Đề xuất giải pháp sử dụng phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

MỤC LỤC

Tiểu kết chương 1

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI

  • Khái quát điều tra thực trạng 1. Mục đích khảo sát

    Phiếu hỏi gồm 7 câu hỏi dành cho GVMN và CBQL nhằm tìm hiểu nhận thức của GVMN và CBQL về: hiểu biết của họ về tầm quan trọng của KNS đối với trẻ, về GDKNS trong chương trình giáo dục MN, về các PP GDKNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường MN; các PP GVMN sử dụng để GDKNS cho trẻ; mức độ sử dụng thường. PP nghiên cứu hồ sơ: Chúng tôi thu thập kế hoạch giáo dục, giáo án của GVMN tại 12 lớp MG 5 – 6 tuổi nhằm tìm hiểu, đánh giá kĩ năng lập kế hoạch và kiểm tra độ chính xác về cách thức và các PP GVMN sử dụng để GDKNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại thời điểm quan sát. PP phỏng vấn: Hệ thống câu hỏi phỏng vấn có 7 câu được sử dụng cho 04 CBQL và 04 GVMN nhằm tỡm hiểu rừ về thực trạng GVMN sử dụng cỏc PP GDKNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.

    PP thống kê số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 16 để xử lý thống kê kết quả khảo sát với ba thông số cơ bản là tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn cho các nội dung trong phiếu khảo sát. Trong các PP nêu trên thì PP nghiên cứu hồ sơ và PP quan sát là hai PP nghiên cứu chính, PP phỏng vấn và PP điều tra bằng phiếu khảo sát của GV được xem là hai PP bổ trợ vì có những thông tin nếu chỉ sử dụng PP điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến thì chưa có độ tin cậy cao.

    Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn của giáo viên mầm non
    Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn của giáo viên mầm non

    Trung cấp Cao đẳng

    Tiến trình khảo sát

    Bước 1: Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài, tiến hành khảo sát sơ bộ bằng cách phát phiếu mở cho một số CBQL và GVMN đang dạy lớp MG 5 – 6 tuổi những nội dung có liên quan đến các PP GDKNS của GVMN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. Từ đó thu thập những thông tin cần thiết làm định hướng cho việc xây dựng bảng hỏi chính thức của đề tài. Bước 3: Phát bảng hỏi để điều tra cho GV trược tiếp giảng dạy và cả CBQL để tìm hiểu thực trạng việc GD KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi.

    Bước 4: Tham gia dự giờ một số hoạt động tại 2 lớp Lá trường MG Phú Khánh để quan sát các PP GV sử dụng nhằm GD KNS cho trẻ và biểu hiện KNS của trẻ trong các hoạt động. Bước 6: Phân tích kế hoạch chủ đề và giáo án của GVMN để tìm hiểu thêm về các PP GVMN sử dụng để GD KNS cho trẻ.

    Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non

      Để làm sáng tỏ nhận thức của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý về nội dung giáo dục kĩ năng sống trẻ và để khảo sát được những KNS trẻ đạt được, chúng tôi tiến hành quan sát các hoạt động trong ngày của 90 trẻ ở 3 lớp Lá trường MG Phú Khánh, trường MG Tân Phong, MG Đại Diền. Tuy nhiên, đa phần trẻ lại gặp khó khăn trong khi trao đổi ý kiến với bạn về một vấn đề gì đó hoặc tìm cách giải quyết một mâu thuẫn, trẻ chưa biết khi giao tiếp phải quan sát bằng ánh mắt với người đối diện, trẻ ít biết cách thể hiện cảm xúc của mình trên nét mặt hoặc ngôn ngữ cơ thể. Khi được hỏi về việc thực hiện các quy tắc giao thông, đa số trẻ đều trả lời được tốt, chẳng hạn như: đi bộ trên vỉa hè, đi bên phải, đi theo tín hiệu giao thông… Khi người nghiên cứu tiến hành khảo sát ngay chủ đề giao thông và nhận thấy rằng những quy tắc này được các GV lồng ghép thường xuyên vào các hoạt động nên trẻ đã nắm vững.

      Một điều rất quan trọng mà qua quan sát thực tế người nghiên cứu thấy được rằng hầu như các cô chỉ quan tâm tới sản phẩm, công trình tạo ra mà ít chú trọng đến quá trình làm việc cũng như sự tích cực hoạt động của bé mà vấn đề GDKNS cho trẻ lại được thể hiện rừ nột trong quỏ trỡnh trẻ hoạt động. KNS của trẻ trong các hoạt động chưa được phát huy cũng như việc sử dụng các PP GDKNS cho trẻ chưa hiệu quả do những nguyên nhân chủ yếu sau: GV chưa biết vận dụng linh hoạt và phối hợp các PP; chưa nắm vững các PP giáo dục; giáo dục còn mang tính áp đặt trẻ quá nhiều; sự can thiệp quá sâu và không đúng lúc của GV; sự ngăn cấm thái quá của GV vì sợ trẻ không tạo được sản phẩm, sợ trẻ sai, sợ nguy hiểm, sợ phải tốn công sức dọn dẹp..; GV không chú trọng đầu tư vào việc lựa chọn các PP giáo dục phù hợp. Để dễ dàng hơn cho việc theo dừi thống kờ số liệu về mức độ sử dụng thường xuyên các PP GDKNS cho trẻ MG 5- 6 tuổi ở Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre hiện nay, trong câu hỏi này người nghiên cứu chỉ tập trung hỏi những GV trục tiếp giảng dạy không hỏi cán bộ quản lý.

