án, người nhập số liệu, phân tích và xử lý số liệu, người thực hiện các kỹ thuật đều là các cán bộ của TTHTSS- Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu, khám, tư vấn và điều trị vô sinh. b) Phân tích và xử lý số liệu. Tất cả số liệu thu được từ kết quả nuôi phôi của các bệnh nhân, sau khi số hóa được phân tích, thống kê, xử lý số liệu bằng phần mềm chuyên dụng Matlab R2021a, được phát triển bởi Mathworks (bao gồm các dữ liệu về mã bệnh nhân, số lượng noãn, số lượng phôi, chất lượng phôi, được ghi trong nhật ký labo thụ tinh. ống nghiệm của trung tâm). Đây là phần mềm đa chức năng được sử dụng rộng rãi trong việc xử lý số liệu khối ngành kỹ thuật, Y học. Để khách quan khi sử dụng phần mềm này trong việc đánh giá kết quả nuôi phôi giữa các nhóm nghiên cứu, kết quả được đánh giá và thẩm định nhiều lần bởi các chuyên gia chuyên ngành xử lý số liệu y sinh, đang làm việc tại Bệnh viện Quân y 103/Học viện Quân y và Học viện Kỹ thuật Quân sự. Trong phần mềm Matlab R2021a có sử dụng nhiều công cụ cho phép tự động phân tích, đánh giá từng thông số thay đổi trên đối tượng nghiên cứu. Trong luận án sử dụng thuật toán tự động để đánh giá số lượng và chất lượng phôi ngày 3, ngày 5 theo các bộ đánh giá nhằm rút ngắn thời gian xử lý số liệu cũng như tăng độ chính xác trong quá trình nghiên cứu, tránh sai số cơ học. Đối với những biến định lượng, khi so sánh giá trị trung bình giữa các nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố để đánh giá ảnh hưởng của tác nhân nghiên cứu lên đối tượng nghiên cứu [8]. Kiểm định được sử dụng là kiểm định 𝑝. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố nồng độ oxy và môi trường nuôi phôi, trong nghiên cứu này, sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố đối với cả 4 nhóm và với từng cặp nhóm nghiên cứu trên một số thông số trong suốt quá trình phát triển của phôi thai từ giai đoạn thụ tinh đến giai đoạn phôi nang ngày 5. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu. Tất cả các số liệu và thông tin nghiên cứu trong luận án này đều tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt sau:. - Trong luận án này, tất cả các dữ liệu nghiên cứu được lấy từ bệnh nhân với sự đồng ý về tự nguyện tham gia nghiên cứu của đối tượng nghiên cứu và sự cho phép sử dụng dữ liệu của TTHTSS - Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông. +) Mô tả việc chăm sóc và bảo vệ bệnh nhân tham gia nghiên cứu:.  Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được mời giới thiệu về nghiên cứu và thỏa thuận tham gia nghiên cứu. Trước khi bệnh nhân quyết định có tham gia nghiên cứu hay không, nghiên cứu viên sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về nghiên cứu. Việc bệnh nhân tham gia nghiên cứu hoàn toàn mang tính tự nguyện.  Bệnh nhân có thể bỏ qua những câu hỏi không muốn trả lời. Quyết định tham gia nghiên cứu của bệnh nhân sẽ không ảnh hưởng tới những dịch vụ và lợi ích mà bệnh nhân nhận được.  Bất kỳ khi nào có thắc mắc, hoặc cần tư vấn thêm, bệnh nhân có thể trao đổi trực tiếp với Bác sĩ điều trị hoặc nghiên cứu viên. +) Mô tả phương thức bảo vệ bí mật cho những người tham gia nghiên cứu, bảo vệ bí mật của số liệu tài liệu nghiên cứu. Quy định những người biết được mã số cá nhân của bệnh nhân tham gia nghiên cứu, những người có quyền xem xét và công bố kết quả nghiên cứu.  Mọi thông tin bệnh nhân tham gia nghiên cứu cung cấp sẽ được giữ bảo mật hoàn toàn. Nghiên cứu sẽ không tiết lộ bất kỳ thông tin gì liên quan đến bệnh nhân.  Mọi kết quả khảo sát trên giấy sẽ được nhập vào hệ thống lưu trữ dữ liệu điện tử an toàn. Tất cả các câu trả lời của bệnh nhân sẽ được bảo mật. Hệ thống này được bảo vệ bằng mật khẩu.  Chỉ người nghiên cứu và những người chịu trách nhiệm giám sát nghiên cứu mới có quyền truy cập và xem xét dữ liệu thu thập này.  Chỉ người trong nhóm nghiên cứu mới được sử dụng dữ liệu này để công bố kết quả nghiên cứu. +) Đảm bảo tính tự nguyện tham gia vào nghiên cứu của bệnh nhân. +) Nghiên cứu có sự chấp nhận của Lãnh đạo Bệnh viện và Hội đồng Y Đức của Bệnh viện.

Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Đánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, môi trường đa bước và nồng độ oxy khác nhau tới các giai đoạn phát triển của phôi trong thụ tinh ống

Với cách tách bệnh nhân thành bốn nhóm từ lúc chọc hút noãn và thụ tinh, noãn và phôi của bệnh nhân trong mỗi nhóm sẽ được nuôi liên tục trong một nồng độ oxy nhất định (hoặc nuôi trong nồng độ oxy 5% hoặc nuôi trong nồng độ oxy 20%) và trong một loại môi trường nuôi dưỡng nhất định (hoặc môi trường đơn bước, hoặc môi trường đa bước). Khi so sánh kết quả nuôi phôi trong cùng môi trường đa bước: tổng số lượng phôi ngày 5/bệnh nhân, số lượng phôi loại tốt/bệnh nhân và số lượng loại trung bình/bệnh nhân của 2 nhóm nghiên cứu không có sự khác biệt (𝑝 > 0,05), tuy nhiên, kết quả phôi loại xấu/bệnh nhân của hai nhóm có ý nghĩa thống kê (𝑝 <.

Hình 3.1. Hình ảnh
Hình 3.1. Hình ảnh

Ảnh hưởng của môi trường đơn và đa bước với các nồng độ oxy khác nhau đến sự phát sinh chất thải trong IVF

- Các chất hữu cơ khi tương tác với Clo sẽ tạo ra chất gây ung thư, khi tương tác với oxy sẽ tạo ra chất độc là Nitrit, chất này khi vào cơ thể người sẽ gây ra hiện tượng thiếu oxy trong máu (methemoglobin), đặc biệt là trẻ em khi nhiễm các chất độc này thường xanh xao và dễ bị đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi, Nitrit khi kết hợp với các axit amin trong cơ thể còn tạo thành chất nitrosamine gây ung thư, hàm lượng nitrosamin cao khiến cơ thể không kịp đào thải, tích lũy lâu ngày trong gan gây ra hiện tượng nhiễm độc, ung thư gan. Bằng phương pháp thực nghiệm lâm sàng trên trứng và phôi người, từ nuôi trong ống nghiệm, người ta đã đưa ra 3 phương pháp giảm tối thiểu sự gây hại của oxy lên phôi người đó là: (i) giảm thời gian nuôi để giảm ảnh hưởng gây hại của oxy tạo ra bởi sự chuyển hoá của tinh trùng; (ii) thay đổi công thức môi trường nuôi bao gồm các thành phần chống lại sự gây hại của oxy; và (iii) giảm oxy có mặt trong nguồn khí trong quá trình nuôi và phát triển của phôi.

Bảng 3.16. Thành phần của mẫu thải ra sau nuôi phôi ngày 3 khi sử dụng môi
Bảng 3.16. Thành phần của mẫu thải ra sau nuôi phôi ngày 3 khi sử dụng môi

Tính chất các chất thải phát sinh từ hoạt động IVF và đề xuất phương án xử lý

Chất thải lây nhiễm được khái quát là loại chất thải có chứa máu, nước tiểu, phân, dịch tiết của người bệnh như gòn, gạc, găng tay y tế, khẩu trang,… Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm hóa chất và dụng cụ đựng hóa chất độc hại như dược phẩm có khả năng gây độc tế bào, thủy ngân, chất hàn răng almangan, và các chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại [3]. Tuy nhiên theo hướng dẫn mới về phân loại chất thải y tế của Bộ Y tế, dựa vào kết quả phân tích chất thải môi trường sau sử dụng, các thành phần trong mẫu ngày 3 và ngày 5 không có thành phần nào thuộc nhóm gây độc tế bào, cũng như thuộc chất thải nguy hại theo QCVN 07: 2009/BTNMT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại, do vậy môi trường nuôi và dụng cụ/thiết bị đựng môi trường nuôi phôi người được phân loại khác so với các năm trước đây.

Bảng 3.255: Sự khác nhau giữa hướng dẫn phân loại chất thải y tế theo thông
Bảng 3.255: Sự khác nhau giữa hướng dẫn phân loại chất thải y tế theo thông