Quản lý môi trường giáo dục ở các trường THCS huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh theo định hướng trường học an toàn: Hiện trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát, đánh giá thực trạng môi trường giáo dục ở các trường THCS huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh theo định hướng trường học an toàn, từ đó đề xuất biện pháp quản lý môi trường giáo dục ở các trường THCS huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh theo định hướng trường học an toàn.

Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài

Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp với Ban Giám hiệu nhà trường, các GV và HS để thu thập thông tin định tính về thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường giáo dục an toàn ở các trường THCS huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh theo định hướng trường học an toàn. Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động quản lý môi trường giáo dục ở các trường THCS huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh theo định hướng trường học an toàn để bổ trợ kiểm chứng cho kết quả thu thập được từ điều tra khảo sát và phỏng vấn, đồng thời thu thập những minh chứng cho thực trạng.

Cấu trúc của luận văn

Các khái niệm liên quan 1. Quản lý

Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lí: "Quản lí nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biển thành những thành tựu của xã hội"; "Quản li là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (Nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (Chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất "; "Quản lí là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quy trình lao động". Trong lĩnh vực giáo dục và tâm lý học, tính an toàn là một thuộc tính của môi trường giáo dục được phản ánh trong nhiều ngữ cảnh: môi trường giáo dục phát triển, môi trường giáo dục đảm bảo thông tin an toàn (khía cạnh xã hội của tác động của môi trường giáo dục); môi trường giáo dục an toàn tâm lý (khía cạnh tâm lý của tác động của môi trường giáo dục); môi trường giáo dục an toàn sinh thái, an toàn về mặt vật lý, giúp bảo vệ sức khỏe (khía cạnh vật lý của tác động của môi trường giáo dục) (Martynova và cộng sự, 2017).

Lý luận về môi trường giáo dục ở trường THCS theo định hướng trường học an toàn

Trong lĩnh vực giáo dục và tâm lý học, tính an toàn là một thuộc tính của môi trường giáo dục được phản ánh trong nhiều ngữ cảnh: môi trường giáo dục phát triển, môi trường giáo dục đảm bảo thông tin an toàn (khía cạnh xã hội của tác động của môi trường giáo dục); môi trường giáo dục an toàn tâm lý (khía cạnh tâm lý của tác động của môi trường giáo dục); môi trường giáo dục an toàn sinh thái, an toàn về mặt vật lý, giúp bảo vệ sức khỏe (khía cạnh vật lý của tác động của môi trường giáo dục) (Martynova và cộng sự, 2017). Trường học an toàn là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho HS được phòng, chống và giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ HS của trường được sống và học tập trong một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của tất cả HS, GV, CBQL giáo dục và các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của địa phương. Lý luận về môi trường giáo dục ở trường THCS theo định hướng trường. Lứa tuổi này cón gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí đặc biệt trong quá trình phát triển của HS. Tuổi thiếu niên có vị trí và ý nghĩa đặc biệt trong quá trình phát triển của cả đời người, được thể hiện ở những điểm sau:. Trong đó có rất nhiều khả năng, nhiều phương án, nhiều con đường để mỗi HS trở thành một cá nhân. Trong thời kì này, nếu sự phát triển được định hướng đúng, được tạo thuận lơi thì HS sẽ trở thành cá nhân thành đạt, công dân tốt. Ngược lại, nếu không được định hướng đứng, bị tác động bời các yếu tố tiêu cực thì sẽ xuất hiện hàng loạt nguy cơ dẫn HS đến bên bờ của sự phát triển lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cách. Thứ hai: Thời kì mà tính tích cực xã hội của HS được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong việc thiết lập các quan hệ bình đẳng với người lớn và bạn ngang hàng, trong việc lĩnh hội các chuẩn mục và giá trị xã hội, thiết kế tương lai của mình và những kế hoạch hành động cá nhân tương ứng. Thứ ba: Trong suốt thời kì tuổi thiếu niên đểu diễn ra sự cấu tạo lại, cải tố lại, hình thành các cấu trúc mới về thể chất, sinh lí, về hoạt động, tương tác xã hội và tâm lí, nhân cách, xuất hiện những yếu tố mới của sự trường thành. Từ đó hình thành cơ sở nền tảng và vạch chiều hướng cho sự trưởng thành thực thụ của cá nhân, tạo nên đặc thù riêng của lứa tuổi. Thứ tư: Tuổi thiếu niên là giai đoạn khó khăn, phức tạp và đầy mâu thuẫn trong quá trình phát triển. đã nói lên tính phức tạp và quan trọng của những quá trình phát triển diễn ra trong lứa tuổi thiếu niên. Sự phức tạp thể hiện qua tính hai mặt của hoàn cảnh phát triển của trẻ. Một mặt có những yếu tố thúc đẩy phát triển tính cách của người lớn. Mặt khác, hoàn cảnh sống của các em có những yếu tố kìm hãm sự phát triển tính người lớn: Phần lớn thời gian các em bận học, ít có nghĩa. vụ khác với gia đình; nhiều bậc cha mẹ quá chăm sóc trẻ, không để các em phải chăm lo việc gia đình .. Vai trò, đặc điểm của môi trường giáo dục theo định hướng trường học an toàn đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của HS THCS. a) Vai trò của của môi trường giáo dục an toàn đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của HS THCS. - Yếu tố môi trường trong giáo dục không chỉ góp phần quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người mà quan trọng hơn là yếu tố môi trường thực tế đã kích thích chủ thể (con người) hoạt động năng động và sáng tạo hơn. Việc tạo lập, xây dựng và phát triển môi trường giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng của khoa học giáo dục hiện đại. b) Đặc điểm của môi trường giáo dục theo định hướng trường học an toàn Theo quyết định số 4458/QĐ - BGDĐT năm 2007 Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì trường học an toàn phòng chống bạo lực học đường bao gồm các tiêu chí sau [2].

