MỤC LỤC
Hình (1b) là tín hiệu âm tần (AF) của tin tức cần truyền đi và hình (1c) là kết quả cuĩa sự điều biến, tín hiệu điều biến hay còn gọi là sóng AM. Người ta chứng minh được rằng nếu tín hiệu cao tần RF có tần số f0 được điều chế biên độ bởi tín hiệu âm tần AF có tần số f thì tín hiệu điều biên AM có ba thành phần: sóng mang f0 và hai biên tần mang f0 – f và f0 + f (hình 2). Các đài phát thanh thường có BW = 10Khz. Hình 1: Biến điệu biên độ. a) Tớn hieọu cao taàn RF b) Tớn hieọu aõm taàn AF c) Tớn hieọu ủieàu bieõn AM.
Từ sóng VHF trở lên (sóng cực ngắn) không phản xạ ở tầng điện ly nên vượt ra ngòai vũ trụ, do đó nó chỉ truyền lan dưới đất nên chỉ thích hợp với thông tin gần. Từ sóng HF (sóng ngắn) chủ yếu truyền lan dưới dạng sóng trời, nó được tầng điện ly phản xạ, nên cự ly truyền rất xa, thích hợp với thông tin xa.
Tại máy thu thanh, sóng vô tuyến điện của đài phát cảm ứng trên anten thu thành sức điện động của tín hiệu. Tín hiệu được chọn lọc và đưa đến tầng khuếch đại cao tần, tách sóng nhằm lọai bỏ sóng mang cao tần, lấy lại tín hiệu âm tần mà đài cần truyền đi.
Khuếch đại nâng mức công suất tín hiệu âm tần đủ mạnh để chuyển ra loa (hình5).
Để nhiệt đới hóa người ta có thể phun lớp nhựa chống ẩm bao phủ lên mạch in và các linh kiện các biến áp được tẩm nhúng và bọc kín để bảo vệ cho khỏi nhiễm aồm. Ngòai các chỉ tiêu trên, nguồn cung cấp điện, số lượng các linh kiện kết cấu cơ khí, hình thức máy thu … cũng là căn cứ để xem xét chất lượng của máy thu thanh.
Mạch vào hình 7a là ghép với anten bằng diện dung lọai mạch này có hệ số truyền đạt không đồng đều trong băng sóng, ở khỏang tần số cao thì hệ số truyền đạt cao hơn nhiều so với khỏang tần số thấp. Người ta thường chọn Lgh sao cho tần số cộng hưởng của bản thân anten thấp hơn tần số thấp nhất của băng sóng.
Các tầng khuếch đại âm tần trước thường làm việc có dòng điện cực nhỏ (vài mA) để hạn chế tạp âm và nâng cao trở kháng đầu vào nhờ điện trở mắc ở cực gốc hoặc có mạch phản hồi âm để làm giảm ảnh hưởng đến tầng tách sóng và tần khuếch đại trước tách sóng.
Tớn hiệu được thu vào anten (cú lừi Ferrit) và khuếch đại bởi tầng RF (RF Amplifier) để làm tăng độ nhạy, kế đó tín hiệu vào tầng trộn sóng (mixer) để kết hợp với tín hiệu ngoại sai (Local Oscilltor) ra khỏi mạch trộn sóng, tín hiệu RF đã được dời tần xuống tầng trung gian IF-AM (IF=455Khz) đặc điểm của tín hiệu IF là tần số trung tâm ổn định nên tín hiệu dễ khuếch đại với độ lớn mà không gây ra dao động tự kích. Tín hiệu IF (455khz) được khuếch đại 2 tầng khuếch đại và tín hiệu có biên độ đủ cao (khỏang 2v) và tín hiệu IF vào tầng tách sóng AM (AM detector).
Vấn đề là nên chọn đặc tuyến tần số, đặc tuyến ở tăng âm ghi như thế nào thì để khi phát lại thì đặc tuyến tần số của máy có dạng bằng phẳng nằm ngang vì đặc tuyến tăng âm ghi và phát bù cho các tổn hao trên đầu và băng từ. Để xóa các vết từ cũ, nhà thiết kế có nhiều cách, tuy nhiên trong các máy cassette mới, cách thông dụng là cấp tín hiệu có tần số siêu âm cho đầu xóa, tín hiệu lấy từ mạch dao động siêu âm (AC Bias OSC) ngòai ra tín hiệu này còn dùng phân cực AC cho đầu ghi để giảm hiện tượng méo tại giao điểm của tín hiệu. Trên băng từ có các vết từ, do đó khi băng từ lướt đều qua khe hở của đầu từ phát (play/head, P/H) thỡ ở cuộn dõy cuốn trờn lừi từ sẽ phỏt ra điện ỏp tớn hiệu (từ thụng qua cuộn dây thay đổi sẽ làm phát sinh ra điện áp cảm ứng theo định luật Faraday).
