Thực trạng nguồn nước uống, sinh hoạt và yếu tố liên quan tại xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011

MỤC LỤC

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúư 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu 1. Cỡ mẫu

    Mau nước được tiến hành lấy mẫu là nước giếng khoan, theo thống kê của Trạm y tế xã Đạo Đức - huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc thì số giếng khoan chiếm tới 92,1%[7]. * Bước 1: Lập danh sách tất cả các hộ gia đình trong xã xếp thứ tự theo khu hành chính, nhà liền nhà, cổng liền cổng (số thứ tự do giám sát viên quy ước và thống nhất với nhóm nghiên cứu). Các mẫu nước thu thập dựa trên kết quả điều tra KAP và các mẫu nước được lấy xét nghiệm sẽ nằm trong 310 mẫu điều tra KAP.,Do hạn chế về số lượng mẫu, đồng thời để phản ánh được tính đại diện, chúng tôi tiến hành lấy mẫu nước giếng khoan tại 5 địa điểm của xã.

    Theo kết quả điều tra nguồn nước các hộ gia đình nhận thấy được tỷ lệ nguồn nước giếng khoan họp vệ sinh so với không họp vệ sinh là 45,5% và 54,5%. Tức là số mẫu nước giếng khoan tại HGĐ có nguồn nước chính hợp vệ sinh là 15 mẫu và số mẫu nước tại các HGĐ có nguồn nước chính không hợp vệ sinh là 15 mẫu. Các thôn được lựa chọn được đánh dấu sao trêp bản đồ: như vậy 5 thôn được chọn sẽ là: Bảo Đức, Mộ Đạo, Kiền Sơn, Nhân Vực, Hưởng Lộc.

    Phương pháp thu thập và phân tích số liệu 1. Phương pháp thu thập số liệu

      Như vậy tại mỗi địa điểm lấy mẫu chúng tôi lấy 03 mẫu có nguồn nước hợp vệ sinh và 03 mẫu có nguồn nước không hợp vệ sinh. Phần mô tả: thể hiện tần suất của các biến chỉ số trong nghiên cứu và giá trị trung bình của các biến liên tục. Phần phân tích đơn biến: Sử dụng các thuật toán thống kê: test %2 để phân tích mối liên quan, tính tỷ số chênh OR để xác định độ mạnh của sự kết hợp.

      Các chỉ tiêu phân tích

      Các mẫu nước được lấy và làm xét nghiệm theo quy định của Bộ Y tế. Tiên hành xét nghiệm các chỉ tiêu hóa học, vi sinh vật tại Labo xét nghiệm - Trung Tâm Y tế Dự phòng tỉnh Vĩnh Phúc.

      Các biến số nghiên cứu

      Mức độ sâu thực tế của giếng khơi và giếng khoan của các hộ gia đình nghiên cứu.

      Kiến thức, thái độ, thực hành về sử dụng nước sinh hoạt của người dân

        Cỏc khỏi niệm về nguồn nước hợp vệ sinh được giải thớch rừ trong bộ chỉ số theo dừi và đỏnh giỏ nước sạch và vệ sinh mụi trường nụng thụn của Bộ Nụng Nghiệp và Phát triển nông thôn, ban hành kèm theo Quyết định số 51/2008/QĐ- BNN ngày 14 tháng 4 năm 2008 [28]. - Nước mạch lộ là nguồn nước ngầm xuất lộ từ khe đá và núi đất không bị ô nhiễm bởi chất thải của người hoặc động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất thải công nghiệp, làng nghề. - Nước mưa được thu hứng từ mái ngói, mái tôn, trần nhà bằng bê tông (sau khi đã xả nước bụi bẩn trước khi thu hứng) trong bể chứa, lu chứa được rửa sạch trước khi thu hứng, không dùng íĩboximang để thu hứng nước mưa đem sử dụng.

        - Ket quả thu được của nghiên cứu để đưa ra một số khuyến nghị định hướng cho các hoạt động của Chương trình Mục tiêu quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn nhằm cải thiện hành vi vệ sinh của người dân xã Đạo Đức. - Do thời gian và nguồn lực có hạn nên cỡ mẫu về xét nghiệm nước cũng như điều tra KAP còn hạn chế, do đó kết quả thu được từ nghiên cứu chỉ có giá trị tại địa điểm nghiên cứu chứ không đưa ra kết quả chung cho toàn tỉnh hay đại diện cho một vùng. - Điều tra thử bộ câu hỏi sau đó sửa lại trước khi điều tra - Sử dụng điều tra viên có kinh nghiệm điều tra ở cộng đồng - Tập huấn kỹ cho điều tra viên về cách thu thập các thông tin - Giải thớch rừ mục đớch nghiờn cứu để đối tượng tự nguyện họp tỏc.

        KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 3.1. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

        • Thực trạng nguồn nước trên địa bàn nghiên cứu

          Nhận xét: Giếng khơi không có thành chắn ngăn nước bề mặt chảy vào giếng chiếm tỷ lệ cao (80%), các nguy cơ về nguồn ô nhiễm tới giếng, rãnh nước bị hỏng hay bán kính sân giếng dưới 1 mét dao động hơn 20% và thấp nhất là tỷ lệ vách thân giếng bị nứt vỡ (6,7%). Nhận xét: Giếng khơi và giếng khoan đều có đặc điểm chung về nguy cơ ô nhiễm, cao nhất là nguy cơ ô nhiễm thấp, tiếp theo là nguy cơ ô nhiễm trung bình, ô nhiễm cao và thấp nhất là nguy cơ ô nhiễm rất cao. Có 23,3% mẫu nước bị nhiễm Coliform tổng số vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nhưng có thể thấy tỷ lệ này đặc biệt cao ở nguồn nước được đánh giá là không HVS (40%), không có mẫu nào chỉ tiêu E.coli vượt quá tiêu chuẩn cho phép trong các mẫu nước được đánh giá là HVS, nhưng vẫn có 13,3% mẫu nước không đạt tiêu chuẩn cho phép trong các mẫu nước được đánh giá là không HVS, chỉ số trung bình 3,8 ± 8,03 VK/100ml nước có nghĩa nguồn nước có bị nhiễm E.coli.

          Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê về khoảng cách của giếng khoan đối với các nguồn ô nhiễm như nhà tiêu và các nguồn ô nhiễm khác với sự nhiễm Coliform trong nước giếng khoan ở xã Đạo Đức. Nhận xét: Giữa hiểu biết của người dân về biết một bệnh trở và không biết bệnh nào các bệnh do nước ăn uống không sạch gây ra với trực trạng sử dụng nguồn nước có mối liên quan và có ý nghĩa thống kê (OR= 2,416; P<0,01). Nhận xét: Giữa hiểu biết của người dân về biết một bệnh trở lên và không biết bệnh nào các bệnh do nước tắm rửa không sạch gây ra với trực trạng sử dụng nguồn nước có mối liên quan và có ý nghĩa thống kê (OR= 1,837; P<0,05).

          Bảng 3.2: Đặc điểm độ sâu của giếng khơi, giếng khoan của các HGĐ
          Bảng 3.2: Đặc điểm độ sâu của giếng khơi, giếng khoan của các HGĐ

          BÀN LUẬN

            Ngược lại tại nghiờn cứu Hạc Văn Vinh tại huyện Vừ Nhai, tỉnh Thỏi Nguyờn cho thấy người dân không sử dụng giếng khoan mà chỉ sử dụng giếng khơi (44,65%), nước tự chảy 45,94% và sông suối là 8,49% [33], Theo các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, tùy vùng miền mà người dân sử dụng các nguồn nước cho mục đích ăn uống và tắm rửa là khác nhau, có thể do địa chất, do kinh tế hoặc do đặc thù từng vùng và do chất lượng của từng loại nguồn nước. Đánh giá nguy cơ ô nhiễm nước giếng khoan thì nguy cơ không có rào chắn ngăn gia súc chiếm 75,3%, tiếp theo là khoảng cách từ giếng khoan đến nhà tiêu dưới 10 mét (29,5%), có thể thấy được thói quen của người dân nông thôn Việt Nam khi xây dựng nguồn cung cấp nước, mặc dù với đặc thù là nghề nông đa số nuôi gia cầm và gia súc nhưng về cơ bản người dân không xây dựng rào chắn ngăn gia súc với giếng, tỷ lệ này cũng được phản ánh qua nghiên cứu của Nguyễn Huy Nga về chất lượng nước sinh hoạt nông thôn Việt Nam là 63% chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nguy cơ về giếng khoan, tương ứng khoảng cách từ giếng khoan đến nhà tiêu dưới 10 mét là 52,4% cao hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi. Qua đánh giá chất lượng nguồn nước thông qua các chỉ số xét nghiệm tại Bảng 3.8 cho thấy nguồn nước giếng khoan tại xã Đạp Đức - huyện Bình Xuyên có hàm lượng sắt không đạt tiêu chuẩn cho phép khá cao (53,3%), tỷ lệ mẫu nước không đạt tiêu chuẩn cho phép về Coliform tổng số chiếm 23,3%, với kết quả trung.

            Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Trần Thị Phúc Hằng khi tỷ lệ tự đánh giả nguồn nước đang dùng của gia đinh HVS là 58,4% [27], Sự khác biệt về thái độ của người dân đánh giá về nguồn nước của gia đình mình giữa các nghiên cứu là khá lớn, đặc biệt trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ người dân tin tưởng vào nguồn nừớc của gia đình mình HVS là rất thấp, câu hỏi đặt ra vì sao người dân có thái độ như vậy cần phải xem xét một cách khách quan và toàn diện hơn. Nhưng đối với những nguồn nước người dân cho răng đảm bảo HVS họ sẽ dùng trực tiếp thay vì xử lý nước trước khi sử dụng, về thực hành uống nước đun sôi khi ở nhà cũng như đi làm đồng thì hầu hết các nghiên cứu có kết quả có sự chênh lệch không đáng kể, trong nghiên cứu này chúng tôi thấy có 97,9% người dân thực hiện uống nước đun sôi khi ở nhà và đi làm đồng , theo Trần Minh Hiếu là 97,1% và Tô Công là 100%. Khi tìm hiểu mối liên quan giữa sự hiểu biết của người dân về các bệnh do nước ăn uống không sạch gây ra với tình trạng nguồn nước sử dụng chúng tôi nhận thấy giữa hiểu biết của người dân về biết một bệnh trở lên và không biết bệnh nào các bệnh do nước ăn uống không sạch gây ra với trực trạng sử dụng nguồn nước có mối liên quan và có ý nghĩa thống kê (OR= 2,416; P<0,01).