MỤC LỤC
Rừ ràng để cú thể tồn tại và vươn lên thì các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bởi vì nếu hoạt động kinh doanh không có kế hoạch và mục tiêu rừ ràng thỡ cỏc doanh nghiệp khụng thể lường trước được những biến cố cú thể xảy ra trong một môi trường đầy biến động như hiện nay. Các doanh nghiệp phải xem xét đến tiềm năng chính yếu của đối thủ cạnh tranh, các ưu, nhược điểm của họ trong các lĩnh vực hoạt động: các loại sản phẩm, hệ thống phân phối, marketing và bán hàng, các hoạt động tác nghiệp/ sản xuất, nghiên cứu và thiết kế công nghệ, giá thành sản phẩm, tiềm lực tài chính, tổ chức, năng lực quản lý, nguồn lực, quan hệ xã hội. Sau khi lập xong các kế hoạch tiếp thị, sản xuất, trong kế hoạch nhân sự sẽ thiết lập danh sách tổng hợp nguồn nhân sự cần thiết từ các bộ phận, dự kiến mức lương cho từng vị trí và ước tính tổng chi phí tiền lương cho toàn doanh nghiệp để làm cơ sở cho các tính toán tài chính.
Mặt khác, năm 2007 xí nghiệp được chuyển đổi sang hình thức cổ phần, có sự thay đổi nhân sự mới, sự cân đối trong việc hạch toán các khoản chi phí chưa được hợp lý có nhiều khoản chi phí đáng lý phải được hạch toán để tính giá thành sản phẩm thì lại phải kết chuyển sang chi phí bán hàng. Năm 2006 xí nghiệp vẫn còn là thành viên của tổng công ty lương thực miền Nam, nên được phân bổ chỉ tiêu xuất khẩu theo hợp đồng do chính phủ ký kết, và có nhiều hợp đồng thương mại với số lượng nhiều, tình hình lương thực ổn định, kinh doanh lương thực thuận lợi. Mặt khác do tình hình khủng hoảng tài chính tín dụng buộc các ngân hàng thắt chặt tín dụng và tăng lãi suất cho vay làm cho xí nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn kinh doanh để đẩy mạnh hoạt động thu mua bởi nguồn vốn hoạt động của xí nghiệp chủ yếu được tạm ứng từ nguồn vốn đi vay của công ty.
Từ việc phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và thực trạng mua bán ở xí nghiệp qua 3 năm cho thấy việc kinh doanh của xí nghiệp tuy có giảm về mặt khối lượng sản phẩm tiêu thụ nhưng tình hình hoạt động kinh doanh đang từng bước đi vào ổn định và có hiệu quả, điều đó được thể hiện ở mức lợi nhuận trong năm 2008. Hiện nay, thị trường thế giới có nhu cầu lớn về lúa gạo, giá lúa gạo tăng thì lại giãn tiến độ giao hàng, ngưng ký hợp đồng xuất khẩu đã ảnh hưởng trực tiếp đến xí nghiệp, làm cho xí nghiệp bỏ qua cơ hội kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận bởi ít có nhà nhập khẩu nào chấp nhận đặt bút ký hợp đồng trong thời điểm này nhưng sau tháng 7 mới giao hàng vì sợ rủi ro. Tại cuộc họp gần đây với các bộ Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để bàn giải pháp kích cầu lúa gạo, tháo gỡ khó khăn cho cả nông dân lẫn doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đề nghị các bộ cùng kiến nghị Chính phủ sửa đổi quy chế điều hành xuất khẩu gạo theo hướng Nhà nước chỉ quy định tổng lượng lúa gạo xuất khẩu tối đa cho từng thời điểm trong năm và bãi bỏ cơ chế Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân phối chỉ tiêu, hạn ngạch cho từng doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo.
Trên địa bàn tỉnh gần khu vực kinh doanh của xí nghiệp có xí nghiệp lương thực Cổ Chiên, xí nghiệp lương thực Cái Cam là hai xí nghiệp trực thuộc công ty xuất nhập khẩu Vĩnh Long, chi nhánh công ty cổ phần lương thực thực phẩm miền Nam chuyên kinh doanh, chế biến mặt hàng gạo xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Chưa chủ động được nguồn gạo nguyên liệu để cung cấp cho sản xuất bởi các nhà cung cấp gạo nguyên liệu cho xí nghiệp chủ yếu là các thương lái kinh doanh cá thể, buôn chuyến, cung cấp hàng không ổn định, gạo bị pha tạp nhiều làm giảm chất lượng, giảm tính cạnh tranh. Với kho bãi dự trữ gần 6.000 tấn gạo thành phẩm, hai hệ thống dây chuyền dây chuyền xát và đánh bóng gạo đạt năng suất 8 tấn/giờ, 1 dây chuyền đấu trộn gạo trắng năng suất 20 tấn/giờ, 1 hệ thống silo chứa gạo thành phẩm với năng suất 100 tấn/giờ, một hệ thống sấy gạo liên tục 20 tấn/giờ, năng lực chế biến trên 30.000 tấn/năm xí nghiệp có đủ khả năng cung ứng cho xuất khẩu và thị trường nội địa theo chỉ tiêu phân bổ của công ty.
Hai quý đầu năm 2008 xí nghiệp tiêu thụ hơn 5.000 tấn gạo thành phẩm mặc dù thị trường tại thời điểm đó biến động rất mạnh về giá cả, trong năm 2009 tình hình giá cả ổn định và lượng gạo xuất khẩu cho hai quý đầu năm cũng cao hơn so với năm 2008 nên việc tiêu thụ 7.500 tấn gạo theo kế hoạch công ty phân bổ có thể đạt được. Còn hai quý cuối năm việc tiêu thụ sẽ cao hơn bởi hiện tại ít có nhà nhập khẩu nào chịu ký hợp đồng đến tháng 7 giao hàng vì sợ rủi ro, cũng vào khoản thời gian đó việc đàm phán hợp đồng xuất khẩu sang Châu Phi cũng được hoàn thành càng thuận lợi cho xí nghiệp trong việc xuất khẩu bởi đây là thị trường truyền thống và đầy tiềm năng lâu nay của xí nghiệp. Với sự đầu tư 9 tỷ của công ty cho nhà máy sản xuất bao bì, xí nghiệp sẽ liên hệ đặt vỏ bao gạo với nhiều chủng loại: vỏ bao 50kg, 25kg có chất lượng và hình thức mẫu mã đẹp với giá ưu đãi hơn thị trường bên ngoài vừa tiết kiệm một khoản chi phí cho bao bì vừa làm phong phú sản phẩm, giảm đi một phần chi phí bán hàng.
Kết quả công tác lập kế hoạch kinh doanh cho mặt hàng gạo năm 2009 được tổng hợp trên bảng cân đối kế toán với sự tăng giảm của các khoản phải thu, phải trả, khấu hao, hàng tồn kho, lợi nhuận đã làm thay đổi tình hình tài sản, nguồn vốn so với năm 2008. Thực hiện quản lý quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 đã thiết lập, tuân thủ nghiêm ngặt các qui trình kiểm soát đầy đủ đến từng công đoạn từ nguyên liệu đến bán thành phẩm và thành phẩm qua từng thiết bị để xác định kịp thời và xử lý các sản phẩm không phù hợp, phòng ngừa những sản phẩm sản xuất không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu, tránh trường hợp phải tái chế lại làm tăng giá thành và ảnh hưởng đến thời gian giao hàng. Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp, tăng cường công tác bảo trì thiết bị sản xuất, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về sử dụng điện trong sản xuất, nghiệp vụ vận hành máy lau bóng gạo cho công nhân trực tiếp sản xuất để không ngừng nâng cao tỷ lệ thu hồi trong gia công chế biến và đáp ứng cho nhu cầu chế biến gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ngày càng cao.
Qua quá trình tìm hiểu lĩnh vực kinh doanh lương thực ở xí nghiệp, thiết nghĩ để nâng cao hơn nữa giá trị hạt gạo xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xí nghiệp nói riêng cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho chất lượng gạo, chẳng những ở khâu chế biến mà cần đầu tư ngay từ khâu chọn giống gieo trồng cho đến khi thành thành phẩm và tiêu thụ được trên thị trường.