MỤC LỤC
Định kỳ (3, 5 hay 10 ngày một lần) kế toán xuống kho kiểm tra, nhận các chứng từ nhập, xuất kho (kèm theo “Phiếu giao nhận chứng từ”), sau đó dựa vào số lượng nhập, xuất của từng danh điểm NVL được tổng hợp từ các chứng từ nhập, xuất và giá hạch toán để trị giá thành tiền NVL nhập, xuất rồi ghi vào “Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn” (bảng này được mở theo từng kho). Khi nhận được thẻ kho từ thủ kho, kế toán đối chiếu tổng lượng nhập, xuất của từng thẻ kho với “Sổ luân chuyển NVL”, đồng thời từ “Sổ đối chiếu luân chuyển NVL” lập “Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho NVL” để đối chiếu với kế toán tổng hợp về NVL.
Công việc ghi sổ bị dồn vào cuối kỳ, trong trường hợp số lượng chứng từ nhập, xuất của từng danh điểm NVL khá nhiều thì công việc kiểm tra, đối chiếu sẽ gặp nhiều khó khăn, hơn nữa làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các khâu kế toán khác. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 2 - Hàng tồn kho, cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá (DPGG) hàng tồn kho.
Theo phương pháp này, kế toán cũng không phải lập Bảng cân đối số phát sinh vì việc kiểm tra số liệu trước khi lập Báo cáo kế toán có thể căn cứ vào dòng tổng cộng cuối kỳ trên NKCT. - Áp dụng: Thích hợp cho các DN có quy mô lớn, thuận tiện cho phân công lao động kế toán, nhưng thường ghi sổ kế toán bằng tay, không thuận tiện cho cơ giới hóa tính toán.
Nếu dự trữ NVL quá nhiều sẽ gây tốn kém về chi phí, ứ đọng vốn, ngược lại nếu dự trữ quá ít có thể làm sản xuất bị gián đoạn, ngừng trệ, cả hai trường hợp trên đều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hệ số quay kho của NVL càng lớn (thời gian 1 vòng quay càng nhỏ), hiệu quả sử dụng NVL càng cao, và ngược lại, nếu hệ số quay kho NVL nhỏ (thời gian 1 vòng quay lớn) chứng tỏ NVL đã được dự trữ không hợp lý, tồn đọng nhiều, làm giảm tốc độ luân chuyển của vốn kinh doanh.
Các xí nghiệp sản xuất của Công ty hoạt động trên cơ sở bán độc lập, tức là các chi nhánh này vừa tiến hành thi công những công trình do Công ty giao, vừa tự tìm kiếm thị trường hoạt động cho mình, hạch toán lỗ lãi riêng cho từng xí nghiệp nhưng trên mỗi công trình Công ty thu % trên lợi nhuận trước thuế và chi phí quản lí chung. Chế độ lãnh đạo và quản lí trong công ty thống nhất là chế độ lãnh đạo một thủ trưởng, lãnh đạo theo cơ cấu trực tiếp tham mưu, nghĩa là các phòng ban chỉ có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc công ty về các vấn đề liên quan đến chức năng và nhiệm vụ của mình và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Kế toán tại Công ty tập hợp chứng từ phát sinh ở các phòng ban, các xí nghiệp trực thuộc Công ty và các bộ phận có liên quan để ghi chép vào sổ kế toán cần thiết, sau đó chuyển cho bộ phận kế toán liên quan hạch toán, vào các sổ chi tiết, sổ tổng hợp và lập báo cáo tài chính.
Trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán thống nhất được ban hành theo quyết định sô 1141- TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính và một số văn bản mới ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung hệ thống tài khoản, Công ty sử dụng một hệ thống tài khoản cần thiết cho một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, đồng thời Công ty đã chi tiết tài khoản để đảm bảo chi tiết từng đối tượng cung cấp thông tin một cách chính xác, thuận tiện.