Môi trường giáo dục ở trường THCS theo định hướng trường học an toàn 1. Mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng trường học an toàn

-Thông qua việc xây dựng trường học an toàn, HS THCS được giáo dục, nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng ứng xử, giải quyết các vấn đề về phòng tránh nạn thương tích, tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông; phòng chống xâm hại, kỳ thị; chăm sóc, bảo vệ, rèn luyện sức khỏe bản thân; giữ gìn bảo vệ môi trường; bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, địa phương; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng. Phòng học bộ môn Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lý), diện tích làm việc tối thiểu cho một HS là 1,50m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60m2 + Có khu nhà ăn, nhà nghỉ đối với các cơ sở giáo dục tổ chức bán trú, nội trú;. Khu nhà ăn, nhà nghỉ đối với các cơ sở giáo dục tổ chức bán trú, nội trú phải sạch sẽ, vệ sinh, không ẩm ướt và không có côn trùng, có công trình thoát nước. + Có công trình vệ sinh, nước sạch và các công trình xây dựng khác bảo đảm an toàn, thân thiện, dễ tiếp cận, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người sử dụng. Nơi rửa tay của HS phải sạch sẽ, có xà phòng diệt khuẩn. Công trình vệ sinh cần sạch sẽ, được phân cách giữa nam và nữ; cửa có thể đóng, mở chắc chắn, Công văn số 64/BGDĐT-CSVC ngày 9/01/2018 của Bộ GDĐT về việc cải tạo và bảo trỡ CSVC trường học đảm bảo an toàn cho HS chỉ rừ cần rà soỏt, đỏnh giỏ lại chất lượng xây dựng các trường học; lập kế hoạch cải tạo các công trình trường học đã xuống cấp theo các tiêu chuẩn thiết kế trường học; không đưa vào. sử dụng các công trình trường, lớp học đã hết niên hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn theo quy định khi chưa được cải cạo, sửa chữa, nâng cấp. - Tài liệu, học liệu giảng dạy. + Thiết bị dạy học, đồ dùng của cơ sở giáo dục, lớp độc lập bảo đảm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của người học; được sắp xếp và sử dụng an toàn, hợp lý, dễ tiếp cận. + Tài liệu, học liệu giảng dạy và học tập phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục; bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm, tính nhân văn và tính thẩm mỹ; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người học; không chứa đựng các yếu tố kích động bạo lực, khiêu dâm; không trái với văn hóa, lịch sử Việt Nam; không có định kiến giới, phân biệt đối xử;. + Có tài liệu, học liệu về giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, giáo dục giới tính, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống xâm hại. + Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối Internet và website đáp ứng yêu cầu dạy và học; được kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm nội dung an toàn, lành mạnh, phù hợp với độ tuổi người học. - Môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. + Bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn, phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai;. + Xây dựng, công khai và thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục có sự tham gia của người học;. + Thiết lập kênh thông tin như hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin của người học; bảo mật cho người cung cấp thông tin;. + Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động ngoài giờ chính khóa, hoạt động xã hội, từ thiện vì cộng đồng,. hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao an toàn, lành mạnh, thân thiện, bình đẳng, phù hợp với độ tuổi, đặc điểm sinh lý, tâm lý của người học;. + Thực hiện công tác y tế trường học, công tác tư vấn, công tác trợ giúp người học;. + Thường xuyên trao đổi thông tin với gia đình người học và cộng đồng trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của người học. Các con đường xây dựng môi trường giáo dục ở trường THCS theo định hướng trường học an toàn. a) Thông qua thực hiện hoạt động dạy học. Hoạt động dạy và học là hai hoạt động cơ bản của mỗi trường học. Để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, GV cần lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của HS theo định hướng an toàn. Hai hoạt động này thống nhất và thiếu bất kỳ hoạt động nào sẽ làm giảm ý nghĩa của quá trình dạy học. Hoạt động dạy học giúp hình thành tri thức và phát triển năng lực tư duy của HS, đồng thời đặt nền tảng cho sự phát triển toàn diện nhân cách. Chất lượng giáo dục của nhà trường được xác định bởi chất lượng của hoạt động dạy và học của GV và HS. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn là con đường cơ bản và quan trọng nhất. b) Thông qua tổ chức hoạt động giáo dục.

