MỤC LỤC
Những tên tuổi của văn học thế kỷ XX như M.Poust, J.Joyce, Vương Mông, Cao Hành kiện đã thực sự được làm nên từ tác phẩm với lối viết dòng ý thức, điều đó là minh chứng hiển nhiên cho sự có mặt của một dòng văn học lớn mà sau này, nhiều người cầm bút Việt Nam có hứng thú theo đuổi. Thủ pháp này được xuất hiện trong thể loại truyện ngắn như: Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu), Trong cơn mưa (Phạm Thị Hoài), Bức thư gửi mẹ Âu Cơ (Y Ban), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư) và đặc biệt là tiểu thuyết: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Chinatown (Thuận) và phần lớn sáng tác của Nguyễn Bình Phương.
Như nhà văn Nguyễn Minh Châu nói, “từ cuộc chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc”, văn học phải hướng đến “cuộc chiến đấu cho quyền sống của từng con người” khi đời sống cộng đồng được đảm bảo, nhu cầu và ý thức cá nhân trỗi dậy. Không ít người dị ứng với nhiều yếu tố sex trong tác phẩm Nguyễn Bình Phương thì anh lại thẳng thắn xem nó là “một trong những hành động giao tiếp đỉnh cao”, “bản thân nó (sex) đã là quá đẹp, quá nhân văn, nó trọn vẹn là chính nó không lẫn với những thứ khác” [II.53].
Tuy nhiên, ở trạng thái bình yên của tâm hồn, nhân vật dành thời gian lần trở về quá khứ ngọt ngào (Trí nhớ suy tàn, Người đi vắng), hoặc cũng có khi quá khứ trở về ở mọi lúc, xô dạt hiện tại, chiếm lĩnh cả khoảng không (Ngồi, Người đi vắng, Thoạt kỳ thủy). Từ cô gái hai sáu tuổi không tên (Em) đến những gương mặt rất cụ thể (Cương, Hà, Kỷ), từ người trẻ tuổi đến những người kết thúc một thế hệ, nhân vật nào trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đều khẳng định sự hiện hữu của mình bằng trạng thái hồi tưởng. Trong Những đứa trẻ chết già, nhõn vật ễng (từ cừi õm, cũng cú thể từ một nơi xa xụi) trờn chuyến xe trâu chậm chạp vô định đã miên man theo dòng hồi ức về cuộc đời mình, từ mấy chục năm trước, cũng trên chuyến xe trâu cùng người bố và em gỏi.
Hoàn là nhân vật rơi vào trạng thái hôn mê triền miên sau tai nạn xe máy, nên kí ức của cô chỉ hiện lên qua trạng thái vô thức, chập chờn giữa hồi tưởng và giấc mơ: “ Hoàn cố gắng vượt qua bức tường gắn mảnh chai để trở về với dãy phố xa xưa…Thư trong chiếc váy hoa rộng thùng thình đang liên tiếp rút quần áo từ dây phơi xuống…cây xà cừ vẫn rì rào lá…”.
Nghe tiếng xe máy rồ lên từ gốc bằng lăng trong đêm, Khẩn thấy dồn dập tiếng vú ngựa như ở cừi nào, sau đú vọng ra từ chớnh thõn thể anh, tiếng vó ngựa xuất hiện ở một cuốn sách mà Khẩn đã đọc cho Kim nghe: Mình nhớ đọc đến đoạn đó giọng mình thực sự say sưa như chính mình đang cưỡi. Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương không chỉ có những khoảng trống rỗng vô hồn với dòng suy tư bất chợt mà còn đắm mình trong những khoảng lặng với trạng thái trăn trở về một hình ảnh, một con người để lại nhiều ấn tượng, kỉ niệm riêng tư. Thường hằng hay vô định, tức là hai trạng thái ở hai cừi đời khỏc nhau, cừi hiện thực cụ thể và cừi mờnh mụng sõu thẳm (một hiện thực khác trong cảm nhận) vượt xa cuộc sống hiện thực thường ngày với những gì mà con người thấy, nhận biết.
Sơn là nhân vật ít mơ nhưng giấc mơ nào của Sơn cũng bị ngắt quãng: “Trong tiếng giở sách đó Sơn thiếp ngủ, chính xác hơn, hắn đi vào một vườn mía bầu…Sơn hạ lệnh cho mình bập răng vào ngang cây mía, đột nhiên toàn thân hắn sáng rực lên như tiếng thét trong đêm tối và một chân hắn bỗng rời ra như cơ thể hoàn chỉnh độc lập…Sơn vùng dậy, nằm thở dốc, nghe đồng hồ xổ ba tiếng” [I.10; 599]. Giấc mơ của ông Khánh về người đàn bà kỳ dị hóa thân từ con bướm, về hình ảnh con đê chìm trong nước đến ngẹt thở, về hang rồng cũng chỉ là những giấc mơ chợt đến trong trạng thái chưa tỉnh táo của một người già có thói quen dậy sớm. Lựa chọn cho mình cách thức biểu hiện kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phương đã tìm đến những phương diện nghệ thuật vốn có từ trước như: Độc thoại nội tâm đa chiều, tình tiết liên tưởng tự do, không - thời gian đan xen, thường biến và sự giao thoa thể loại.