Do tín hiệu lấy ra không đồng đều, tín hiệu thường có biên độ yếu ở tần số thấp và ở vùng tần số cao thì biên độ cũng rất cao, điều này gây ra cảm giác chói tai, để khắc phục được hiện tượng này, nhà thiết kế dùng tầng khuếch đại có đường hồi tiếp để làm phẳng đường cong biên tần (quen gọi là khuếch đại Equalizer hay Equalizer Amplifier). Khi băng từ đã được ghi (từ hóa lớp từ tính bởi dòng âm tần cần ghi) đi qua khe từ, từ thông từ băng từ cảm ứng lên cuộn dây đầu phát sức điện động cảm ứng, điện áp tín hiệu này được khuếch đại nhiều lần và chuyển đến loa tái tạo âm thanh ban đầu. Để thực hiện yêu cầu giảm vận tốc mâm băng khi băng được quấn đầy chuyển động quay truyền đến mâm quấn băng nhờ 1 lớp nỉ đệm khi cuộn băng gần đầy, sức nặng sẽ tăng lên, sưc nặng này đè lên lớp đệm làm 1 phần chuyển động quay bị trượt, số vòng quay của mâm bánh xe bị giảm.
Tiếp đó giảm phân cực base T16, T16 dẫn yếu đi, RCE tăng, tăng điện áp sụt qua T16, làm giảm điện áp (-VCC) cấp cho tầng đầu bộ dao động, dòng dao động chạy qua phần ứng yếu, giảm lực đẩy (moment quay) làm động cơ quay chậm lại. Mạch điện của bộ tạo sóng siêu âm tuy đơn giản nhưng hiện tượng vật lý xảy ra trong quá trình xóa từ dư ở băng từ cũng như sử dụng dòng từ biến thiên để sử méo dạng đặc tuyến động của đường từ hóa ở băng từ. Qúa trình xóa có thể thực hiện bằng 2 cách: là dùng dòng một chiều bão hòa do đầu từ làm bằng nam châm vĩnh cửu có từ xóa đủ mạnh được dùng trong các máy cassette có dải tần âm thanh hẹp, cách thứ hai là dùng dòng siêu âm.
Nếu tần số mạch vòng cộng hưởng đúng bằng tần số xóa thì điện áp trên đầu xóa sẽ thay đổi nhiều, khi thay thế đầu xóa trong quá trình khai thác do có sự khác nhau về điện cảm và điện trở của đầu từ.
Để tín hiệu trung tần có băng sóng cố định (460 khz + 5 khz) thì tần số của bộ dao động nội phải được thay thế tương ứng theo của tín hiệu tần số đầu vào, làm sao để hiệu giữa chúng cho ta tín hiệu trung tần. Còn để có độ chống nhiễu cao, cũng như để ổn định mức tín hiệu ở đầu ra người ta thường dùng mạch tự động điều chỉnh tín hiệu AGC (Automatic Gain Control) để thay đổi hệ khuếch đại trung tần tương ứng với sự thay đổi tín hiệu ta tương đối ổn định. Tín hiệu này được khuếch đại bởi FM IF, rồi IF vào mạch hạn biên (Limiter); chân (10) có mạch cộng hưởng L//C xác định ta f0 cho tầng tách sóng AM/FM, tín hiệu vào mạch làm câm tầng Mixer của AM và sau đó là tầng tách sóng trực pha (Quad Det).
Song song với hai loa là hai mạch bảo vệ gồm tụ C9 nồi tiếp với R1, tụ C10 nối tiếp với R2, khi tín hiệu phá rối cao phá âm thanh thì nó sẽ được nạp vào tụ qua điện trở xuống mass giữ cho loa không bị đánh thủng.
Thực tế cho thấy hư hỏng ở máy cassette phần lớn là hư hỏng ở phần cơ cấu truyền động băng, còn phần mạch điện tử làm việc ổn định và chúng được lắp ráp trên những board mạch riêng cho mỗi khối chức năng. Lưu ý rằng để đo, kiểm tra, sửa chữa ở mạch điện tử dùng IC, ta cần xác định trước nhất các điện cực mass (GND), Vcc (nguồn cung cấp điện áp một chiều), ngã vào của tín hiệu (IN), ngã ra của tín hiệu (OUT); điện áp đo được ở các điện cực của IC so với trị số điện áp đã ghi trên sơ đồ (giới hạn sai khác trong khỏang 20%). Nên đo cường độ dòng điện làm việc của mạch máy, nếu phát hiện không có dòng điện làm việc mà điện áp nguồn tốt, thì kiểm tra dây dẫn điện, mối nối không tiếp xúc tốt; ngược lại, cường độ dòng điện làm việc tăng mạnh, nên kiểm tra lại động cơ hoặc mạch máy đã bị nối tắt.
Ngòai mạch khuếch đại công suất dùng IC trong mô hình, ta có thể gắn thêm các mạch cổ điển khuếch đại công suất dùng transistor hoặc các mạch công suất dùng OP-AMP.
Do đó, về nguyên tắc máy thu được tín hiệu của đài phát ở dải tần số nói trên..61.