Quản lý môi trường giáo dục ở trường THCS theo định hướng trường học an toàn

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng môi trường giáo dục theo.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng trường học an toàn

- Phòng GDĐT tiếp tục triển khai hướng dẫn việc chủ động xây dựng kế hoạch chương trình dạy học, điều chỉnh linh hoạt nội dung phù hợp với đối tượng học sinh tới các trường THCS theo đúng nội dung và tinh thần chỉ đạo của Bộ và Sở GDĐT; Đặc biệt tổ chức thực hiện nghiêm túc, linh hoạt Công văn 4040 của Bộ GDĐT đảm bảo hoàn thành nội dung, chương trình năm học đúng khung thời gian quy định. Qua đó giúp GV tích cực đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học cho HS; tổ chức các hoạt động trải nghiệm, dạy học gắn với sản xuất kinh doanh; các tổ/nhóm chuyên môn, GV chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và phương pháp dạy học tích cực; lồng ghép các nội dung giáo dục đạo đức, rèn kỹ năng sống cho HS; tăng cường các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý môi trường giáo dục ở các trường THCS huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh theo định hướng trường học an toàn

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu các kế hoạch năm học, báo cáo tổng kết năm học, các kế hoạch về đảm bảo an toàn trường học của các trường THCS huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. - Phương pháp toán thống kê: thu thập và xử lý số liệu dựa vào phần mềm SPSS để xây dựng cơ sở thực tiễn cho vấn đề, quản lý môi trường giáo dục ở các trường THCS huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh theo định hướng trường học an toàn.

Thực trạng môi trường giáo dục ở các trường THCS huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh theo định hướng trường học an toàn

Bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm nhằm giảm thiểu bạo lực học đường” và tiêu chí “Xây dựng trường học an toàn trong trường THCS nhằm đảm bảo HS được học tập, hoạt động trong môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh, bình đẳng góp phần phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Sau hai nội dung trên, lần lượt là các nội dung “Thiết bị dạy học, đồ dùng của cơ sở giáo dục, lớp độc lập bảo đảm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của người học; được sắp xếp và sử dụng an toàn, hợp lý, dễ tiếp cận, tiêu chí Tài liệu, học liệu giảng dạy và học tập phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục; bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm, tính nhân văn và tính thẩm mỹ và tiêu chí Bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn, phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai Với ĐTB là: 2.75 và 2.74.

Bảng 2.7. Thực trạng thực hiện mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục ở  các trường THCS huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh theo định hướng trường
Bảng 2.7. Thực trạng thực hiện mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục ở các trường THCS huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh theo định hướng trường

Thực trạng quản lý môi trường giáo dục ở các trường THCS huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

GV C.K.T trường Hiên Vân nêu ý kiến “Giáo dục về trường học an toàn giúp HS rèn luyện được những lối sống an toàn, lành mạnh tuy nhiên vẫn gặp những khó khăn nhất định như: Nhiều khi sự phối hợp giữa các lực lượng liên quan còn chưa sát sao, một số bậc phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến môi trường giáo dục của con”. Tác giả cũng phỏng vấn CBQL B.T.N trường Nội Duệ cho ý kiến “Ban hành các văn bản, thông báo, quyết định về xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng trường học an toàn là một công việc quan trọng để thông báo và giới thiệu các chính sách, quy định, tiêu chuẩn và hướng dẫn liên quan đến xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho toàn thể cán bộ, GV, nhân viên và HS trong.