Trong Ngồi, đôi khi bần thần, Khẩn miên man theo hình ảnh của một người đàn ông ngoại quốc dưới đường phố và đỏ mặt vì những ý nghĩ vớ vẩn không lành mạnh: “Khẩn ước cái của mình cũng vạm vỡ như của người đàn ông ngoại quốc kia và ước muốn đó làm Khẩn đỏ mặt vì ngượng ngùng tủi hổ. Đôi lúc, Hoàn -vợ Thắng cũng thức nhận về bản thân mình, thức nhận như một cảm thức về sự trôi nổi của kiếp người: “Thời gian cứ trôi đi, đều đặn, trùng trùng điệp điệp đến rùng rợn. Những tâm sự của ông với người vợ đã ra đi cho thấy ông là người chồng hết lòng vì vợ, cảm thông và tôn trọng ý muốn của vợ: “Mình, sao mình lại bỏ đi mà không nói với ta một câu.
Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, dù con người hay bất cứ sự vật nào hiện hữu hoặc mơ hồ đều là những cá thể đầy tâm trạng, có thế giới riêng và hầu như ý thức rất rừ trạng thỏi của mỡnh.
Trong Ngồi, tác giả cũng xen vào câu chuyện và suy tư của nhân vật nhiều câu chuyện và suy tư khác khiến người đọc cảm nhận như một dòng chảy triền miên, vô tận: “Thúy đã chỉ đúng chỗ xưa kia Kim cũng từng chỉ…. Ở đây không chỉ có sự chen ngang giữa quá khứ - hiện tại mà còn đan xen nhiều mạch chuyện: chuyện giữa Khẩn và Thúy (hiện tại), Khẩn và Kim (quá khứ), câu chuyện Khẩn kể cho Kim nghe (trong truyền thuyết - một quá khứ xa hơn). Có khi Nguyễn Bình Phương lại xen bài thơ vào mạch suy tư của nhân vật: “Khẩn ngợp thở nghĩ tới Kim và viên bi ve ngũ sắc, vội vã bỏ về phòng với ý nghĩ khi nào gã tâm thần này ngồi hẳn xuống thì có lẽ mưa mới tạnh.
Đan xen giữa cuộc sống hiện hữu là một thế giới vô hình với tiếng người chị ru em ở bãi tha ma, câu chuyện về người bác dắt cháu, cái thai, tàu chối, cái chân, tiếng chuông, người bị oan, người bạn hi sinh, về một nhân vật Tuyết vu vơ nào đó: “Tử thi trên chiếc băng ca là một thanh niên có khuôn mặt dài, mũi mỏng, cằm nhọn và lông mày lưỡi mác, anh ta tự tử bằng cách cắt mạch máu ở cổ tay trái.
Địa hạt không gian mở ra vô tận với sự đan xen chồng chất cỏc kiểu khụng - thời gian: quỏ khứ, hiện tại, cừi õm, cừi dương, khởi thủy, giấc mơ, hụn mờ…Nhõn vật hiện diện ở nhiều không - thời gian khác nhau tạo nên một thế giới vô hạn định không có dấu vết ngăn cách, dòng ý thức của con người cũng chảy tràn trong không - thời gian vô hạn đó. Trong Người đi vắng, bên cạnh việc rút ngắn khoảng thời gian của hai mạch chuyện song song (ngưng đọng trong trạng thái hôn mê vĩnh viễn của Hoàn - mạch hiện tại, ngưng đọng trong năm ngày binh biến - mạch quá khứ) là sự mở rộng không gian, từ Đề lao Thái Nguyên, gia đình cụ Điển, gia đình ông Khánh, bãi tha ma…Vì thế, trong cùng một khoảng thời gian. Không - thời gian được khắc họa đậm đặc trong cảm thức rùng rợn, kỳ quái hơn là hiện thực của làng Phan: “Ngày mùng 7 tháng 6, giờ Dậu, dân làng thấy trong đáy ao nhà Trường hấp bốc lên cột khí trắng hình con rắn” [I.7; 9]; “Tháng 8, ngày mùng 10, làng bị mưa tơi bời.
Sự đan xen, đồng hiện các kiểu không - thời gian (có thể phát sinh nhiều sự kiện ở những không gian khác nhau trong một thời gian) mặt nào đó cho thấy tâm lý cô đơn của con người hiện đại, họ không chính thức thuộc về đâu cả, họ lạc lừng, phõn tỏn trong chớnh thế giới mà chớnh mỡnh đang sống.
Trí nhớ suy tàn cũng xuất hiện khá nhiều kiểu lặp từ ngữ này: “Khi ấy kết thúc đời sinh viên, kết thúc một cuộc náo loạn không biết mệt mỏi, kết thúc luôn cả mái tóc dài buông kín hai vai” [I.8; 12], “Hình như có em Vũ nói chuyện sôi nổi hơn. Ta thường gặp những bài thơ, bài hát chen vào đoạn văn trong tiểu thuyết, ngoài ra tư duy thơ còn được thể hiện qua nhịp điệu bằng cách lặp hình tượng, từ ngữ, câu văn, cách lạ hóa từ ngữ và sự xuất hiện dày đặc những câu văn đầy chất thơ. Nhật kí được định nghĩa là “hình thức tự sự ở ngôi thứ nhất được thực hiện dưới dạng những ghi chép hàng ngày theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác giả hay nhân vật chính là người trực tiếp tham gia hay chứng kiến” [II.19; 204].
Người đi vắng không được chia thành các phần, không đánh số thứ tự nhưng lại được phân biệt dưới hình thức in nghiêng những câu chuyện của các linh hồn lang thang vô định (tiếng oan khuất, người chị ru em ở bãi tha ma, người bác dắt cháu đi tìm mẹ, người đàn bà không mắt, cái thai, tàu chuối…).