Đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu ván ép gỗ sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty cổ phần Quốc tế Fomex

MỤC LỤC

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 1. Mục tiêu chung

Thứ nhất, dựa trên lý thuyết đã được học trên giảng đường Đại học Thương Mại, tiến hành phân tích những lý luận cơ bản về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng ván ép gỗ của doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời phân tích đặc điểm thị trường Hoa Kỳ và đưa ra những nhân tố tác động đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty sang thị trường này, từ đó có thể đánh giá những thành tựu đã đạt được và chỉ ra những tồn tại của công ty, cũng như nguyên nhân của những tồn tại đó.

Phương pháp nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Tập trung nghiên cứu vào giai đoạn 2021- 2023 và đưa ra những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng ván ép gỗ vào thị trường Hoa Kỳ cho giai đoạn mới của Công ty Cổ phần Quốc tế Fomex.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG VÁN ÉP GỖ CỦA DOANH NGHIỆP

Cơ sở lý luận về xuất khẩu 1. Khái niệm về xuất khẩu

Ưu điểm: Không những giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí về nghiên cứu phát triển thị trường, thâm nhập thị trường, chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hóa, thời gian mà còn được hưởng nhiều ưu đãi về thuế quan bởi đặc điểm của loại hình này là hàng hóa khi xuất khẩu không cần vượt biên giới của quốc gia mà vẫn tới được tay người tiêu dùng trên toàn thế giới. Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh… Khi doanh nghiệp xuất khẩu có một nguồn tài chính vững vàng thì sẽ có khả năng thúc đẩy xuất khẩu hàng với quy mô lớn, mở rộng thị trường, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu,.

Cơ sở lý luận về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Doanh nghiệp xuất khẩu cần tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, giảm thiểu chi phí lưu kho, lưu bãi, thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, giảm các chi phí khai thác hạ tầng vận tải, chi phí logistics trong các hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa trong nước, chú trọng công tác đảm bảo tiến độ lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cảng biển, cửa khẩu biên giới. Do đó, muốn phát triển hệ thống phân phối, doanh nghiệp cần phải xử lý tốt vấn đề chọn nguồn hàng mua và ký hợp đồng mua sản phẩm, chọn phương tiện vận tải và hợp đồng vận chuyển, bố trí hệ thống kho bãi phục vụ dự trữ bảo quản hàng hóa và chuyển tải trong vận chuyển, đặc biệt phải xử lý hệ thống thông tin hậu cần quốc tế (Logistics Information System). Tuy nhiên thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phải xuất phát từ chính doanh nghiệp trước tiên: có những kế hoạch sản xuất hợp lý để quản lý chi phí nguyên liệu đầu vào, các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, quản lý hàng tồn kho; đầu tư các thiết bị tiên tiết, tiết kiệm năng lượng sản xuất như dầu máy, điện, nguồn nước,.

Phân định nội dung nghiên cứu

Với sự nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, doanh nghiệp cần sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, duy trì một nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh.

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG VÁN ÉP GỖ SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG

Giới thiệu chung về công ty

Với lợi thế tận dụng khả năng sản xuất từ các công ty thành viên của Fomex Group, Fomex Global là một đơn vị chuyên xuất gỗ ván ép các loại: ván ép phủ phim, ván ép chà dán, ván ép bao bì,… Fomex Global đã khẳng định được sự uy tín của mình trên thị trường qua việc có khách hàng ở hơn 30 quốc gia trên giới như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Ba Lan, Khu vực Trung Đông,…. Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính của Fomex Global Từ bảng thống kế số liệu kim ngạch xuất khẩu của Công ty Cổ phần Quốc tế Fomex, có thể thấy tình hình xuất khẩu của công ty tăng đều qua các năm, cụ thể: năm 2022 kim ngạch XK tăng 55,2% (tương đương 5,8 tỷ VNĐ) được xem là một con số ấn tượng với năm 2022, đánh dấu sự đặt chân thành công vào những thị trường lớn và giữ vững vị thế tại những thị trường tiềm năng. Ngoài các thị trường chính kể trên, công ty còn mở rộng tập khách hàng của mình sang các khu vực khác có thể kể đến: Mỹ, Nhật Bản, UAE, EU,…Tổng giá trị cũng như tỷ trọng xuất khẩu của công ty sang các nước này đều tăng qua các năm, đây được coi là một yếu tố đáng khích lệ, có thể coi đây là bước mở đầu tìm kiếm cũng như xâm nhập một loạt các thị trường mới thành công.

Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Quốc tế Fomex
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Quốc tế Fomex

Thực trạng các giải pháp đã thực hiện để thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng ván ép sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty Cổ phần Quốc tế Fomex

- Năm 2021: Hoa Kỳ cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh và việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ đánh tiền phạt và thuế quan đối với các nước như Trung Quốc và Canada ảnh hưởng đến ngành xây dựng, quốc gia này đã phải tích cực nhập khẩu ván ép từ hơn 50 quốc gia khác để đáp ứng nhu cầu ván ép trong nước. Điều đó được thể hiện trên các phương diện: Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, bình đẳng trong đối xử với người lao động; Không sử dụng lao động trẻ em; Tuân thủ Pháp Luật; Đảm bảo chất lượng sản phẩm; Làm hài lòng khách hàng; Thực hiện tốt vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Tham gia tài trợ xã hội. Công ty luôn nỗ lực trong việc tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, gắn kết cùng những chế độ đãi ngộ xứng đáng, đồng thời sự cống hiến của nhân viên cũng là động lực giúp Công ty tiếp tục theo đuổi chiến lược phát triển đề cao yếu tố con người và trở thành tổ chức học tập, phát triển của mỗi cá nhân.

Nhận thấy Hoa Kỳ là một quốc gia tiềm năng cho việc xuất khẩu sản phẩm ván ép gỗ nên ngay từ khi định hướng phát triển tại thị trường này, công ty đã và đang tập trung đầu tư tài chính, nhân sự và thời gian để nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ nhằm xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thêm nhiều bạn hàng và đối tác. Phòng kinh doanh quốc tế luôn nỗ lực hoàn thiện bộ thư chào hàng; liên tục gửi thư chào hàng; gửi mẫu; phân tích thị trường và giá chào để có những đề xuất về giá, chương trình khuyến mãi,..Phòng này cũng chuyên về thu thập và xử lý thông tin, đây là đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, có trình độ chuyên môn và giỏi ngoại ngữ, biết sử dụng kết hợp các biện pháp nghiên cứu thị trường để nắm bắt được nhu cầu đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ.

Hình 3.2. Quy mô thị trường ván ép của Hoa Kỳ, 2021 – 2032
Hình 3.2. Quy mô thị trường ván ép của Hoa Kỳ, 2021 – 2032

Đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng ván ép sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty Cổ phần Quốc tế Fomex

Do năng lực sản xuất còn hạn chế nên công ty đã bỏ lỡ nhiều đơn đặt hàng: một số đơn hàng ván ép phủ phim lớn đến dồn dập vào cuối năm 2022, nhưng do mặt hàng này công ty chưa sản xuất được, trong khi công ty chỉ có 1-2 nhà cung cấp ván ép phủ phim chính và giá cả nguyên liệu thời điểm đó khan hiếm tăng cao, công ty chỉ có thể đáp ứng được 70% đơn hàng và những đơn hàng khác đành phải từ chối nhận. Đầu năm 2020, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) nhận được thông tin về việc Liên minh thương mại công bằng gỗ dán cứng (nguyên đơn) gửi yêu cầu đề nghị Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) điều tra áp dụng chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm ván ép gỗ cứng xuất khẩu từ Việt Nam. Vốn là điều kiện tiên quyết để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào công nghệ, đa dạng hóa mặt hàng, đầu tư cho nghiên cứu mở rộng thị trường, xúc tiến và quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm… Nhưng với nguồn vốn đang có của công ty, không đủ để đáp ứng hết các yêu cầu trên.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG VÁN ÉP

Định hướng xuất khẩu mặt hàng ván ép sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty Cổ phần Quốc tế Fomex trong thời gian tới

- Xây dựng một chiến lược kinh doanh đồng bộ từ khâu cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tối đa các chi phí không cần thiết, giảm giá thành sản phẩm… để nâng cao tính cạnh tranh của cả sản phẩm và doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. - Triển khai đi vào hoạt động nhà máy sản xuất ván ép phủ phim mới tại Nghệ An và xây dựng quy trình sản xuất, tập trung chuyên môn hóa, tối ưu hóa chi phí nguyên liệu đầu vào và chi phí vận hành. - Đóng góp xây dựng ngành gỗ Việt Nam thành một ngành kinh tế quan trọng, sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước.