MỤC LỤC
Hiện nay, với sự phát triển và hội nhập kinh tế đang diễn ra ở tất cả các nước trên toàn thế giới đã làm cho thị trường của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng, điều này đồng nghĩa với các doanh nghiệp có khách hàng nhiều hơn cả về số lượng, loại hình, địa điểm cũng như các doanh nghiệp này sẽ có nhu cầu tất yếu phải tăng cường số lượng các chi nhánh, văn phòng đại diện, các cơ sở sản xuất kinh doanh trực thuộc. Do vậy, việc quản lý, kiểm soát tốt khoản phải thu là một nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp tránh khỏi được các rủi ro như: bị nhân viên chiếm dụng, tham ô, bị ghi khống doanh thu hay trích lập dự phòng không hợp lý.
Phù hợp với mục tiêu chung của cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính là xác nhận về mức độ tin cậy của Báo cáo tài chính được kiểm toán, mục tiêu cụ thể của kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin tài chính liên quan tới khoản mục này. Để đạt được mục tiêu cuối cùng đó, trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải khảo sát và đánh giá lại hiệu lực trên thực tế của hoạt động kiểm soát nội bộ đối với khoản mục này để làm cơ sở thiết kế và thực hiện các khảo sát cơ bản nhằm đánh giá các thông tin tài chính liên quan tới khoản mục phải thu khách hàng.
- Kiểm tra xem xét sổ và các chứng từ liên quan như sổ nhật ký bán hàng, báo cáo bán hàng, báo cáo thống kê, nhật ký thu tiền, sổ chi tiết TK 131, hóa đơn bán hàng, giấy xác nhận nợ của khách hàng. Phương pháp cụ thể thường được sử dụng để kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm: điều tra, phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra từ đầu đến cuối và kiểm tra ngược lại, trong đó phỏng vấn là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất vì thực hiện đơn giản mà vẫn mang lại hiệu quả cao.
Dựa trên các việc thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ và các mục tiêu kiểm toán của nợ phải thu, kiểm toán viên sẽ xác định các thủ tục kiểm soát phù hợp nhằm đánh giá chính xác nhất mức độ hiệu quả trong hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như có thể giảm được các thủ tục kiểm tra chi tiết sau đó. Do mối quan hệ chặt chẽ giữa các khoản mục nên khi thực hiện các thủ tục phân tích khoản mục phải thu khách hàng, kiểm toán viên thường lưu ý tài khoản 131 sẽ liên quan tới các giao dịch bán hàng với các khách hàng.
Trong các thủ tục kiểm tra chi tiết thường được áp dụng khi kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng thì xác nhận các khoản nợ phải thu là thủ tục quan trọng nhất đáp ứng các mục tiêu hiệu lực, định giá, kịp thời. Thực trạng về công tác quản lý tài chính, kế toán và về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị; khả năng rủi ro; kiến nghị của kiểm toán viên và ý kiến của người quản lý liên quan đến sự kiện đó.
Các khoản đặt trước tiền hàng cho người bán hoặc có mối quan hệ kinh tế lâu dài, thường xuyên với các tổ chức kinh tế khác nhưng không tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế giữa hai bên (các khách hàng không có tên cụ thể, khoản trả trước có thể là do chưa muốn xác định doanh thu). Đây là một nghiệp vụ không có thật song vẫn được doanh nghiệp hạch toán bình thường, nhờ đó tăng doanh thu của doanh nghiệp, đem lại một báo cáo tài chính đẹp hơn hoặc nhằm phục vụ một số mục tiêu cá nhân.
Các mẫu trong phần này được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh, các sai sót đã được điều chỉnh cả về mặt định tính và định lượng, phân tích tổng thể báo cáo tài chính sau điều chỉnh và các kết luận của kiểm toán viên làm cơ sở để đưa ra ý kiến của kiểm toán viên trên Báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên thông qua các tài liệu, biên bản họp kết thúc kiểm toán với khách hàng, các tổng hợp phát hiện của kiểm toán viên để làm cơ sở lập thư quản lý và các điểm gợi ý của kiểm toán viên nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Ở bước này các thông tin tìm hiểu về công ty A được thực hiện đầy đủ theo quy trình kiểm toán chung của công ty, bao gồm: cơ cấu tổ chức quản lý, hoạt động và môi trường kinh doanh, kết quả tài chính, kiến thức và kinh nghiệm về khách hàng, khả năng cố ý trình bày sai lệch báo cáo tài chính…. Dựa trên những rủi ro mà kiểm toán viên đã đánh giá được, công ty đã lựa chọn ra nhưng kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán có đủ trình độ và số lượng phù hợp với tính chất nghiêm trọng của các sai phạm mà kiểm toán viên đã đánh giá được và quy mô của cuộc kiểm toán.