Bảng 2.11. Thực trạng tổ chức xây dựng môi trường giáo dục ở các trường  THCS huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh theo định hướng trường học an toàn
Bảng 2.11. Thực trạng tổ chức xây dựng môi trường giáo dục ở các trường THCS huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh theo định hướng trường học an toàn

Thực trạng các yếu tố ảnh hướng đến quản lý môi trường giáo dục ở các trường THCS huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh theo định hướng trường

Các yếu tố tiếp theo là sự phối hợp của các bộ phận trong nhà trường, nhận thức của GV và nhân viên nhà trường, CSVC và sự tham gia của HS cũng được đánh giá ở mức độ ảnh hưởng với ĐTB dao động từ 2.74 - 2.78. GV C.K.T trường Nội Duệ nêu ý kiến “HS có độ tuổi từ 12 đến 16 nên rất hiếu động, tò mò, ương bướng, nghịch nên nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích rất cao do vậy cũng có ảnh hưởng đến chất lượng nhà trường”.

Bảng 2.15. Thực trạng yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý môi  trường giáo dục ở các trường THCS huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh theo
Bảng 2.15. Thực trạng yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý môi trường giáo dục ở các trường THCS huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh theo

Đánh giá chung thực trạng quản lý môi trường giáo dục ở các trường THCS huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh theo định hướng trường học an toàn

Các nội dung của môi trường giáo dục theo định hướng trường học an toàn đã được triển khai nhưng vẫn còn một số nội dung chưa được quan tâm sâu sát như Phòng tư vấn học đường và hỗ trợ giáo dục HS khuyết tật học hòa nhập: bảo đảm có 01 phòng, bố trí ở tầng 1. Qua kết quả khảo sát và đánh giá khách quan trung thực từ thực trạng cho thấy, quản lý môi trường giáo dục ở các trường THCS huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh theo định hướng trường học an toàn còn những hạn chế, bất cập đòi hỏi các CBQL cần có những biện pháp quản lý hiệu quả hơn.

Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý môi trường giáo dục ở các trường THCS huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh theo định hướng trường học

Việc kế thừa là cách để tiếp tục phát triển từ những thành tựu đã có và đảm bảo tính liên tục trong quá trình nâng cao chất lượng quản lý môi trường giáo dục theo định hướng trường học an toàn ở các nhà trường. Tính đồng bộ và hệ thống của các biện pháp thể hiện ở việc quản lý môi trường giáo dục phải đồng bộ giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp cũng như điều kiện thực hiện của từng nhà trường; đồng bộ theo một hệ thống từ công tác tổ chức, chỉ đạo, thực hiện và kiểm tra, đánh giá.

Biện pháp quản lý môi trường giáo dục ở các trường THCS huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh theo định hướng trường học an toàn

Các hoạt động này có thể bao gồm các chương trình thực tế như tập huấn cách phòng tránh tai nạn, các hoạt động tập huấn cứu hỏa và cấp cứu sơ cấp, các chương trình thực hành phân loại, giải quyết chất thải đúng cách, hoặc các chương trình đi thăm quan nhà máy, bến cảng, trạm điện, trạm biến áp để tăng cường hiểu biết về an toàn trong môi trường làm việc. Mục tiêu của biện pháp "Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện xây dựng môi trường giáo dục ở các trường THCS theo định hướng trường học an toàn" là đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn và đảm bảo sức khỏe cho HS và GV tại các trường THCS, từ đó đưa ra các giải pháp cải thiện và hoàn thiện môi trường giáo dục.

Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý môi trường giáo dục ở các trường THCS huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh theo định hướng trường học

Các biện pháp đo đạc, kiểm tra, đánh giá chất lượng môi trường giáo dục sẽ giúp CBQL, GV nhận ra những khuyết điểm và cải thiện chất lượng môi trường giáo dục một cách kịp thời. Đồng thời, việc triển khai các quy định, hướng dẫn về an toàn trường học và xây dựng văn bản quy định về an toàn trường học cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của CBQL, GV và HS.

Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý môi trường giáo dục ở các trường THCS huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Biện pháp có mức độ khả thi cao nhất theo đánh giá của các CBQL, GV và cha mẹ HS là biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các chủ thể trong xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng trường học an toàn” có ĐTB là 2.45 và ở mức độ khả thi. Các biện pháp Quản lý môi trường giáo dục ở các trường THCS huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh theo định hướng trường học an toàn được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực trạng Quản lý môi trường giáo dục ở các trường THCS huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh theo định hướng trường học an toàn.

Bảng 3.2. Mẫu khảo nghiệm
Bảng 3.2. Mẫu khảo nghiệm