Trong các loại NVL, NVL dùng để sản xuất sản phẩm nhựa có giá trị lớn, nhưng dễ cháy và biến chất, do đó Công ty rất chú ý đến việc bảo quản vật liệu, bên cạnh việc xây dựng hệ thống kho bãi đủ tiêu chuẩn, Công ty còn chú trọng nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân viên công tác tại kho trong việc bảo quản tài sản chung của Công ty. - Vật liệu phụ: Là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, được sử dụng kết hợp với NVL chính nhằm góp phần nâng cao tính năng, chất lượng, mẫu mã sản phẩm hoặc được sử dụng để bảo đảm công cụ lao động hoạt động bình thường, bao gồm: Dung môi, bột màu, mực in, nước rửa, keo dán. Để bảo đảm thuận tiện, tránh nhầm lẫn cho công tác quản lý và hạch toán về số lượng và giá trị đối với từng thứ NVL, trên cơ sở phân loại theo vai trò và công dụng của NVL, Công ty tiếp tục chi tiết và hình thành nên “Danh mục nhóm vật tư” trong phần hành “Kế toán vật tư” của chương trình kế toán máy.
Hiện nay vật liệu của Công ty được bảo quản ở ba kho chính là kho Nhà máy vật liệu viễn thông 1(kho NMVLVT1) bảo quản những vật tư dùng cho sản xuất cáp viễn thông, kho NVL công ty bảo quản những vật tư dùng cho sản xuất sản phẩm nhựa và kho phân xưởng 2 (kho PX2) là kho vật tư đặt tại chi nhánh của Công ty trong miền Nam. Ở phòng kế toán: Kế toán vật tư căn cứ vào các chứng từ nhập kho (Hóa đơn GTGT, Bảng tính giá NVL nhập kho, Biên bản giao nhận hàng), chứng từ xuất kho (Phiếu cấp vật tư, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ..), và sử dụng chương trình kế toán máy để nhập số liệu vào các Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho. Công ty áp dụng kế toán máy trong công tác hạch toán, nên khi phát sinh nghiệp vụ nhập, xuất kho NVL nào đó, trước hết kế toán phải khai báo NVL đó trong danh mục hàng hóa, vật tư, khai báo mã vật tư, mã kho..Việc mã hóa vật tư để khi kế toán nhập số liệu vào máy, chương trình kế toán máy sẽ xử lí những số liệu đó, tính toán, kết chuyển, tổng hợp số liệu sang các sổ sách liên quan.
Nhận thức rừ rằng hiệu quả quản lý NVL cú ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động, Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp để thực hiện tốt công tác quản lý NVL, từ khâu thu mua, dự trữ, bảo quản và sử dụng. - Khâu thu mua: Công tác thu mua được giao cho Trung tâm thương mại, với đội ngũ cán bộ năng động, nắm bắt kịp thời giá cả thị trường, tìm được nguồn thu mua nhanh chóng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc xuất vật tư được thực hiện hàng tháng, căn cứ vào yêu cầu cấp vật tư của Nhà máy và tình hình sản xuất thực tế nên đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, tránh được tình trạng hao hụt, lãng phí NVL.
Mặc dù tổng chi phí NVL tăng về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng chi phí NVL trong tổng chi phí giá thành đã giảm, đó là do năm 2005 Công ty đã ban hành chính thức định mức tiêu hao vật tư cho SPCN nên đã sử dụng tiết kiệm NVL trong sản xuất.
Công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song, phương pháp kế toán được áp dụng nhất quán trong niên độ kế toán, đáp ứng yờu cầu theo dừi thường xuyờn, liờn tục tỡnh hỡnh biến động của NVL. Thứ nhất, về tính giá NVL: Với hàng mua trong nước, Công ty tính giá NVL nhập kho là giá hóa đơn (chưa có thuế GTGT), phần chi phí khoán cho Trung tâm thương mại được hạch toán vào chi phí sản xuất chung trong kì, còn với NVL nhập khẩu thì phần chi phí này lại được tính vào giá thực tế NVL nhập kho. - Khâu thu mua: Trong khâu cung cấp NVL, ngoài những bạn hàng lâu năm, Công ty nên mở rộng quy mô ra cả những bạn hàng gần, có khả năng cung cấp NVL thường xuyên cho Công ty để trở thành những đối tác tín nhiệm, điều này sẽ đảm bảo có lợi cho Công ty trong tiết kiệm chi phí vận chuyển, và thanh toán chiếm dụng vốn.
Bên cạnh đó cần phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ kỹ thuật và tay nghề công nhân, có biện pháp cập nhật kiến thức, thông tin khoa học - kỹ thuật cho cán bộ CNV thông qua hội thảo, tham quan, học tập..Mặt khác, hiện nay Công ty đang huy động các nguồn vốn đầu tư thông qua hợp tác với các tổ chức kinh tế khác.