Để làm rừ hơn về kiểm toỏn khoản mục nợ phải thu khỏch hàng của cụng ty TNHH kiểm toán An Phú đã thực hiện, ta nghiên cứu cụ thể hơn về khoản phải thu khách hàng trong tìm hiểu chu trình doanh thu của công ty. Khách hàng nhận xi măng bao từ nhà máy, bộ phận viết hóa đơn dựa trên đơn hàng và thực tế khi khách hàng đến nhận hàng, sau đó chuyển hóa đơn cho ban kế toỏn ghi nhận doanh thu và theo dừi cỏc khoản phải thu (nếu cú).
- Xây dựng số liệu ước tính độc lập - So sánh với số liệu của đơn vị - Thảo luận kết quả với đơn vị.
Trong đó có công ty Phương Nhung thanh toán xuất hiện chênh lệch 400.000.000 và Trung tâm tiêu thụ thanh toán có chênh lệch tăng 30.000.000.000, Kiểm toán viên đã tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán để kiểm tra các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu trong năm 2011 của công ty A như xem xét hóa đơn bán hàng, biên bản giao hàng để khẳng định rằng, đây là các khoản thanh toán cho phải thu và doanh thu phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Cơ sở trích lập dự phòng của công ty A dựa trên quy định của chính sách kế toán hiện hành của Việt Nam - Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 về việc hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi tại doanh nghiệp.
Do khi đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát, kiểm toán viên cần phải quan sát, đồng thời phải trả lời bảng câu hỏi chi tiết nên có thể nhận thấy rằng công tác đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát có chất lượng cao, có thể chỉ ra những rủi ro tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và cũng có thể đánh giá được hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng có hiệu quả hay không. Thực tế tại An Phú cũng như tất cả các công ty kiểm toán khác thì việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng mới được thực hiện theo đúng quy trình và đầy đủ các bước cần thiết nhưng đối với những khách hàng cũ do muốn giảm chi phí và không bị tốn thời gian, cùng với những hiểu biết đã có về công ty khách hàng trong lần kiểm toán trước nên việc thực hiện tìm hiểu về khách hàng cũ chủ yếu xem xét sự thay đổi về cơ cấu công ty, sự thay đổi ngành nghề,.
Do tính cấp thiết và đặc biệt quan trọng của khoản mục trên nên quy trình kiểm toán nói chung và quy trình kiểm toán nói riêng tại công ty TNHH kiểm toán An Phú cần phải được hoàn thiện để có thể phát hiện sâu hơn nữa các điểm còn tồn tại trong hệ thống kế toán của các doanh nghiệp cũng như đưa ra ý kiến đóng góp tư vấn cho khách hàng nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Yêu cầu với kiểm toán viên: Để hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng nói riêng và kiểm toán báo cáo tài chính nói chung thì kiểm toán viên cần phải không ngừng nghiên cứu, tìm tòi để bổ sung và cập nhật kiến thức; chủ động học hỏi để hoàn thiện dần kiến thức chuyên môn của mình.
Chủ yếu là lấy thông tin từ khách hàng từ bộ hồ sơ kiểm toán của các năm trước đó xem xét có sự thay đổi lớn nào ở năm kiểm toán so với năm trước không ví dụ như là về nhân sự hoặc các thông tin liên quan có thể gây ảnh hưởng đến tính chính trực của ban giám đốc, hoặc do một mục đích nào đó có thể ảnh hưởng đến tính trung thực của báo cáo tài chính của công ty. Hai là, sau khi thực hiện các khảo sát kiểm soát cho hệ thống, trước khi đi vào thực hiện các thử nghiệm cơ bản kiểm toán viên phải đánh giá lại hệ thống kiểm soát cho phần hành kiểm toán viên phải đánh giá lại hệ thống kiểm soát cho phần hành mà mình thực hiện ví dụ như về phần nợ phải thu khách hàng.
Như đã phân tích hạn chế trong việc chọn mẫu ở trên thì hoàn thiện thủ tục này cần phải giải quyết hai vấn đề đó là: trong trường hợp mẫu lớn thì khó có thể kiểm tra hết các mẫu và hai là trong trường hợp mẫu nhỏ thì các sai phạm trọng yếu có thể không nằm trong các mẫu được kiểm tra. Đơn vị khách hàng cần lên kế hoạch ký hợp đồng kiểm toán trước ngày 31/12 để kiểm toán viên có thời gian thực hiện một số thủ tục cần thiết bổ trợ như: kiểm kê tiền mặt, kiểm kê hàng tồn kho, tìm hiểu một số thông tin cơ bản về khách hàng… để từ đó có thể đưa ra kết luận tin cậy hơn về Báo cáo tài chính được kiểm toán.
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ:..44. Kết thúc kiểm toán:..74 CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ 78.