MỤC LỤC
- Tài sản cố định dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh: là những tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ của công nghiệp như: nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. - Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng: là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý và sử dụng vào các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, đảm bảo an ninh quốc phòng của doanh nghiệp.
- Tài sản cố định chưa cần sử dụng: là những tài sản cố định cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp song hiện tại chưa cần sử dụng, đang được dự trữ để sử dụng sau này. - Tài sản cố định không cần sử dụng: là những loại tài sản không cần thiết hay không phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần được thanh lý, nhượng bàn để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu.
Cách phân loại này cho ta thấy dược mức độ sử dụng có hiệu quả các TSCĐ của doanh nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữa hiêu quả sử dụng chúng.
- Nguồn vốn pháp định: gồm vốn cố định do ngân sách nhà nước cấp, do cấp trên cấp phát cho doanh nghiệp, vốn cổ phần do xã viên hợp tác xã và các cổ đông đóng góp bằng tài sản cố định, vốn pháp định do chủ sở hữu bỏ ra ban đầu khi thành lập doanh nghiệp. - Nguồn vốn liên doanh, liên kết: gồm các nguồn vốn do các đơn vị tham gia liên doanh, liên kết đóng góp bằng tài sản cố định và bằng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã hoàn thành.
Như vậy, nhân tố này dù trực tiếp hay gián tiếp đều tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do đó cũng có những ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Trên đay là một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp nói chung. Tuy hiên trên thực tế, có sự khác nhau về đặc điểm các doanh nghiệp trong từng nganh và trong nề kinh tế. Các doanh nghiệp cần căn cứ vào những phương hướng và biện pháp chung để đưa ra cho mình các phương hướng cụ thể phù hợp và khả thi nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp.
- Đo đạc các thông số môi trường, thực hiện các dịch vụ về dự báo ô nhiễm môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; Lập quy hoạch thiết kế bảo vệ môi trường; tư vấn, thẩm định, nghiên cứu ứng dụng, và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực môi trường. - Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, đất đai, địa chất khoáng sản, tài nguyên nước; điều tra cơ bản tài nguyên- môi trường biển, quy hoạch tổng thể phân vùng biển, môi trường khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu. - Nghiên cứu ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực: đo đạc bản đồ, đất đai, địa chất khoáng sản, tài nguyên nước, điều tra cơ bản tài nguyên- môi trường biển, quy hoạch tổng thể phân vùng biển, môi trường, khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu.
Có được kết quả này do Xí nghiệp đã có hướng đi hợp lý: phát triển thị trường và đa dạng hóa sản phẳm, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ của KH-KT vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với đó là lỗ lực lao động hết mình của ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp. Rút ra những kinh nghiệm từ bài học năm 2009, năm 2010 doanh nghiệp đã có những thay đổi đáng kể trong công tác quản lý giá vốn, chủ động tiếp cận với những nguồn cung ứng đa dạng, phong phú, chi phí hợp lý cùng với việc cải tiến kĩ thuật, đưa máy móc thiết bị hiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, giải phóng sức lao động cho người lao động…làm giá vốn giảm. Tóm lại, trong thời gian tới Xí nghiệp cần có những biện pháp phát huy ưu điểm, hạn chế, khắc phục những yếu kém, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, năng động sáng tạo, chủ động trong việc tìm kiếm thị trường và tăng cường công tác quản lý chi phí đặc biệt là giá vồn hàng bán từ đó làm tăng lợi nhuận cho Xí nghiệp.
Năm 2009, doanh thu và thu nhập khác (bao gồm cả doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác) và tỏng tài sản bình quân đều tăng lên nhưng tốc độ tăng cả tổng tài sản bình quân nhỏ hơn tốc độtăng của doanh thu và thu nhập khác. Lợi nhuân sau thuế tăng mạnh là bởi công tác quản lý giá vốn và chi phí quản lý doanh nghiệp của Xí nghiệp đạt được nhiều kết quả tốt, các máy móc thiết bị được đầu tư mới từ năm 2009 và mới được đầu tư năm 2010 đang phát huy tốt năng lực hoạt động của mình. Để cú thể trả lời được cõu hỏi này, thấy rừ hơn về thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp, chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu về vốn cố định và vốn lưu động, từ đó có thể rút ra những mặt được và những mặt hạn chế để có những biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.