      Tuy nhiên theo quan sát thực tế người nghiên cứu thấy rằng nếu chỉ sử dụng PP dùng lời để GD KNS cho trẻ hoàn toàn không mang lại hiệu quả cao bởi trẻ MN thì những lời dạy giáo điều, triết lý suông sẽ không đọng lại trong trí nhớ của trẻ lâu mà nó sẽ bị xóa bỏ khỏi bộ não một cách nhanh chóng.

      Bảng 2.4. Nhận thức của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý về kĩ năng sống
      Bảng 2.4. Nhận thức của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý về kĩ năng sống

      Đề xuất một số giải pháp sử dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non

        CBQL cần được rèn kỹ năng đánh giá việc sử dụng các PP GDKNS cho trẻ của GVMN, xem giáo viên đã lựa chọn các PP phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục chưa, phù hợp với đặc điểm của trẻ, phù hợp với điều kiện sống, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của lớp chưa?. Do đó để quá trình GDKNS cho trẻ diễn ra thuận lợi và liên tục thì GVMN cần phải biết phối hợp với phụ huynh, thường xuyên trao đổi với phụ huynh thống nhất về nội dung GD KNS và các PP GDKNS cho trẻ giúp cho việc sử dụng các PP GDKNS cho trẻ của GVMN đạt hiệu quả cao hơn. Hàng ngày trong giờ đón, trả trẻ, GV và phụ huynh trao đổi thông tin về KNS của trẻ để kịp thời nắm bắt sự phát triển của trẻ và đồng thời cũng nắm được những nội dung và PP giáo dục ở trường để phụ huynh củng cố và phát triển thêm ở nhà cho trẻ.

        Mỗi giải pháp nêu ra có ý nghĩa, vị trí, vai trò và chức năng khác nhau nhưng trên quan điểm của lý thuyết hệ thống, các giải pháp có quan hệ biện chứng, tạo thành một chỉnh thể, tác động, hỗ trợ lẫn nhau, kết quả của giải pháp này là động lực và kết quả của giải pháp kia. Tiếp theo là cần Phối hợp với phụ huynh về việc giáo dục KNS, thống nhất PPGDKNS cho trẻ bởi vì đây là hai môi trường giáo dục quan trọng nhất đối với trẻ MG 5 – 6 tuổi, nhà trường và gia đình cần có sự phối hợp và thống nhất với nhau về những nội dung GDKNS cho trẻ và thường xuyên chia sẽ với nhau về những thay đổi cũng như những bất thường của trẻ trong việc lĩnh hội những KNS để có các biện pháp can thiệp kịp thời.

        Khảo nghiệm một số giải pháp sử dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non

          Mỗi giải pháp có một chức năng khác nhau, tuy nhiên, khi thực hiện không thể tách rời các nhóm giải pháp đó mà tùy vào điều kiện thực tiễn từng giai đoạn phát triển của đơn vị, của trẻ để sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả các nhóm giải pháp. Nhằm xem xét mức độ hiệu quả của 3 giải pháp đề xuất ở trên, chúng tôi tiến hành lập phiếu khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của từng giải pháp để thu thập ý kiến từ 55 GVMN và 19 CBQL trên địa bàn nghiên cứu. Giải pháp này được GVMN đánh giá cao nhất về mức độ cần thiết bởi qua thăm dò ý kiến và quan sát thực tế người nghiên cứu thấy rằng hầu như các GVMN ở đây đều có nhận thức chưa đầy đủ và còn mơ hồ về các nội dung cũng như các PP GDKNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.

          Và cuối cùng là giải pháp “GV thường xuyên kiểm tra, đánh giá và luyện tập trẻ thực hành KNS” .Tuy là giải pháp được đánh giá thấp nhất so với các giải pháp khác song giải pháp này có mức độ cần thiết là 66,7% là con số cũng rất cao. Gần giống như kết quả khảo sát của mức độ cần thiết, với điểm trung bình dao động từ M = 2,26 đến M = 2,9, cho thấy các giải pháp đề xuất được GVMN đánh giá từ mức độ ít khả thi đến rất khả thi để vận dụng vào việc giúp GVMN nâng cao hiệu quả sử dụng các PP GDKNS cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.

          Bảng 2.14. Tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất
          Bảng 2.14. Tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất

          Tiểu kết chương 2

          CBQL, GVMN học tập về các PP GDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi; Phối hợp với phụ huynh về việc giáo dục KNS, thống nhất PP GDKNS cho trẻ; GV thường xuyên kiểm tra, đánh giá và luyện tập trẻ thực hành KNS nhằm khuyến khích trẻ MG 5 – 6 tuổi tích cực hoạt động. Sau đó chúng tôi tiến hành khảo sát lấy ý kiến GVMN về tính khả thi và cần thiết của các giải pháp đề xuất. Kết quả thu được là: các giải pháp đề xuất được đánh giá rất cao từ ít cần thiết đến rất cần thiết và có thể vận dụng vào thực tế để dạy trẻ.