Qua các bảng số liệu trên ta có thể thấy: năm 2010 tất cả các hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn đều tăng, đặc biệt là ROA, ROE và ROS đây có thể là dấu hiệu đáng mừng trong công tác quản lý vốn của doanh nghiệp. Cũng như phân tích ở trên, trong các năm 2009 và 2010, Xí nghiệp cũng có đầu tư thêm một số thiết bị nhưng chủ yếu vẫn là sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất đầu tư từ những năm trước nên VCĐ giảm mạnh do Xí nghiệp thực hiện khấu hao ở từng năm, doanh thu thuần tăng nên hàm lượng VCĐ giảm. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng là do doanh thu thuầnvà nguyên giá tài sản cố định bình quân đều tăng lên nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần nhanh hơn nên chỉ số này tăng nhẹ.
Nguyên giá của tài sản cố định hàng năm có tăng song VCĐ lại có xu hướng giảm đi điều này cho thấy trong Xí nghiệp có nhiều máy móc thiết bị đã khấu hao gần hết, đã cũ, phải sửa chữa nhiều, thay thế nhiều linh kiện, có nhiều tài sản trên sổ sách số liệu còn nhưng không còn giá trị sử dụng vì chưa đến thời hạn thanh lý. Vốn của doanh nghiệp đang bị khách hàng chiếm giữ nhiều, vòng quay khoản phải thu giảm và ở mức tương đối thấp, số ngày một vòng quay khoản phải thu tăng, vốn của Xí nghiệp bị ứ đọng tại khâu thanh toán gây nhiều khó khăn hơn trong kinh doanh cũng như trong khả năng thanh toán của Xí nghiệp. Xí nghiệp đã tranh thủ trong việc sử dụng đồng vốn chiếm dụng được hình thành trong quá trình sản xuất kinh doanh, coi đó như là một nguồn tài chính ngắn hạn và sử dụng triệt để trong việc đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời phát sinh trong quá trình hoạt động trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc thanh toán.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI XÍ NGHIỆP TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 5. Quản lý chặt hẽ nguồn nhân lực, lập kế hoạch tuyển dụng lao động, cải tiến quy chế trả lương. Kiểm tra việc thanh toán các chi phí sản xuất, tiền sản phẩm của các tổ cho người lao động.
Tuy nhiên cần phải xem xét hiệu quả của sự đầu tư mang lại, Xí nghiệp mua sắm tài sản cố định phải dựa trên khả năng hiện có của mình về quy mô, lao động, khả năng tiêu thụ về sản phẩm, nghiên cứu kỹ lưỡng các tài sản cố định đầu tư về mặt tiến bộ khoa học kỹ thuật tránh tình trạng đầu tư quá nhiều vào TSCĐ mà không sử dụng hết gây lãng phí, ứ động vốn cho Xí nghiệp. Trong kế hoạch hằng năm, Xí nghiệp cần chú ý đến việc xác định nhu cầu vốn lưu động để từ đó có kế hoạch huy động các nguồn vốn, đảm bảo quá trình kinh doanh của Xí nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục, tránh được sự lãng phí giúp Xí nghiệp chủ động trong việc huy động vốn lưu động nhằm tăng được số lần luân chuyển vốn lưu động trong từng thời kỳ đồng thời làm giảm được số kỳ luân chuyển vốn lưu động. Trong khi việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng còn rất hạn chế, Xí nghiệp có thể huy động nguồn vốn như chiếm dụng vốn của bên thứ ba, vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên, vốn từ Tổng Công ty và vốn vay từ các nhà cho vay khác…Đồng thời tích cực huy động triệt để nguồn vốn chủ sở hữu, giảm được rủi ro tín dụng, giảm bót chi phí kinh doanh do trả lãi suất vốn vay.